Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 27 - 31)

Trên cơ sở các lý luận được trình bày ở phần trước, đề tài hình thành mơ hình nghiên cứu như sau:

KHANANGVAYCT = β0 + β1 GIOITINHCH + β2 HOCVANCH + β3 THOIGIAN + β4 LSGIAODICH + β5 DTDSX + β6 DIAVIXH +

β7 MUCDICHVAY + β8 KHOANGCACH + β9 DANTOC

(1)

Trước khi đưa ra mơ hình nghiên cứu, chúng ta cần xác định các biến quan sát tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ. Theo các nhà nghiên cứu (như Conning và Udry, 2007; Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh, 2005; Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương, 2011; Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2011;…) việc tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ chịu tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố thuộc về chủ hộ, các yếu tố thuộc về đặc điểm chung của hộ và một số yếu tố ngoại vi.7 Do đó, các yếu tố như: giới tính chủ hộ, trình độ học vấn, thời gian định cư của hộ, lịch sử giao dịch, diện tích đất sản xuất, địa vị hay vị trí của chủ hộ trong xã hội, khoảng cách từ nơi định cư của hộ đến trung tâm huyện, mục đích vay và dân tộc. Các yếu tố này có thể có tác động khác nhau đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Lý do chọn các biến được giải thích như sau:

Giới tính chủ hộ (GIOITINHCH): là giới tính của chủ hộ. Biến này là biến giả. Nếu chủ hộ là nam thì biến này nhận giá trị là 1 và chủ hộ là nữ nhận giá trị 0. Theo nghiên cứu của Lê Khương Ninh (2011) cho thấy ở nông thôn, chủ hộ là nam thường tiếp cận thông tin vay vốn từ các nguồn chính thức nhanh hơn, vì ở phụ nữ thường có học vấn thấp, phần lớn chỉ làm nội trợ và đóng vai trị thứ yếu trong hoạt động sản xuất cũng như trong việc ra quyết định của hộ. Thay vào

đó, chủ hộ là nữ có xu hướng thích vay từ hội phụ nữ hơn vì thủ tục vay đơn giản và không cần phải thế chấp tài sản nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của họ thấp. Do đó, dấu của biến này được kỳ vọng là dương.

Trình độ học vấn (HOCVANCH): Đây là biến học vấn của chủ hộ, nhận

giá trị từ 0 đến 3, trong đó 0 là chủ hộ khơng có đi học (mù chữ), 1 là chủ hộ học cấp một, 2 là chủ hộ có trình độ ở cấp hai, và 3 là chủ hộ có trình độ học vấn đến cấp 3 (trong mẫu khảo sát khơng có trình độ trung cấp và cao đẳng, đại học và sau đại học). Biến số này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ, do chủ hộ có học vấn càng cao sẽ có nhiều hiểu biết cũng như dễ nắm bắt các thơng tin về việc tiếp cận nguồn tín dụng. Bên cạnh đó, chủ hộ có học vấn cao thường chủ động hơn cho nên khơng mất nhiều thời gian tìm kiếm nguồn vốn vay và đáp ứng tốt các yêu cầu của TCTD. Đồng thời, trình độ học vấn cao cũng được thể hiện trong việc quản lý nguồn vốn để sản xuất đạt hiệu quả nên khả năng trả nợ cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi được thực hiện năm 2010, trình độ học vấn là một biến giải thích với dấu kỳ vọng cùng dấu (+) với biến phụ thuộc trong mơ hình.

Thời gian định cư của chủ hộ (THOIGIAN): là thời gian định cư của nơng hộ tại địa phương (đơn vị tính là năm). Những nơng hộ định cư tại nơi cư trú lâu năm kéo theo tuổi của chủ hộ lớn nên sẽ có nhiều mối quan hệ, gần gũi, thân thiết với nhiều người hơn, đặc biệt là các cán bộ cho vay TD chính thức nên họ sẽ dễ dàng được các cán bộ TD ưu tiên xét cho vay trước. Cũng theo Nguyễn Văn Ngân (2003), chủ hộ trẻ tuổi sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận tín dụng do họ có ít kinh nghiệm và uy tín cho nên dấu kỳ vọng của biến này cùng dấu (+) với biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu.

Lịch sử giao dịch (LSGIAODICH): la biến giả, có giá trị là 1 khi hộ đã có giao dịch với các TCTD và ngược lại là 0. Biến này được giải thích như sau, một khi hộ gia đình đã có lịch sử giao dịch với các TCTD, nghĩa là hồ sơ vay vốn của nông hộ đã được các TCTD lưu trữ,… khi hộ có nhu cầu về vốn thì khả năng nơng hộ đến với các TCTD này rất cao. Do đó, nơng hộ sẽ càng dễ dàng tiếp cận được các nguồn vay vốn hơn. Nên, biến này được kỳ vọng cùng dấu (+) với biến phụ thuộc.

