những năm qua
Trước khi Luật đất đai 2003 ra đời thì công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn thành phố chưa thực sự được quan tâm đúng mức, trong giai đoạn này thực hiện công tác cấp GCN QSDĐ theo các Nghị Định 64/CP và 60/CP của chính
phủ tuy nhiên số lượng GCN QSDĐ được cấp chưa đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó thì trong giai đoạn này kinh tế của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu sử dụng đất chưa cao, người dân chưa có nhiều thông tin về lĩnh vực này do thiếu phương tiện thông tin, cũng như chưa ý thức được quyền lợi khi được cấp GCN QSDĐ nên họ cũng không mấy quan tâm đến vấn đề này. Những vấn đề đó đã làm cho tiến độ cấp GCN QSDĐ bị chậm, hiệu quả chưa cao.
Bảng 10: Danh sách số hộ của các xã, phường được xem xét để cấp GCN QSDĐ đối với trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền
từ 15/10/1993 đến 01/7/2004 TT Đơn vị Số hộ xã, phường báo cáo Số hộ đủ điều kiện cấp giấy Diện tích (m2) Số tiền đã nộp (triệu đồng) 1 P. Thạch Quý 116 115 32.356,5 671.984.000 2 P. Thạch Linh 32 21 7.857,3 153.446.000 3 P. Bắc Hà 09 06 911,5 57.800.000 4 P. Nguyễn Du 25 23 6.978,9 250.156.000 5 P. Hà Huy Tập 45 36 9.115,5 546.640.000 6 Xã Thạch Trung 54 24 23.153,2 119.115.000 7 Xã Thạch Bình 12 01 6.352,0 273.150.000 8 Xã Thạch Hạ 67 22 28.486,8 697.285.000 9 Xã Thạch Môn 31 17 8.123,7 268.427.000
(Nguồn: Văn phòng đăng ký QSD đất TP. Hà Tĩnh năm 2008)
Sau khi Luật đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực thi hành, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương cùng với sự quan tâm của tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường. Uỷ ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo phòng Tài
tương đối mạnh mẽ, các phương tiện truyền thông ngày càng đầy đủ và hiện đại, người dân có điều kiện nắm bắt các thông tin về lĩnh vực đất đai nhiều hơn. Các hoạt động giao dịch về đất đai cũng diễn ra sôi động nên nhu cầu về cấp GCN QSDĐ trong giai đoạn này đã tăng cao.
Do vậy, trong thời gian này UBND Thành phố đã chỉ đạo cho phòng Tài nguyên và Môi trường tăng cường đầu tư về nhân lực và vật lực, trong đó có việc thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vào đầu năm 2008 để đầy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ trên địa bàn.
Qua bảng 7 ta thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp sau chuyển đổi mới cấp được 11.248 giấy với 2.080 hộ sử dụng đất chiếm 17,96% số hộ sử dụng đất so với 31.420 giấy và 4.556 hộ chiếm 14,55% số hộ sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thì tỷ lệ đạt được là cao hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh.
Với đất ở và đất vườn, ao liền kề đất ở đô thị qua bảng 8 ta thấy đã cấp được 11.064 giấy chiếm 70,97% số hộ sử dụng đất so với toàn tỉnh là 35,02%. Thì đây là kết quả cao so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh.
Với đất ở và đất vườn, ao liền kề đất ở nông thôn qua bảng 9 ta thấy đã cấp được 2.659 giấy chiếm 39,27% so với toàn tỉnh là 35,02% thì tỷ lệ cấp GCN QSDĐ trên địa bàn Thành phố đạt được khá cao so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh.
