3.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NƠNG THƠN HUYỆN
3.2.2. Hệ thống tín dụng phi chính thức
Hệ thống TD phi chính thức bao gồm những giao dịch TD theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp khơng thơng qua những TCTD hoạt động trong khuôn khổ của Luật TCTD. Hệ thống TD này gồm:
Hụi (họ)
Hụi (họ) là hình thức huy động và tiết kiệm vốn xoay vòng (miền Nam gọi là hụi, miền Bắc gọi là họ). Giống như các hình thức tiết kiệm xoay vịng khác, hụi (họ) gồm một nhóm các cá nhân quen biết, tin tưởng nhau cùng nhau tổ chức tiết kiệm và vay mượn xoay vòng. Chu kỳ của một hụi kết thúc khi tất cả hội viên một lần nhận được tổng số tiền huy động được tại mỗi lượt. Đây là hình thức hỗ trợ nhau giải quyết khó khăn trước khi có thể tiếp cận các nguồn tài chính khác. Đặc điểm của loại hình này là không thế chấp tài sản, không thủ tục, ai cũng có thể tham gia, nhưng lãi suất cao vì tổng số tiền nhận ban đầu thấp hơn so với tổng số tiền phải trả sau cùng. Theo ước tính gần đây, khoảng 60 - 70% TD ở các khu vực nơng thơn thuộc các hình thức này. Cụ thể, đối với địa bàn nghiên cứu, có 131 hộ trong tổng số 150 hộ được khảo sát đã tham gia loại hình TD này, chiếm tỷ trọng 87,33%.16
Vay mượn người thân, bạn bè
Hình thức TD này thường không phải trả lãi suất và kỳ hạn cũng linh hoạt, phụ thuộc vào mối quan hệ của người vay và người cho vay. Những khoản vay này được dựa trên mối quan hệ thân thiết của những người sống trong cùng một gia đình, có quan hệ huyết thống hoặc bạn bè quen biết. Họ có thể vay khơng lãi nếu họ gặp khó khăn, ví dụ như bệnh tật, lũ lụt hoặc để thực hiện tổ chức cưới hỏi, xây nhà,… thì người thân, bạn bè là nguồn TD đầu tiên họ cần đến. Việc hồn nợ có thể được gia hạn nếu cần. Hình thức này phụ thuộc vào năng lực tài chính của người cho vay và uy tín của người đi vay.
35
Trong một cộng đồng nghèo, việc cho vay giữa bạn bè và người thân thường là rất hạn chế, loại hình này làm giàu thêm truyền thống tương thân tương ái, giữ vững tình làng nghĩa xóm ở nơng thơn. Tuy nhiên, loại hình này cũng là một trong những hình thức cho vay chuyên nghiệp và số tiền vay đơi khi ít, trả nhiều lần nên lãi suất cũng rất cao và nó đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về vốn ở nông thơn. Theo số liệu khảo sát, có 41 hộ trong 150 hộ có tham gia loại hình thức vay mượn người thân, bạn bè, chiếm tỷ trọng 27,30%.17
Người cho vay chuyên nghiệp
Người cho vay chuyên nghiệp thường là những gia đình giàu có sinh sống cùng trong làng xã, cộng đồng của những người đi vay. Điều này cho họ có lợi thế trong việc nắm rõ về tình hình khách hàng và có thể cưỡng chế trả nợ một cách hữu hiệu và đúng lúc. Do vậy, họ không cần thế chấp, cũng như các thủ tục giấy tờ phiền phức, chỉ cần tin tưởng lẫn nhau. Việc vay vốn được thực hiện bằng tiền mặt hoặc hiện vật, thường là ngắn hạn và lãi suất cực kỳ cao. Cụ thể, đối với người cho vay chuyên nghiệp, lãi suất trung bình 3,80%/tháng.18 Hình thức TD này chiếm tỷ trọng 10,67% lượng giao dịch TD tại địa bàn nghiên cứu19 và chiếm 5,18% lượng giao dịch ở nông thôn Việt Nam.20 Đó cũng là lý do cho sự tồn tại và phát triển của loại hình TD này.
Người bán vật tư hay đại lý
Khi hộ nơng dân khơng có tiền mua vật tư, người bán vật tư hay các đại lý sẽ bán chịu cho nông dân các loại vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống,… và người bán vật tư hay đại lý sẽ nhận tiền sau khi mùa vụ đã thu hoạch với lãi suất tùy vào thỏa thuận giữa hai bên. Thông thường, các cửa hàng vật tư lợi dụng cơ hội này bán với giá cao để có lãi nhiều, bởi vì họ biết rằng khi đến điểm bón phân cho lúa, hoa màu thì người dân bắt buộc phải mua. Tuy vậy, đôi
17
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012.
18
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012.
19
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012.
20
36
khi các chủ cửa hàng vật tư cũng bán cho nơng dân mà khơng địi hỏi lãi suất khi người này là khách hàng thường xuyên và lâu năm của họ.