Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 68)

STT Biến độc lập VIF 1/VIF

1 Thời gian 1,49 0,671415

2 Mục đích vay 1,44 0,693914

3 Khoảng cách 1,31 0,764763

4 Lịch sử giao dịch 1,27 0,787055

5 Địa vị xã hội của hộ 1,25 0,797517 6 Diện tích đất sản xuất 1,08 0,923206 7 Trình độ học vấn chủ hộ 1,06 0,941457

8 Giới tính chủ hộ 1,05 0,948678

9 Dân tộc 1,04 0,961537

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Qua bảng số liệu cho thấy, yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập hay các biến giải thích trong mơ hình đều nhỏ hơn 10. Như vậy, ta có thể kết luận là các biến đưa vào mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

b) Kiểm định tự tương quan

Để kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập đưa vào mơ hình, tác giả sử dụng lệnh corr được hỗ trợ bởi phần mềm STATA để xác định sự

tự tương quan giữa các biến độc lập. Kết quả ở phụ lục 2.4 cho thấy, tất cả các tương quan cặp giữa các biến giải thích đều nhỏ hơn 0,8, nên ta có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

c) Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Để kiểm định phương sai sai số thay đổi, trong STATA tác giả đã chạy lệch hồi qui hettest và giả thuyết và kết quả như sau:

Giả thuyết: H0: khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

H1: có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Kết quả:

Giá trị prob (X2) = 0,5990

Như vậy, có thể thấy giá trị X2 > mức ý nghĩa α (1%, 5% và 10%). Do đó, ta có thể đưa ra quyết định chấp nhận giả thuyết H0: khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Kết luận: Sau khi thực hiện các kiểm định trên, kết quả cho thấy các biến đưa vào mơ hình là hồn tồn phù hợp và có thể tiến hành chạy mơ hình hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nơng hộ.

4.2.2. Kết quả hồi quy

Qua kết quả ước lượng ở bảng 4.3 cho thấy, mơ hình có ý nghĩa cao nhất với mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy rất nhiều biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TD của nông hộ với các mức ý nghĩa khác nhau (1%, 5%, 10%). Cụ thể kết quả các biến độc lập được trình bày như sau:

Mức ý nghĩa Bảng 4.3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG BẰNG MƠ HÌNH PROBIT

Biến phụ thuộc: KHANANGVAY – khả năng vay (0; 1) của nông hộ

Biến số Hệ số β Hệ số tương quandY/dX

Hằng số - 0,550 - 0,000 * GIOITINHCH 0,547 0,212 0,374 HOCVANCH 0,319 0,227 0,000 * THOIGIAN 0,046 0,018 0,029 ** LSGIAODICH 0,687 0,269 0,066 *** DTDSX 0,015 0,006 0,215 DIAVIXH 1,768 0,580 0,000 * MUCDICHVAY 1,533 0,557 0,000 * KHOANGCACH 0,067 - 0,027 0,013 ** DANTOC - 0,307 - 0,120 0,647 Số quan sát 150 R2 0,6524

Giá trị kiểm định mơ hình 0,0000

Ghi chú: *: mức ý nghĩa 1%, **: mức ý nghĩa 5%, ***: mức ý nghĩa 10%

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

4.2.3. Phân tích tác động của các yếu tố nghiên cứu trong mô hình hồi quy đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nơng hộ

Từ kết quả hồi quy bảng 4.4 ta có phương trình sau:

Y = - 0,55 + 0,58 DIAVIXH + 0,557 MUCDICHVAY + 0,269 LSGIAODICH + 0,227 HOCVANCH – 0,027 KHOANGCACH

Qua bảng kết quả 4.4 và phương trình hồi quy trên, ảnh hưởng của các biến độc lập đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nơng hộ được diễn giải như sau:

