QSDĐ trên địa bàn TP.Hà Tĩnh
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến mọi
người dân bằng nhiều hình thức để cho người dân hiểu và nắm rõ các thủ tục cũng như nơi thực hiện các thủ tục, tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, nhất là hiểu về tầm quan trọng của GCN QSDĐ.
- Triển khai việc lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất toàn Thành phố đến năm 2020 và quy hoạch đất nông nghiệp để hoàn thành hồ sơ địa chính tạo cơ sở dữ liệu thông tin cho công tác cấp giấy.
- Đẩy nhanh việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số cho tất cả các phường, xã còn lại trên địa bàn để tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số.
- Cần bổ sung kinh phí, vật tư kỹ thuật cho việc lưu trữ hồ sơ tài liệu.
- Cần phải nâng cao chất lượng và số lượng đội ngủ cán bộ làm công tác quản lý đất đai từ đến thành phố đến cơ sở.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về công tác cấp GCN QSDĐ, giải quyết dứt điểm những tồn tại vướng mắc trong công tác giao đất và rà soát lại để cấp GCN QSDĐ cho các hộ đựơc giao đất không đúng thẩm quyền từ 15/10/1993 đến 1/7/2004 mà đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Kiểm tra, rà soát lại những hộ còn chưa được cấp giấy trên địa bàn, những hộ được cấp trùng để có kế hoạch triển khai công việc một cách hợp lý.
- Kiến nghị đưa ra mức thuế và lệ phí hợp lý trong việc cấp GCN QSDĐ. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai nói chung và công tác cấp GCN QSDĐ nói riêng.
- Phải xem việc cấp GCN QSDĐ là một dịch vụ hành chính công là phục vụ nhân dân, là trách nhiệm của cơ quan nhà nước chứ không phải là trách nhiệm của nhân dân phải đi đăng ký xin cấp GCN QSDĐ.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân đi đăng ký cấp GCN QSDĐ.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế "một cửa" hiện nay thành cơ chế một cửa liên thông, xây dựng văn minh công sở tạo niềm tin cho người dân khi đi làm thủ tục.
- Cần phải chấn chỉnh lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ địa chính từ Thành phố đến cơ sở.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ngành nghề, khuyến khích cán bộ nhân viên ứng dụng cộng nghệ vào trong công việc và tổ chức các buổi họp cơ quan để chấn chỉnh phong cách, thái độ làm việc của cán bộ trong cơ quan.
- Công khai hoá đầy đủ quy trình, thủ tục hành chính, thuế, phí và lệ phí phải nộp theo quy định của Nhà nước để góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu của công dân. Công dân biết rõ họ cần phải làm những gì, chuẩn bị những gì, cần những loại giấy tờ gì trước khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc. Mặt khác, cán bộ chuyên môn sẽ không có điều kiện để lợi dụng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý đất đai để góp phần hạn chế những sai phạm trong vấn đề cấp GCN QSDĐ trên địa bàn.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Tĩnh với đề tài: "Tìm hiểu tình hình cấp GCN QSDĐ và đề ra một số giải pháp
nhằm đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP.Hà Tĩnh - tỉnh Hà Tĩnh", chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm tỉnh lỵ, giữ vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Hà Tĩnh nên nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn ngày càng tăng và phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn ngày càng được quan tâm chú trọng
- Thành phố Hà Tĩnh là một trong những đơn vị làm tương đối tốt công tác cấp GCN QSDĐ.
- Việc thực hiện các quy trình về đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ được thực hiện đúng theo trình tự , thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Tỷ lệ cấp giấy đạt được so với toàn tỉnh là khá cao, đặc biệt là đất ở và đất vườn, ao liền kề đất ở. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: Trước khi thực hiện công tác chuyển đổi thì đã cấp gần xong GCN QSDĐ nông nghiệp, chỉ còn lại một xã.
Sau chuyển đổi thì công tác này còn chậm, đến nay mới hoàn thành được 02 xã là Thạch Hưng và Thạch Hạ. Tổng số hộ được cấp giấy trên địa bàn Thành phố là 2.080 hộ chiếm 17,96% số hộ sử dụng đất nông nghiệp. Đây là một kết quả còn quá thấp so với điều kiện của địa phương.
+ Đất ở và đất vườn ao liền kề đất ở đô thị: Đến nay đã cấp được 11.064 giấy chiếm 70,97% số hộ sử dụng đất
+ Đất ở và đất vườn ao liền kề đất ở nông thôn: Đến nay đã cấp được 2.659 giấy chiếm 39,27% số hộ sử dụng đất.
