Thực trạng phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đàotạo nghề cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 29 - 30)

niên nơng thơn

Cơng tác tun truyền phổ biến chính sách có vai trị rất quan trọng trong q trình thực hiện chính sách, để chính sách đào tạo nghề cho lao động nói chung và chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói riêng được triển khai rộng rãi trong đời sống xã hội, từng bước để chính sách đi vào cuộc sống, tỉnh Cao Bằng rất chú trọng công tác tuyên truyền. Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã chỉ đạo Ban chỉ đạo các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện Đề án 1956.

Các cơ quan truyền thông của tỉnh (Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh) mở các chuyên trang, chuyên mục về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với chính quyềncấp huyện, xã thực hiện cơng tác tun truyền, tư vấn, khảo sát đối tượng, nhu cầu học nghề trước khi tuyển sinh, đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng, đúng nghề theo nhu cầu đào tạo của người lao động, hỗ trợ người học nghề, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về đào tạo nghề và việc làm.

Hình thức tuyên truyền, phổ biến: Tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề vào thời gian thực hiện công tác tuyển sinh học nghề, các buổi khai giảng, bế giảng các lớp học nghề. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện tổ chức lồng ghép tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao động trong các buổi hội nghị, hội thảo, hội chợ việc làm tại các huyện, xã, các buổi họp thơn xóm.

Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, thơng tin thị trường lao động, chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, toàn tỉnh đã tổ chức trên 100 buổi tuyên truyền, thu hút sự tham gia của trên 7.600 lao động. Cơng tác thơng tin tun truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trị cơng tác đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn; thay đổi nhận thức của lao động nông thôn trên

địa bàn tỉnh, thơng qua học nghề góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa nơng nghiệp gắn với chuỗi giá trị, chuyển đổi tập quán canh tác từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng, có thị trường đầu ra ổn định.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w