57

Trình độ học vấn của chủ hộ

Vấn đề học vấn là nhân tố quan trọng trong việc tiếp cận TD của nông hộ. Vì khi nơng hộ có học vấn cao, họ sẽ biết thủ tục vay, quy trình xét vay cũng như các kiến thức liên quan đến vay vốn nên khả năng tiếp cận TD của họ sẽ rất cao. Kết quả phân tích ở bảng 4.3 cho thấy, biến số HOCVANCH – là biến số thể hiện số năm đến trường của nơng hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng thuận chiều với khả năng tiếp cận TD của nông hộ, với mức ý nghĩa 1% và đúng với như kỳ vọng của mơ hình lý thuyết. Những hộ có trình độ học vấn cao, họ có thể áp dụng được những cơng cụ và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để làm tăng thu nhập cho hộ, phát triển kinh tế hộ gia đình. Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận TD chính thức của nơng hộ. Cụ thể, kết quả mơ hình hồi quy cho thấy nếu chủ hộ có có trình độ học vấn cao hơn một lớp, thì khả năng tiếp cận được TD chính thức của họ sẽ tăng 22,7%.

Thời gian định cư của hộ

Nơng hộ định cư lâu năm tại địa phương có lợi thế là có quan hệ rộng và tốt với nhiều TCTD cũng như chính quyền địa phương. Hầu như những nông hộ sống lâu năm tại địa phương, họ thường có nhiều mối quan hệ và có lượng tài sản nhất định, nên họ dễ dàng chứng minh với các TCTD về tài sản của mình, chính vì thế khả năng tiếp cận TD chính thức của họ sẽ cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến THOIGIAN – thời gian định cư của nông hộ tại địa phương (năm), có ảnh hưởng thuận chiều đến khả năng tiếp cận TD chính thức của nơng hộ, với mức ý nghĩa 5%. Điều này đúng với giả định của mơ hình lý thuyết. Cụ thể, khi nơng hộ định cư tại địa phương lâu hơn một năm, xác suất họ vay được vốn TD sẽ tăng 1,8%.

Lịch sử giao dịch của hộ

Lịch sử giao dịch của hộ là biến số hết sức quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận TD chính thức của hộ. Đối với những hộ đã có thâm niên trong vay vốn hoặc đã từng vay vốn từ các TCTD chính thức, thì việc họ có nhu cầu về vốn và đi vay vốn sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng. Đối với các TCTD chính thức, việc một khách hàng đã từng đến vay vốn tại địa bàn của họ, thì họ

58

đã lưu hồ sơ và các thông tin cần thiết cũng như ghi nhận lại quá trình vay trả nợ của khách hàng đó, nên việc xét và cho vay sẽ thuận lơn và nhanh chóng hơn. Biến số LSGIAODICH - lịch sử giao dịch của hộ, nói lên việc nơng hộ đi vay đã từng có hay khơng có vay vốn từ các TCTD chính thức, biến số này có ảnh hưởng thuận chiều với khả năng tiếp cận TD chính thức của nơng hộ với mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả mơ hình cho thấy, khi nơng hộ có lịch sử giao dịch với các TCTD thì xác suất tiếp cận nguồn vốn chính thức sẽ tăng đến 26,9%.

Địa vị (vị trí) xã hội của nơng hộ

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận TD của nơng hộ ở TD chính thức là địa vị xã hội của nơng hộ (DIAVIXH), với biến số này, những

chủ hộ hoặc chủ hộ có các thành viên trong gia đình hoặc có người thân, bạn bè có giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể từ địa phương đến trung ương có giá trị là 1, và ngược lại có giá trị 0. Nếu nơng hộ có địa vị xã hội thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức của họ sẽ cao hơn những hộ khác. Qua kết quả phân tích cho thấy, biến số địa vị xã hội (DIAVIXH) của chủ

hộ có ảnh hưởng thuận chiều đối với biến phụ thuộc (KHANANGVAYCT), với

mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy, đối với những nơng hộ có địa vị xã hội thường có cơ hội tiếp cận những chương trình của Chính phủ hay chính sách cho vay từ các NH hơn. Họ được người cho vay xem xét là nơng hộ có uy tín, cho nên họ dễ dàng vay được vốn TD. Điều này được giải thích qua mơ hình như sau, nếu nơng hộ có địa vị xã hội thì xác suất hộ tiếp cận được TD sẽ cao hơn 58,00% so với những hộ khác.