GIOITINHCH Giới tính chủ hộ Nam = 1, nữ = 0 +

HOCVANCH Học vấn chủ hộ

Nhận giá trị từ 0 – 3 (mù chữ = 0,

cấp 1,2,3 = 1,2,3) +

THOIGIAN Thời gian định cư của nông hộ Năm +

LSGIAODICH Lịch sử giao dịch của hộ với các TCTD chính

thức Có = 1, Khơng = 0 +

DTDSX Diện tích đất sản xuất của nông hộ đang sở hữu 2 +

DIAVIXH Địa vị xã hội của chủ hộ Có = 1, Khơng = 0 +

MUCDICHVAY Mục đích vay vốn của nông hộ khi đi vay ở các TCTD chính thức

Sản xuất = 1,

Khác = 0 +

KHOANGCACH

Khoảng cách từ nơi định cư của nông hộ đến

trung tâm huyện Km -

DANTOC Dân tộc chủ hộ Kinh = 1, Khác = 0 +

Bảng 2.1: TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG XEM XÉTTRONG MƠ HÌNH TRONG MƠ HÌNH

Tên biến Diễn giải Ý nghĩa của các biến

Dấu kỳ vọng với mơ hình

1000 m

Diện tích đất sản xuất (DTDSX): là biến thể hiện tổng diện tích đất sản

xuất mà nơng hộ đang sở hữu (1000m2) và canh tác. Đây là một trong những tài sản cần thiết khi nông hộ tiếp cận TD. u cầu của các TCTD chính thức khi cho nơng hộ vay vốn là họ phải có tài sản thế chấp, những hộ có diện tích đất càng nhiều thì khả năng tiếp cận TD chính thức sẽ càng cao. Vì vậy biến được kỳ vọng có giá trị dương.

Địa vị hay vị trí xã hội (DIAVIXH): là biến giả, có giá trị là 1 nếu gia đình có người thân hay bạn bè làm ở cơ quan nhà nước các cấp hay ở các TCTD và ngược lại, nhận giá trị là 0. Biến này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín

dụng chính thức do khi có người thân làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc TCTD, nông hộ sẽ chủ động hơn trong việc đi đến các tổ chức cho vay, nắm bắt thơng tin về việc tiếp cận tín dụng một cách nhanh chóng. Vì vậy, dấu kỳ vọng của biến này có giá trị dương (theo nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng được thực hiện năm 2011).

Mục đích vay (MUCDICHVAY): thể hiện mục đích vay của nơng hộ. Là

biến giả, biến này có gí trị 1 khi nơng hộ vay vốn TD với mục đích sử dụng là sản xuất, ngược lại với mục đích khác có giá trị là 0. Theo nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011), khi xem xét cho nông hộ vay vốn, các TCTD thường ưu tiên cho nơng hộ vay với mục đích sản xuất hơn là các mục đích tiêu dùng hay trả nợ. Đối với TCTD chính thức, ngồi tài sản thế chấp, các nơng hộ phải có mục đích vay rõ ràng thì họ mới chấp nhận cho nông hộ vay vốn. Vì vậy, biến này kỳ vọng cùng dấu (+) với biến phụ thuộc.

Khoảng cách (KHOANGCACH): là biến thể hiện khoảng cách từ nơi định cư của nông hộ đến trung tâm huyện (tính bằng km). Theo Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011), biến quan sát này sẽ có giá trị âm (-). Điều này giải thích là do thường các TCTD chỉ mở chi nhánh hay phòng giao dịch đến các chợ huyện, cho nên những hộ có khoảng cách từ nơi định cư đến trung tâm huyện càng xa sẽ bị hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng hơn, do việc nắm bắt nguồn thơng tin gặp khó khăn và tốn kém cho chi phí đi lại. Bên cạnh đó, hiện tượng bất cân xứng thông tin cũng là nguyên nhân mà các hộ ở trung tâm huyện dễ tiếp cận nguồn vốn vay hơn, các TCTD cũng dễ thẩm định năng lực trở nợ và kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của họ hơn.

Dân tộc (DANTOC): là biến giả, có giá trị là 1 khi chủ hộ thuộc dân tộc

kinh và giá trị 0 khi chủ hộ thuộc các dân tộc khác. Do khác biệt về chi tiêu, trình độ học vấn cũng như trình độ hiểu biết của dân tộc Kinh so với các dân tộc thiểu số khác nên thông thường, thu nhập cũng như điều kiện phát triển kinh tế của hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh cao hơn so với các dân tộc thiểu số, nên khả năng trả nợ của họ sẽ cao hơn. Do đó, biến số này được kỳ vọng cùng dấu (+) với biến phụ thuộc.

*

β β

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w