Thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng và cả nước đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cho thị trường lao

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 47 - 49)

động trong nước và xuất khẩu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô, nâng cao năng lực của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo các nghề mũi nhọn của tỉnh.

Đẩy mạnh cơng tác sắp xếp, kiện tồn tổ chức bộ máy của hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, tập trung; tăng cường trang bị các cơ sở vật chất theo yêu cầu giảng dạy; tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho các đối tượng lao động nơng thơn với quy mơ, hình thức đào tạo phù hợp, linh hoạt; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Đặt quy hoạch phát triển đào tạo nghề trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của vùng. Tăng cường công tác dự báo về diễn biến nguồn nhân lực và nhu cầu nhân lực. Có chính sách điều tiết quy mơ vàcơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối và lãng phí trong đào tạo. Gắn đào tạo với giải quyết việc làm sau đào tạo.

Hồn thành việc rà sốt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về dịch vụ đào tạo nghề trên địa bàn.Trường nghề chất lượng cao được phân bố tập trung ở các vùng kinh tế động lực. Hình thành trung tâm đào tạo nghề của các vùng. Ưu tiên thành lập mới cơ sở đào tạo nghề ngồi cơng lập, khuyến khích hợp tác và thành lập cơ sở đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngồi. Kiên quyết giải thể các cơ sở không đủ điều kiện, không đảm bảo chất lượng. Việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo nghề phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế của phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành, nghề phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề theo cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu vùng, đồng thời góp phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm với các mục tiêu chỉ tiêu gắn với mục tiêu chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề 5 năm và nội dung gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học theo các cấp trình độ cho Trường trung cấp nghề Cao Bằng. Trú trọng đầu tư trang thiết bị đào tạo các nghề trọng điểm đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phê duyệt và các nghề mà thị trường có nhu cầu, cụ thể như: Làm Nhà màng, nhà lưới phục vụ cho nghề Trồng trọt (nông nghiệp thông minh); làm nhà xưởng đào tạo theo tiêu chuẩn 3S và Xưởng sơn xe theotiêu chuẩn 3S (nghề Công nghệ ô tô); xây nhà thực hành cho nghề Du lịch, khách sạn và nghề chăn nuôi thú y; xây nhà lạnh bảo quản nơng sản; mua sắm thiết bị, máy móc cho nghề trồng trọt, khuyến nông lâm, hàn, công nghệ ô tô, vận hành máy thi công nền.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện để đáp ứng các điều kiện đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn.

Tiếp tục củng cố kiện tồn đội ngũ giáo viên dạy nghề, chú trọng phát triển số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu của từng ngành, nghề đào tạo; đảm bảo mỗi Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có giáo viên cơ hữu đủ điều kiện hoạt động theo quy định; quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề để phù hợp với nhu cầu đào tạo của thị trường và các ngành nghề mũi nhọn của tỉnh.

sửa chương trình, giáo trình đào tạo: Đổi mới và phát triển nội dung chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề cho lao động theo yêu cầu về ngành nghề, về quy trình, cơng nghệ, về trình độ, chất lượng lao động sau đào tạo... của thị trường lao động và phù hợp với đối tượng đào tạo; thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, biên soạn lại chương trình đào tạo xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; Tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, hội thi tay nghề, hội thi thiết bị tự làm… các cấp và tham gia các cuộc thi tồn quốc; Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn...

3.2.5. Thực hiện tốt công tác liên kết, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnhnhằm đa dạng hóa các hình thức và nội dung đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w