Mục đích vay vốn của hộ

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy, biến MUCDICHVAY có giá trị 1 khi

nơng hộ vay vốn với mục đích sử dụng là sản xuất, ngược lại với các mục đích khác là 0. Biến có ảnh hưởng và ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận nguồn vốn của nông hộ ở mức ý nghĩa 1% và hệ số ước lượng của biến này tác động thuận chiều đối với biến phụ thuộc (KHANANGVAYCT). Điều này cho thấy, khi nơng hộ

vay với mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh sẽ dễ dàng được các TCTD chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi hơn so với các nơng hộ vay với những mục đích

59

khác. Việc các TCTD đưa ra nhiều điều kiện khắt khe hơn đối với những nơng hộ vay, vì mục đích ngồi kinh doanh sản xuất thường nơng hộ sẽ vay với mục đích tiêu dùng hoặc trả nợ. Đối với những mục đích vay này, nơng hộ sẽ khơng có cơ sở để các TCTD tin tưởng về việc hoàn vốn,… nhằm hạn chế những rủi ro về TD. Kết quả mơ hình cho thấy nếu nơng hộ sử dụng mục đích cho sản xuất thì xác suất vay được TD sẽ cao hơn 55,70% so với những nơng hộ vay vốn với mục đích khác.

Khoảng cách từ nơi định cư của nông hộ đến trung tâm huyện

Biến KHOANGCACH – thể hiện khoảng cách từ nơi định cư của nơng hộ đến trung tâm huyện (tính bằng km), ảnh hưởng nghịch chiều đến khả năng tiếp cận TD của hộ, với mức ý nghĩa 5% và đúng với kỳ vọng của mơ hình lý thuyết. Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến trung tâm huyện càng xa thì khả năng tiếp cận TD chính thức của họ sẽ càng giảm. Bởi vì, các tổ chức TD chính thức thường được đặt ngay trung tâm huyện nên hộ sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí đi lại hơn để tiếp cận nguồn vốn TD. Điều này sẽ hạn chế việc vay vốn TD chính thức của nơng hộ. Ngồi ra, khoảng cách xa sẽ gây khó khăn trong cơng tác thẩm định tài sản của nông hộ. Cụ thể, nếu khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến trung tâm huyện xa hơn 1 km thì xác suất nơng hộ vay được vốn vay TD sẽ giảm 2,7%.

Qua kết quả mơ hình Probit, ngồi các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TD của nơng hộ. Mơ hình ước lượng cũng có nhiều biến khơng có ý nghĩa thống kê như: Giới tính, diện tích đất sản xuất, dân tộc của chủ hộ. Trong đó, biến số giới tính khơng ảnh hưởng đến mơ hình nghiên cứu là đúng, vì trên địa bàn nghiên cứu, giới tính của chủ hộ hầu hết là nam, chiếm tỷ trọng 86,67%. Chủ hộ là nam hay là nữ đều có nhu cầu vốn để đầu tư sản xuất và họ có thể tiếp cận nguồn vốn chính thức từ các TCTD là như nhau và việc đáp ứng được các yêu cầu của các tổ chức tín dụng này cũng khơng khác nên biến giới tính khơng có ý nghĩa thống kê. Về diện tích đất sản xuất, biến này khơng có ý nghĩa bởi trong mơ hình nghiên cứu, diện tích đất sản xuất là tập con của tổng tài sản (đối với trường hợp hộ vay là chủ sở hữu của diện tích đất sản xuất), nhưng với số liệu nghiên cứu của đề tài, các khoảng vay của nơng hộ khơng cao, trung bình là

60

17 triệu/hộ; Đối với trường hợp diện tích đất sản xuất khơng phải của chủ sở hữu, việc vay vốn của nơng hộ sẽ phụ thuộc vào tính khả thi của nguồn vốn vay (phương án sản xuất) nên diện tích sản xuất khơng có ý nghĩa giải thích trong mơ hình. Ngồi ra, biến dân tộc của hộ. Biến này khơng có ý nghĩa trong mơ hình nghiên cứu cho ta thấy, khi đi vay vốn, các TCTD khơng quan tâm đến hộ vay dân tộc gì, cái mà họ quan tâm là mức độ đáp ứng yêu cầu vay, thủ tục vay mà họ đưa ra. Qua đó ta có thể kết luận rằng, việc tiếp cận TD của nơng hộ ở thị trường TD chính thức bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: học vấn của chủ hộ, thời gian định cư tại địa phương của hộ, lịch sử giao dịch của hộ với các TCTD chính thức, địa vị của hộ, mục đích vay khi vay vốn và khoảng cách từ nơi định cư của hộ đến trung tâm huyện,… Đồng thời, các yếu tố giới tính chủ hộ, dân tộc của hộ khơng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TD chính thức là đúng với thực tế vì các TCTD chính thức khơng quan tâm đến mà họ chỉ cần hộ đáp ứng đúng với các yêu cầu của họ khi vay vốn là được.