Cùng với kết những kết quả đã đạt được đó thì qua bảng 11 ta thấy tiến độ cấp giấy trong 3 năm trở lại đay đã đạt được tỷ lệ khá cao, đặc biệt là năm 2007. Qua bảng ta thấy năm 2006 cấp được 3.122 giấy với diện tích là 69,344 ha chiếm 14,88% số hộ sử dụng đất; năm 2007 cấp được 2.269 giấy với diện tích 59,739 ha chiếm 10,627% số hộ sử dụng đất; năm 2008 cấp được 2.679 giấy với diện tích là 76,407 ha chiếm 11.82 % số hộ sử dụng đất. Ngoài ra trong năm 2007 cấp được 7.821 giấy và năm 2008 cấp được 3.427 GCN QSDĐ đất nông nghiệp sau chuyển đổi. Ta thấy tỷ lệ cấp giấy năm 2008 đạt thấp hơn năm 2007 là do đầu năm 2008 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất mới được thành lập, với khối lượng công việc nhiều trong khi nhân sự của văn phòng còn thiếu, nhất là cán bộ thẩm định hồ sơ, lại phải kiêm nhiệm những công việc khác như thống kê, kiểm kê...tổ chức chưa thực sự ổn định. Nên kết quả đạt được thấp hơn so với năm
2007. Hiện nay Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đang dần đi vào ổn định và hoạt động có hiệu quả hơn.
4.2.7. Ban hành các văn bản chỉ đạo công tác đang kí và cấp GCN QSDĐ sau luật đất đai của TP.Hà Tĩnh
Cùng với các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường thì trong thời gian qua UBND Thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời nhằm chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn:
- Công văn 278/CV-UB ngày 16/8/2004 về công tác quản lý tài chính, ngân sách đất đai.
- Công văn 475/CV-UB ngày 09/12/2004 về tăng cường công tác quản lý đất đai, thu tiền sử dụng đất.
- Công văn 427/CV-UB ngày 21/9/2005 về việc cấp GCN QSDĐ theo Nghị Định 60 của Chính Phủ.
- Công văn 131/CV-UB ngày 04/4/2006 về việc tăng cường quản lý tài chính, ngân sách đất đai.
- Quyết định 1247/QĐ-UB ngày 28/11/2007 về việc thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của TP. Hà Tĩnh
- Công văn 146/CV-UB ngày 14/2/2008 về việc cấp GCNQSD đất cho các trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền.
- Công văn 933/UBND - TNMT ngày 03/10/2008 về quy trình xét giao đất ở. Và mồt số văn bản liên quan khác.[8]
Bảng 11: So sánh tiến độ cấp GCN QSDĐ ở trên địa bàn TP.Hà Tĩnh qua một số năm
Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số giấy đã cấp Diện tích (ha) Số giấy đã cấp Diện tích (ha) Số giấy đã cấp Diện tích (ha) I. Thành thị P. Bắc Hà 446 8,535 145 2,339 236 3,869 P. Nam Hà 161 3,656 103 1,549 160 2,918 P. Tân Giang 414 10,194 139 3,710 230 3,388 P. Trần Phú 234 6,337 149 3,844 215 5,130 P. Hà Huy Tập 714 5,193 269 5,695 218 5,257 P. Nguyến Du - - 186 5,13 226 8,007 P.Đại Nài 44 1.575 104 3,364 104 3,924 P. Thạch Linh 187 4,735 231 7,449 281 11,013 P. Văn Yên 164 3,442 131 3,849 144 3,839 P.Thạch quý 250 9,349 236 7,775 232 7,101
II. Nông thôn
Xã Thạch Trung 147 2,390 168 2,834 211 4,623 Xã Thạch Môn 37 1,100 38 1,502 144 6,077 Xã Thạch Đồng 72 2,681 66 2,555 44 2,167 Xã Thạch Hạ 160 7,632 158 4,633 176 4,579 Xã Thạch Hưng 33 1,169 54 1,439 74 2,399 Xã Thạch Bình 59 1,419 92 2,081 58 2,117 Tổng 3.122 69,344 2.269 59,739 2.679 76,407 Tỷ lệ số hộ sử dụng đất(%) 14.88 10,63 11,82
(Nguồn: Văn phòng đăng ký QSD đất TP. Hà Tĩnh năm 2008)
4.2.8. Nguồn nhân lực và vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đất đai và cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP. Hà Tĩnh và cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP. Hà Tĩnh
Hiện nay trên địa bàn Thành phố nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý đất đai có trình độ chuyên môn khá chênh lệch giữa phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất so với cán bộ chuyên môn của các phường, xã.
- Ở các phường, xã số lượng cán bộ địa chính có trình độ đại học chiếm tỷ lệ còn thấp (31,25%).
