Giai đoạn sau Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất và đề ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cấp gcn qsdđ trên địa bàn tp.hà tĩnh - tỉnh hà tĩnh. (Trang 30 - 36)

* Công tác xác định địa giới hành chính

Trong những năm qua công tác xác định địa giới hành chính tiếp tục được thực hiện tốt, nên không có xảy ra tranh chấp về địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận. Tuy nhiên trong năm 2004 do sát nhập 6 xã của các huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên vào địa bàn Thành phố và đến năm 2007 lại tách một số phường xã thành lập một phường mới. Số phường, xã tăng từ 10 trước năm 2003 lên 16 sau năm 2003 nên địa giới hành chính của thành phố có nhiều biến động.

* Công tác điều tra, đo đạc thành lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động đất đai.

Toàn Thành phố có 16/16 phường, xã đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính. Trong đó có 15/16 phường, xã đã hoàn thành công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính theo Quyết định 371/QĐ-UB ngày

20/10/1991 của UBND tỉnh. Còn phường Nguyễn Du đến năm 2007 mới được thành lập trên cơ sở chia tách, sát nhập một số phường xã trong thành phố nhưng cũng đã hoàn tất công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy toàn Thành phố gồm có 278 tờ bản đồ địa chính, trong đó có 136 tờ tỉ lệ 1/500, 68 tờ tỉ lệ 1/1000, 74 tờ tỷ lệ 1/2000. Hầu hết các phường đều được đo vẽ một cách chi tiết ở tỉ lệ 1/1000 và 1/500, còn ở các xã thì chủ yếu được đo vẽ ở tỉ lệ 1/2000. Quy trình thành lập bản đồ địa chính được thực hiện theo đúng quy định và quy phạm của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Tuy vậy do điều kiện đo vẽ trước đây không được đảm bảo nên chất lượng bản đồ chưa cao, tuy đã thể hiện đầy đủ các thông tin, thể hiện chính xác vị trí và hình dạng, ranh giới đến từng thửa đất nhưng độ chính xác về diện tích chưa cao. Trong khi hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố biến động liên tục do tác động của quá trình đô thị hóa và sự phát triển kinh tế nên mức độ chính xác của các loại bản đồ không còn cao gây khó khăn cho công tác quản lý đât đai. Do vậy, bắt đầu từ năm 2006 đến nay Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố đang kết hợp với các cơ quan đo đạc thực hiện chỉnh lý, đo đạc, thành lập lại bản đồ địa chính bằng công nghệ số cho các phường, xã trên toàn thành phố. Đến nay đã có 3 xã, phường được đo đạc thành lập bản đồ số.

Thực hiện Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính. UBND Thành phố đã tổ chức chỉ đạo thực hiện việc lập hồ sơ địa chính theo quy định mới thay cho hồ sơ địa chính cũ cho tất cả các phường, xã trên địa bàn. Do đó công tác lập hồ sơ địa chính cũng được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, tất cả các phường, xã đều hoàn thành hệ thống hồ sơ địa chính và biểu mẫu theo quy định mới.

các phường, xã giám sát thực tế để thực hiện việc chỉnh lý bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính tuy nhiên chưa kịp thời và mức độ chính xác chưa cao.

*Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nó là căn cứ pháp lý quan trọng để đưa đất đai vào sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, là điều kiện cần thiết để phát triển đô thị bền vững hiện tại và trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, trong những năm qua Thành phố Hà Tĩnh đã thực sự quan tâm chú trọng đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn.

Căn cứ vào phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2001-2010, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2001-2010 và tình hình thực tế của địa phương UBND Thành phố Hà Tĩnh đã lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thị xã Hà Tĩnh (nay là Thành phố Hà Tĩnh) giai đoạn 2001-1010.

Căn cứ Luật đất đai 2003, Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003, Thông tư số 30/TT- BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND TP.Hà Tĩnh điều chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất TP.Hà Tĩnh giai đoạn 2001-2010, hoàn thiện việc lập quy hoạch điều chỉnh mở rộng Thành phố, quy hoạch khu Đô thị Bắc thị xã, quy hoạch tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tập trung. Do địa giới hành chính có nhiều biến động nên đến đầu năm 2008 Thành phố đã đầu tư lập quy hoạch sử dụng đất toàn thành phố giai đoạn 2008 - 2020. Hiện nay dự án đã được xét duyệt và bắt đầu triển khai.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố Hà Tĩnh được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Bên cạnh đó nó còn có những mặt tồn tại sau:

- Trong những năm qua, do thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính và chỉnh trang đô thị nên tiến độ thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của TP. Hà Tĩnh còn chậm.

- Tính khả thi của một số phương án quy hoạch chưa cao, tình trạng quy hoạch treo của một số dự án còn xảy ra.