61

CHƯƠNG 5

CHÍNH THỨC CỦA GIỒNG RIỀNG

Tuy nhiên, ịa chương trước

. , đề tài

Giồng Riềng.

số nhược điểm cũng như nguyên nhân gây ra những tồn tại của các yếu tố đó. , đề tài

.

5.1. NHƯỢC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NƠNG HỘ 5.1.1. Trình độ học vấn

Qua việc phân tích chung về tình hình của nơng hộ trên địa bàn quan sát cho thấy, yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ còn gặp nhiều tồn tại, tình hình dân trí thấp, khơng đồng đều. Điều này làm cho nơng hộ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các TCTD. Nguyên nhân của những khó khăn đó thể hiện cả hai đối tượng: người đi vay (nông hộ) và người cho vay (các TCTD).

Đối với nông hộ

Do trình độ học vấn thấp (47,34% cấp 1, 2% mù chữ) nên họ thiếu hiểu

biết về vấn đề vay vốn như quy trình và thủ tục vay. Hơn nữa, nhiều nông hộ dân trí thấp nên cịn mang nặng tâm lý sợ mắc nợ các TCTD. Vì vậy, một số hộ có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất nhưng không dám tiếp cận nguồn vốn để vay.

Do học vấn thấp nên hầu như các nông hộ chưa tiếp cận được tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào trong sản xuất, và còn áp dụng theo phương thức cha truyền con nối. Do đó, các nơng hộ này sản xuất theo kiểu “di truyền” hoặc theo kiểu “đám

đông”. Kết quả là hiệu quả sản xuất thấp mà thực tế thường là: thất mùa hoặc trúng mùa nhưng thất giá do thu hoạch ồ ạt, cung lớn hơn cầu nên bị ép giá.

Bên cạnh đó, học vấn thấp nơng hộ sẽ không lập được kế hoạch sản xuất

kinh doanh hiệu quả, không biết cách sử dụng vốn hợp lý.

Đối với các TCTD

Do quy trình cung cấp tín dụng cịn phức tạp, thủ tục cịn rườm rà (đặc biệt các thủ tục về tài sản thế chấp), trong khi trình độ của nơng hộ lại thấp. Chính vì sự chưa phù hợp này đã làm một số rào cản đối với nơng hộ. Vơ tình yếu tố này tạo nấc cho TD phi chính thức đi lên hoặc phát sinh một số vấn đề tiêu cực như lo lót cho cán bộ để hồn thành thủ tục hoặc “cị” tín dụng.

5.1.2. Khoảng cách đến trung tâm huyện

Về khoảng cách đến trung tâm huyện, trên địa bàn nghiên cứu gặp phải hai tồn tại ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của các nơng hộ như sau:

Do mạng lưới hoạt động của các TCTD gồm chi nhánh hoặc phòng giao

dịch chỉ tập trung ở trung tâm huyện hoặc thị trấn. Do đó, nhiều nơng hộ vùng sâu vùng sa khó nắm bắt các thông tin về vay vốn. Hiện tượng bất cân xứng thông tin giữa hai bên.

Do hệ thống đường sá trên địa bàn nghiên cứu chưa được đầu tư nâng cấp

đúng mức (nhiều nơi lộ nông thôn chặt hẹp, lộ đất,…) cùng với khoảng cách đến trung tâm huyện xa. Trong khi, để vay được vốn nông hộ phải di chuyển nhiều lần. Kết quả là nông hộ phải tốn nhiều chi phí và thời gian đi lại. Nên họ rất ngại việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức.

5.1.3. Mục đích vay vốn

Do bất xứng về thông tin nên phần lớn các hộ khi vay vốn vay với các mục đích ngồi sản xuất, kinh doanh như tiêu dùng, trả nợ,… Đối với những mục đích vay này, các TCTD không đủ cơ sở để đảm bảo thu hồi nợ từ nông hộ, nên

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w