- Phòng Tài nguyên và Môi trường 100% cán bộ đều có trình độ đại học - Văn phòng đăn ký quyền sử dụng đất có 5 cán bộ, 1 thạc sỹ, 2 đại học, 2 trung cấp.
Về cơ sở vật chất thì tất cả các đơn vị từ xã, phường đều đã được trang bị máy vi tính, máy in. Tuy nhiên văn phòng còn chật hẹp, chưa có phòng riêng và các thiết bị cần thiết để lưu hồ sơ, bản đồ nên làm cho hồ sơ, tài liệu nhanh bị hư hỏng ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai.
4.3. Những mặt đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong vấn đề cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP.Hà Tĩnh. GCN QSDĐ trên địa bàn TP.Hà Tĩnh.
4.3.1. Những mặt đạt được
Nhìn chung công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP. Hà Tĩnh trong thời gian qua đạt được những kết quả tương đối khả quan so với mặt bằng chung của tỉnh, nhất là từ khi thực hiện theo Luật đất đai 2003 và thực hiện cải cách thủ tục hành chính đến nay.
- Số lượng GCN QSDĐ được cấp đã lên rõ rệt. Một mặt do cán bộ thực hiện đã từng bước được nâng cao về số lượng và chất lượng, ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác đăng ký đất đai và cấp GCN QSDĐ. Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được cải thiện cả về số lượng và chất lượng.
- Mặt khác do đã thành lập được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và việc thực hiện cơ chế "một cữa", thủ tục cấp GCN QSDĐ được tinh giảm, gọn nhẹ, dễ thực hiện, đặc biệt là các loại giấy tờ liên quan đến cấp GCN QSDĐ đã được sử dụng theo mẫu thống nhất nên đã tạo nhiều thuận lợi cho người sử dụng đất đi đăng ký cấp GCN QSDĐ và các cán bộ thực hiện công tác này.
- Cùng với việc thực hiện cơ chế "một cửa" và niêm yết công khai trình tự thủ tục ngoài việc rút ngắn được thời gian làm thủ tục thì cũng khắc phục bớt
- Công tác tuyên truyền pháp luật cũng được chú trọng, giúp cho nhiều người dân người dân đã ngày càng hiểu rõ hơn về pháp luật đất đai và thủ tục hành chính trong công tác cấp GCN QSDĐ cũng như đã ý thực được quyền và nghĩa vụ của việc đăng ký cấp GCN QSDĐ, đặc biệt là lợi ích của GCN QSDĐ.
4.3.2. Những tồn tại vướng mắc
- Hồ sơ tài liệu vừa thiếu vừa biến động, đặc biệt là các loại tài liệu sổ sách, bản đồ trước Luật đất đai 2003 đã bị hư hỏng hoặc thất lạc nhiều, việc lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số còn chậm.
- Công tác quản lý hồ sơ địa chính còn lỏng lẻo, chưa được tiến hành một cách đồng bộ và hoàn chỉnh, chưa có phòng lưu trữ hồ riêng và đúng quy cách. Vì vậy, hồ sơ nhanh bị xuống cấp, hư hỏng do đó chưa đáp ứng được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý đất đai cũng như cấp GCN QSD Đ
- Đội ngủ cán bộ địa chính phường, xã vừa thiếu cả về số lượng và chất lượng. - Lề lối làm việc, trách nhiệm thái độ phục vụ nhân dân cũng như sự phối hợp trong công việc của một số cán bộ địa chính từ thành phố đến cơ sở chưa tạo được sự tin tưởng của nhân dân, vẫn xảy ra hiện tượng nhũng nhiễu nhân dân của một số cán bộ chuyên môn.
- Sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan khác nhau liên quan đến việc xử lý hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ như: Phường, xã, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Chi Cục Thuế và Kho Bạc Nhà nước... còn thực hiện chưa ăn khớp nhịp nhàng, cụ thể :
+ Việc xác định của địa phương về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai và sự phù hợp với quy hoạch đất chậm.
+ Không chấp nhận việc ký vào đơn của công dân với nhiều lý do.
+ Thời gian ký nhận hồ sơ lâu, không đảm bảo thời gian quy định trong quy trình cấp GCN QSDĐ.
