quyền, các hội đoàn thể và toàn thể nhân dân phối hợp triển khai thực hiện tốt. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chia thành 02 giai đoạn: Giai đoạn 1: 2011 – 2015; Giai đoạn 2: 2016 – 2020 với các mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2011- 2015
- Đào tạo nghề cho 32.000 người, trong đó cao đẳng nghề 400 người; trung cấp nghề 5.600 người; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng 26.000 người. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 6.400 người.
- Số lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí học nghề (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách 1956 là 20.000 người. Bình quân mỗi năm hỗ trợ cho 4.000 người, trong đó học nghề nơng nghiệp: 1.600 người; học nghề phi nông nghiệp: 2.400 người.
- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng
6.140 lượt cán bộ, công chức xã.
-Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 23% vào năm 2015. *Giai đoạn 2016 - 2020
-Đào tạo nghề cho 40.000 người, trong đó: cao đẳng nghề 2.000 người; trung cấp nghề 8.000 người; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng 30.000 người. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 8.000 người.
-Số lao động nơng thơn được hỗ trợ chi phí học nghề (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách 1956 là 25.000 người. Bình qn mỗi năm hỗ trợ cho 5.000 người, trong đó học nghề nơng nghiệp: 1.800 người; học nghề phi nông nghiệp: 3.600 người.
-Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng
9.126 lượt cán bộ, công chức xã.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề luỹ kế đến năm 2020 đạt 40%.
Hằng năm, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 các cấp tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm làm tốt công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 1956 theo chức năng, nhiệm vụ; chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền nội dung chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thôn, thanh niên nông thôn; ban hành các văn bản đôn đốc các thành viên, các cơ quan, đơn vị các cấp, định hướng ngành nghề đào tạo cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương; thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề tại các trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi để học viên tham gia học tập và thực hành.
1956 trên địa bàn tỉnh góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững; chất lượng lao động nông thôn được cải thiện, công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn góp phần chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, đối tượng chính sách...; nhiều lao động có việc làm mới hoặc duy trì nghề cũ nhưng đã biết vận dụng kiến thức, kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các mơ hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao; đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, năng lực, kỹ năng hành chính. Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.