Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 35 - 38)

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nâng cao thu nhập người lao động, góp một phần quan trọng vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế

chức và lao động nông thôn tỉnh Cao Bằng ngày càng được nâng lên; Hầu hết người lao động sau học nghề đã chủ động tạo thêm việc làm, mạnh dạn ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn ni, canh tác, sản xuất… Một số mơ hình đào tạo nghề cho thanh niên nơng thôn hiệu quả như: Nghề sửa chữa máy nông nghiệp, trồng và chăm sóc qt, chăn ni và phịng trị bệnh cho lợn, trồng thuốc lá, trồng mía xuất khẩu, chăn ni dê, trồng rau an tồn, trồng dâu ni tằm, trồng và sơ chế gừng, nghệ… đã tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống người dân, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, thúc đẩy tiến trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Về mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

Giai đoạn 2010 -2015 tồn tỉnh có 28 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đến nay có 15 cơ sở: 02 trường Trung cấp, 12 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm dạy nghề tư thục và 03 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo trên 50 ngành nghề như: Sửa chữa điện dân dụng; sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa và lắp ráp linh kiện điện tử, công nghệ ô tô, xây dựng dân dụng, hàn, vận hành máy thi công nền, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thú y, dược, điều dưỡng, y tá thơn bản...

Trong q trình thực hiện Đề án 1956 đã hình thành một số mơ hình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, hiện đang áp dụng triển khai, cụ thể là: mơ hình trồng và chăm sóc qt (01 lớp tại xã Kim Đồng, huyện Thạch An); mơ hình chăn ni và phịng, trị bệnh cho lợn (01 lớp tại xã Kim Đồng, huyện Thạch An); mơ hình trồng mía xuất khẩu sang Trung Quốc (02 lớp tại xã Thái Đức và Cơ Ngân - huyện Hạ Lang); mơ hình chăn ni Dê (01 lớp tại xã Minh Tâm, huyện Ngun Bình); mơ hình trồng và sơ chế gừng nghệ (01 lớp tại xã Cải Viên, huyện Hà Quảng); Nghề Hàn (01 lớp tại thành phố Cao Bằng).

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giảm so với giai đoạn 2010-2015 do tỉnh thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ 13 huyện, thành phố giảm còn 10 huyện, thành phố; một số cơ sở tham gia hoạt động GDNN giảm do không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Cơng tác bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề, chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú, gắn với nhu cầu người học và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp; cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề và cán bộ, công chức cấp xã được quan tâm. Công tác kiểm, tra giám sát việc thực hiện Đề án được chỉ đạo thực hiện theo định kỳ hằng năm và theo kế hoạch; thông qua việc kiểm tra giám sát các sở, ngành, các huyện, thành phố đã kịp thời nắm bắt chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn vướng mắc từ cơ sở, giải quyết tốt những tâm tư, nguyện vọng của người học để chỉ đạo, thực hiện hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm.

Chương trình, giáo trình đào tạo nghề các cấp được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh quan tâm, thường xuyên xây dựng, biên soạn, cập nhật, bổ sung kiến thức công nghệ mới cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của người học, đưa vào sử dụng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Về thực hiện mục tiêu của đề án:

Giai đoạn 2016-2019, tồn tỉnh đào tạo nghề được 23.997 người, trong đó số lao động nơng thơn được hỗ trợ đào tạo nghề theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 5.250 người (nông nghiệp: 4.153 người; phi nông nghiệp 1.097 người). Dự kiến năm 2020, đào tạo nghề được

5.500 người, trong đó, số lao động nơng thơn được hỗ trợ đào tạo nghề theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 1.300 người, đạt 73,7% mục tiêu đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 ước đạt 33%.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được 6.051 lượt người. Dự kiến năm 2020 được 1.200 lượt người, đạt 66,3% mục tiêu đề ra.

Tình hình thực hiện các chính sách của Đề án: Tỉnh triển khai thực hiện tốt các chính sách đối

với người học, đối với giáo viên, giảng viên, đối với cơ sở đào tạo nghề, trong đó đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành trên cơ sở văn bản của Trung ương, của tỉnh kịp thời tham mưu, xây dựng văn bản tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, đảm bảo quy định; giáo viên xuống các thôn bản được hỗ trợ tiền phụ cấp lưu động.

Chính sách đối với người học:

Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người học theo quy định, cụ thể:

Giai đoạn 2016-2020: quy định mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại cho đối tượng ở xa địa điểm đàotạo từ 15 km trở lên là 200.000 đồng/người/khóa học. Riêng đối với người khuyết tật mức hỗ trợ 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên (quy định tại Quyết định 348/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành danh mục nghề đào tạo và mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên; Quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 21/5/2018; Quyết định 1687/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 về việc ban hành bổ sung danh mục nghề đào tạo và mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên; Quyết định 1112/QĐ- UBND ngày 30/6/2020 về việc ban hành danh mục nghề đào tạo và mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên thay thế các Quyết định ban hành, bổ sung danh mục nghề đào tạo và mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng).

Chính sách đối với giáo viên:

Việc thực hiện chính sách đối với giảng viên, giáo viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đảm bảo kịp thời, theo quy định. Giáo viên cơ hữu tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn thường xuyên phải xuống thơn, bản thuộc vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn để

dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2% so với mức lương tối thiểu chung; đối với giáo viên hợp đồng, tùy vào nghề đào tạo và thời gian đào tạo được hưởng lương theo quy định tại quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành danh mục nghề và định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên được các đơn vị, địa phương chú trọng thực hiện tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, phương pháp giáo dục mới.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w