+ Với Chi Cục Thuế: theo qui định khi nhận được phiếu chuyển thông tin địa chính của văn phòng đăng ký QSD đất, Chi Cục Thuế có trách nhiệm thực hiện xác định các khoản nghĩa vụ tài chính với thời gian là 3 ngày làm việc nhưng thực tế thời gian tính thuế tại Chi Cục Thuế lại không đúng quy định làm chậm tiến trình cấp GCN QSDĐ.
- Mặc dù công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai đã được quan tâm nhưng việc thực hiện thì chưa sâu sát đến từng người dân cũng như mới tuyên truyền phổ biến về nội dung của luật chứ chưa hướng dẫn cụ thể cho người dân về các trình tự thủ tục. Do đó khi người dân đi làm thủ tục thì gặp nhiều khó khăn do không biết phải làm những thủ tục gì, ở đâu.
- Cơ chế một cửa đến nay vân chưa thực sự là " một cửa" vì thực tế người dân khi đi làm thủ tục vẫn phải đi lại nhiều lần, đến nhiều nơi khác nhau.
- Nhiều trường hợp còn khó khăn về tài chính nên người sử dụng đất không đi đăng ký xin cấp GCN QSDĐ, một số hộ có đi đăng ký nhưng khi nhận được thông báo nộp nghĩa vụ tài chính thì lại kéo dài thời gian nộp biên lai thu để lập thủ tục trình ký GCN QSDĐ, làm chậm trễ thời gian thực hiện cấp giấy chứng nhận.
- Chỉ tiêu đặt ra là trong năm 2008 phải hoàn thành công tác cấp GCN QSDĐ nông nghiệp cho 06 phường, xã thì đến nay mới hoàn thành được 02 xã.
- Vẫn xảy ra nhiều sai sót trong vấn đề cấp GCN QSDĐ.
- Kinh phí đầu tư cho công tác cấp giấy còn hạn chế. Nhất là trong việc cấp GCN QSDĐ nông nghiệp sau chuyển đổi vì phải lập quy hoạch, đo đạc, chỉnhlý lại nbản đồ và quy đinh mỗi thửa đất cấp một giấy chứng nhận. do đó kinh phí và khối lượng công việc tăng lên rất nhiều.
- Số lượng hộ còn tồn đọng do cấp đất sai thẩm quyền chưa được xem xét để cấp GCN QSDĐ còn nhiều.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất mới được thành lập 01 năm nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Đồng thời số lượng cán bộ chuyên môn còn thiếu, văn phòng có 05 người trong đó 01 giám đốc phụ trách chung, 01 thư ký tổng hợp kiêm thủ quỷ, một kế toán còn lại 02 cán bộ chuyên trách xử lý hồ sơ, vẽ bìa lại phải kiêm nhiệm những công việc khác như thống kê, kiểm kê nên dẫn đến tiến độ công việc thường bị chậm so với mục tiêu đề ra.
4.4. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn TP.Hà Tĩnh QSDĐ trên địa bàn TP.Hà Tĩnh
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến mọi
người dân bằng nhiều hình thức để cho người dân hiểu và nắm rõ các thủ tục cũng như nơi thực hiện các thủ tục, tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, nhất là hiểu về tầm quan trọng của GCN QSDĐ.
- Triển khai việc lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất toàn Thành phố đến năm 2020 và quy hoạch đất nông nghiệp để hoàn thành hồ sơ địa chính tạo cơ sở dữ liệu thông tin cho công tác cấp giấy.
- Đẩy nhanh việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số cho tất cả các phường, xã còn lại trên địa bàn để tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số.
- Cần bổ sung kinh phí, vật tư kỹ thuật cho việc lưu trữ hồ sơ tài liệu.
- Cần phải nâng cao chất lượng và số lượng đội ngủ cán bộ làm công tác quản lý đất đai từ đến thành phố đến cơ sở.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về công tác cấp GCN QSDĐ, giải quyết dứt điểm những tồn tại vướng mắc trong công tác giao đất và rà soát lại để cấp GCN QSDĐ cho các hộ đựơc giao đất không đúng thẩm quyền từ 15/10/1993 đến 1/7/2004 mà đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.