- Tỷ lệ cấp giấy đạt được giữa thành thị và nông thôn, cũng như giữa đất ở và đất nông nghiệp còn quá chênh lệch.
- Trong qúa trình thực hiện do số lượng hồ sơ công việc nhiều mà số lượng cán bộ lại ít, trình độ chuyên môn còn hạn chế , nhiều cán bộ phải kiêm nhiệm công việc khác nên đã xảy ra một số sai sót trong quá trình cấp giấy như: cấp sai tên chủ sử dụng đất, cấp sai diện tích, cấp mà không rõ nguồn gốc sử dụng đất. Qua kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy có 56 vụ vi phạm về cấp giấy xảy ra trên địa bàn.
5.2. Kiến nghị
Để góp phần thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai và đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ trên địa bàn chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Cần chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và ngày càng có hiệu quả hơn.
- Chấn chỉnh lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm thái độ phục vụ củng như sự phối hợp trong công việc của cán bộ địa chính từ thành phố đến cơ sở.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc quản lý sử dụng và cấp GCN QSDĐ, xử lý sau thanh tra.
- Hoàn thành các vùng quy hoạch để tiến hành giao đất và cấp GCN QSDĐ cho các hộ có thu nhập thấp.
- Cần sớm hoàn thành công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rộng rãi trong quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được trách nhiệm và quyền lợi của công tác đăn ký cấp GCN QSDĐ.
- Nâng cao số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên ngành về quản lý đất đai.
- Cần kiến nghị đối với ngành thuế để xem xét lại thuế và lệ phí hợp để giải quyết và giảm bớt gánh nặng về thuế và lệ phí cho nhân dân.
MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề...1
1.2. Mục đích ...2
1.3. Yêu cầu...2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...3
2.1. Cơ sở lý luận...3
2.2. Cơ sở thực tiễn...12
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...18
3.1. Đối tượng nghiên cứu...18
3.2. Phạm vi nghiên cứu...18
3.3. Nội dung nghiên cứu...18
3.4. Phương pháp nghiên cứu...18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...20
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội...20
4.1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên...20
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội...23
4.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn TP.Hà Tĩnh...28
4.2.1. Giai đoạn trước Luật đất đai năm 2003...28
4.2.2. Giai đoạn sau Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực...30
4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất...36
4.2.4. Tình hình biến động đất đai...36
4.2.5. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai...37
4.2.6.1. Tình hình tổ chức thực hiện...39
4.2.6.2. Quy trình cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP. Hà Tĩnh trong những năm qua...39
4.2.6.3. Tình hình cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP.Hà Tĩnh trong thời gian qua ...47
4.2.6.4. Đánh giá tiến độ cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP. Hà Tĩnh trong những năm qua...51
4.2.7. Ban hành các văn bản chỉ đạo các công tác đang kí và cấp GCN QSDĐ sau luật đất đai của TP.Hà Tĩnh...54
4.2.8. Nguồn nhân lực và vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đất đai và cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố...55
4.3. Những mặt đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong vấn đề cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP.Hà Tĩnh...56
4.3.1. Những mặt đạt được...56
4.3.2. Những tồn tại vướng mắc...57
4.4. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP.Hà Tĩnh...59
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...61
5.1. Kết luận...62
CÁC TỪ VIÊT TẮT
TT Từ viết tắt Chú thích nghĩa
1 TT Thứ tự
2 GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
4 UBND Uỷ ban nhân dấn
5 TP Thành phố
6 CNXH Chủ nghĩa xã hội
7 ĐKĐĐ Đăng ký đất đai
8 QSD Quyền sử dụng
[1] Tiến sỹ Lê Thanh Bồn, Giáo trình Thổ Nhưỡng học, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 2006.
[2] Thạc sỹ Nguyễn Thị Hải, Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông Lâm Huế.
[2] Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Giáo trình Đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông lâm Huế.
[4] Thạc sỹ Đinh Văn Thoá, Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông lâm Huế.
[5] Luật đất đai 2003. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
[6] Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.
[7] UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo về việc chấp hành pháp luật về cấp GCN
QSDĐ của UBND tỉnh Hà Tĩnh Năm 2007.
[8] UBND Thành phố Hà Tĩnh, Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật đất đai