* Việc đánh giá, phân hạng đất

Công tác đánh giá, phân hạng đất: Cho đến nay 16/16 phường xã trên toàn thành phố vẫn đang sử dụng bản đồ đất tỷ lệ 1/25000 được thành lập trước đây. Để phục vụ cho công tác tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và làm cơ sở để xác định cơ cấu cây trồng, bố trí cây trồng một cách thích hợp. Hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện đánh giá và phân hạng đất đã được tăng lên đáng kể.

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Thành phố Hà Tĩnh đã thường xuyên thực hiện nghiêm túc công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai định kì 5 năm theo quy định của pháp luật, đã hoàn thành công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các xã, phường và toàn thành phố với tỉ lệ 1/10000 vào năm 2005. Nhưng vào năm 2007 do việc tách một số phường, xã để thành lập một phường mới nên hiện nay vẫn chưa có bản đồ hiện trạng thể hiện đủ 16 phường, xã.

* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong những năm qua, kinh tế TP.Hà Tĩnh có sự phát triển nhanh chóng, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu đất ở và đất chuyên dùng, cùng với đó là theo quy định của luật tất cả các giao dịch về đất đai đều được thực hiện bằng "sổ đỏ" (GCN QSD Đ). Do đó công tác giao đất (thể hiện trên bảng 2), cho thuê đất, cấp GCN QSD Đ đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhưng trên thực tế còn gặp

mới thực hiện được ở 5 phường, xã trong đó có 2 xã đã hoàn thành. Đang triển khai cấp GCN QSDĐ nông nghiệp cho phường Văn Yên, phường Thạch Linh và xã Thạch Trung. Trong năm 2008 Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND Thành phố trình UBND tỉnh thu hồi và giao đất cho 16 dự án trên địa bàn.

Bảng 2: Kết quả công tác giao đất trên địa bàn TP. Hà Tĩnh

Đơn vị tính: ha Loại đất Tổng diện tích được giao Hộ gia đình, cá nhân Các tổ chức kinh tế UBND xã, phường quản lý Cộng đồng dân cư Cơ quan đơn vị của nhà nước Các đối tượng khác Đất nông nghiệp 3.138,55 2.580,86 9,69 530,25 488,95 1,59 6,3 Đất phi nông nghiệp 1.963,52 480,87 39,75 825,42 9,86 128,53 - Đất chưa sử dụng - - - 386,86 - - -

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Tĩnh năm 2008)

Trong những năm qua công tác cấp GCN QSDĐ được UBND thành phố quan tâm, chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đã thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định về công tác ĐKĐĐ cấp GCN QSDĐ. Thực hiện quyết định số 24/QĐ-BTN&MT ngày 01/11/2004, Quyết định số 08/QĐ- BTN&MT ngày 21/7/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trưòng quy định về cấp GCN QSDĐ. Do đó tiến độ cấp GCN QSDĐ trên địa bàn được đẩy nhanh, kết quả năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là đất ở. Đang phấn đấu đến năm 2009 sẽ hoàn thành công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được thì vẫn còn nhiều tồn tại và vướng mắc sau:

Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra 42 vụ giao đất trái thẩm quyền trên 738 hộ gia đình và 3 tổ chức với tổng diện tích là 122.326 m2. Trong đó

giao đất trái thẩm quyền đối với đất ở có diện tích là 97.936 m2, đất nông nghiệp là 24.390 m2.

Về cấp GCN QSDĐ thì cũng xảy ra một số sai sót như: Cấp sai tên chủ sử dụng đất, cấp sai diện tích... đã phát hiện 56 vụ vi phạm.

* Công tác thanh tra, kiểm tra, gải quyết tranh chấp khiếu nại trong lĩnh vực đất đai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh các tồn tại về quản lý đất đai. Thường xuyên phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 134 vụ sử dụng đất không đúng mục đích với tổng diện tích là 23567m2 ; 16 vụ sử dụng đất không liên tục với diện tích là 38754m2 ; 63 vụ vi phạm lấn chiếm đất đai với tổng diện tích là 4154m ; 84 vụ chuyển nhượng2 quyền sử dụng đất trái phép. Cùng với đó thì công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai cũng rất được quan tâm, trong thời gian qua trên địa bàn có 474 vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Trong đó có 301 vụ khiếu nại, 32 vụ tố cáo, 141 vụ tranh chấp đất đai. Trong đó đã giải quyết được được 454/474 vụ, đạt 95,78% còn 20 vụ đang được xác minh giải quyết, kết quả được thể hiện trong bảng 3.

Bảng 3: Kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn trên địa bàn TP. Hà Tĩnh trong những năm qua ST T Loại hình giải quyết Tổng số vụ Số vụ đã giải quyết Số vụ đang giải quyết Cấp xã, phường Cấp huyện cấp tỉnh 1 Khiếu nại 301 163 124 - 14 2 Tố cáo 32 - 31 - 1 3 Tranh chấp 141 53 73 10 5 Tổng 474 213 228 10 20

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất và đề ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cấp gcn qsdđ trên địa bàn tp.hà tĩnh - tỉnh hà tĩnh. (Trang 30 - 36)