Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 50 - 53)

Cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nơng thôn là một nội dung quan trọng, không thể thiếu trong việc triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn tại tỉnh Cao Bằng. Vì vậy, ngay từ khi xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát, cần phân bổ kinh phí thực hiện để triển khai thực hiện tốt cơng tác kiểm tra giám sát thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn. Nhằm phát hiện những hạn chế, những ách tắc để xử lý kịp thời, qua đó để các chính sách đi vào cuộc sống và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

Ủy ban nhân dân tỉnh cần tăng cường chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các Phòng Lao động, Thương binh xã hội cấp huyện, thành phố thực hiện tốt cơng tác kiểm tra giám sát, các chính sách hỗ trợ cho đối tượng lao động nông thôn bảo đảm thực hiện đúng quy định, kịp thời, cơng khai và minh bạch.

Hình thành tổ chức thanh tra đào tạo trong các trường Trung cấp nghề, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Nâng cao trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nghề trong công tác tự thanh tra, kiểm tra. Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và xây dựng đội ngũ cộng tác viên thanh tra ở cơ sở.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các Sở, ngành, địa phương và cơ sở để đảm bảo các hoạt động đào tạo nghề được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Tiểu kết chương

Trong chương 3 đề tài đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu của tỉnh Cao Bằng về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Đồng thời đề xuất 07 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới:

Thứ nhất, rà soát, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề cho thanh niên. Trong đó tập trung phát hiện những bất cập của văn bản, hoặc các quy định chồng chéo, không rõ ràng giữa các văn bản làm cho các địa phương trong tỉnh không xác định rõ nhiệm vụ triển khai thực hiện.

Thứ hai, tăng cường cơng tác tun truyền, thơng tin về chính sách đào tạo nghề; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong cơng tác triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn.

Thứ ba, làm tốt công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, bổ sung kịp thời danh mục nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu.

Thứ tư, thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và cả nước đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cho thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Thứ năm, thực hiện tốt công tác liên kết, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngồi tỉnh nhằm đa dạng hóa các hình thức và nội dung đào tạo nghề

Thứ sáu, lồng ghép các chương trình, đề án, dự án... của Trung ương và địa phương với các nguồn lực trong xã hội để tham gia vào việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn.

Thứ bảy, thực hiện tốt cơng tác kiểm tra giám sát thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn, trong đó chú trọng bổ sung kinh phí và bố trí nguồn lực để đảm bảo cơng tác kiểm tra giám sát.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần giúp tỉnh Cao Bằng khắc phục được những hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trong giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN

Đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nơng thôn tại tỉnh Cao Bằng” đã nghiên cứu một cách hệ thống về việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn hy vọng sẽ có những đóng góp quan trọng góp phần hồn thiện việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đồng thời thúc đẩy nâng cao cơng tác thực hiện chính sách trong thời gian tới đáp ứng các mục tiêu, u cầu của chính sách trong tình hình mới.

Để việc thực hiện chính sách đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày càng phát huy hiệu quả hơn nữa, đề tài đã đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách đào tạo nghề. Kết quả nghiên cứu của mỗi chương bám sát các mục tiêu cụ thể của luận văn.

Trong chương 1, đề tài đã đưa ra lý luận chung về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên và nội dung thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, đồng thời nêu lên những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

Tại chương 2, đề tài đã phân tích thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020. Thông qua nghiên cứu thực trạng tại địa phương, đề tài đã chỉ ra những kết quả và hạn chế của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Trong khuôn khổ chương 3, căn cứ trên thực tiễn những quan điểm của cấp ủy, chính quyền tỉnh Cao Bằng về việc đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trong thời gian tới. Những giảipháp này được xây dựng bám sát và tương ứng nhằm khắc phục những hạn chế của các bước trong q trình thực hiện chính sách đào tạo nghề.

Thơng qua việc đề xuất các nhóm giải pháp, luận văn hy vọng sẽ là nguồn tài liệu để cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tham khảo, từ đó ban hành những chính sách mới phù hợp, với định hướng linh hoạt và các giải pháp thực tế nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại địa phương, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Cao Bằng trong tương lai./.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w