Từ nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nơng thôn theo đề án 1956 cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn cịn bộc lộ những hạn chế sau:
Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với thanh niên nông thôn chưa thực sự hiệu quả; nội dung, phương thức tuyên truyền còn chung chung, chưa phù hợp. Việc truyền tải các
thông tin tuyên truyền trên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình có lúc, có nơi chưa liên tục, thường xun. Bên cạnh đó một số thanh niên cịn thờ ơ, ngại tham gia học nghề, ngại đi làm xa nhà (một số thanh niên dân tộc thiểu số tại các huyện Bảo Lâm, Ngun Bình do nhận thức cịn hạn chế, trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước), một số đi học chủ yếu để hưởng chính sách hỗ trợ.
Công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nơng thơn cịn hạn chế;
Số liệu điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề của người dân tại một số xã chưa bảo đảm tính chính xác, chưa phản ánh đầy đủ nhu cầu đào tạo theo cơ cấu lao động thuộc các thành phần kinh tế - xã hội, vì vậy, kế hoạch đào tạo nghề chưa phù hợp với điều kiện thực tế, thanh niên được đào tạo nghề nhưng khơng tìm được việc làm, việc phê duyệt danh mục đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề phù hợp trong thời gian ngắn, cần điều chỉnh phù hợp với giá cả thị trường. Chưa có kế hoạch, dự tốn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên, chưa xây dựng được định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên theo danh mục nghề phù hợp với chương trình, thời gian đào tạo quy định tại thơng tư số 43/2016/TT - BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội ban hành về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ - CP ngày09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.[37].
Công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn cịn thiếu các ngành nghề đào tạo gắn với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, chưa đáp ứng theo yêu cầu của thị trường; kỹ năng nghề nghiệp của lao động nông thơn cịn thấp, sau học nghề, người lao động chủ yếu áp dụng kiến thức để phục vụ kinh tế hộ gia đình với quy mơ nhỏ lẻ; đối với nghề phi nông nghiệp, lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp do thời gian đào tạo ngắn, trình độ thấp và khơng đồng đều; nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình cịn hạn hẹp, chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo nghề của Đề án.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đào tạo nghề chưa thực hiện thường xuyên, liên tục.
Việc kiểm tra giám sát đơi khi cịn mang tính hình thức, đối phó, như một số xã xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát nhưng công tác kiểm tra chưa thực hiện đầy đủ theo kế hoạch. Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra chưa được triệt để và kịp thời.
Công tác thanh, kiểm tra lĩnh vực đào tạo nghề đang chủ yếu tập trung vào thanh kiểm tra về đầu tư cơ sở vật chất, chưa đi sâu vào kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, thực hiện cơ chế chính sách cho người học và cán bộ giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề; chưa đánh giá được đầu ra, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề...