- Sai số đồ gá: Sai số đồ gá sinh ra do chế tạo đổ gá khơng chính xác Do độ mịn của nó và do gá đặt đồ gá trên máy khơng chính xác.
3. Các nguyên nhân gây ra sai số gia công.
3.2. Biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ.
Hệ thống công nghệ (máy-dao-đô gá-chi tiết gia công) là 1 hệ thống đàn hồi . Sự thay đổi các giá trị biến dạng đàn hồi dưới tác dụng cuả lực cắt sẽ gây ra sai số kích thước và sai số hình học cuả chi tiết gia cơng.
Lực cắt thay đổi là do lượng dư gia cơng khơng cố định, tính chất cơ lý cuả vật liệu gia cơng khơng cố định và do mịn dao . Biến dạng đàn hồi cuả hệ thống công nghệ phụ thuộc vào lực cắt và độ cứng vững cuả bản thân hệ thống đó.
Biến dạng đàn hồi cuả hệ thống cơng nghệ thường biến đổi(khơng cố định) do đó nó gây ra sai số kích thước và hình dạng cuả chi tiết gia cơng. Điều này có thể dễ thấy khi tiện trục trơn có chống tâm 2 đầu (hình 3.5).
Giả sử thành phần lực cắt Py gây ra biến dạng đàn hồi cuả ụ sau y2 khi dao di chuyển từ ụ sau về ụ trước và y2 biến đổi theo đường thẳng BC. Còn biến dạng đàn hồi cuả ụ trước y1 biến đổi theo đường thẳng ED. Độ võng (độ uốn) cuả đường tâm chi tiết dưới tác dụng cuả lực Py được biểu diễn bằng đường nét đứt các biến dạng trên đây xẩy ra ở phía bên kia tính từ đường tâm cuả chi tiết gia công. Dưới tác dụng cuả thành phần lực Py mũi dao bị biến dạng về phiá bên này tính từ đường tâm cuả chi tiết gia cơng. Như vậy tất cả biến dạng cuả hệ thống cơng nghệ làm cho kích thước cuả đường kính chi tiết tăng lên so với kích thước điều chỉnh .Tuy nhiên kích thước cuả chi tiết gia cơng thay đổi theo chiều dài. Ví dụ: ở 1 vị trí A-A nào đó đường kính thực dt (A-A) cuả chi tiết gia cơng sẽ bằng :
Hình 3-9
dt(A-A)=ddc + 2(yt(A-A) + y2(A-A) + yd(A-A) + yct(A-A). Ở đây: ddc - đường kính điều chỉnh.
dt(A-A) - đường kính thực cuả chi tiết gia cơng tại vị trí A-A . yt(A-A) - biến dạng cuả ụ trước tại vị trí A-A. y2(A-A) - biến dạng cuả ụ sau tại vị trí A-A. yd(A-A) - biến dạng cuả mũi dao tại vị trí A-A. yct(A-A) - biến dạng cuả chi tiết gia cơng tại vị trí A-A .
Có thể thấy giá trị thực cuả đường kính chi tiết ở 1 vị trí nào đó ảnh hưởng cuả tổng biến dạng đàn hồi cuả tất cả các khâu trong hệ thống tại chính điểm đó .
Để làm ví dụ cho tính tốn độ cứng vững của hệ thống chúng ta trọn trường hợp khi dao nàm ở giữa của chi tiết gia công .Bản thân của chi tiết gia công được xem là độ cứng vững tuyệt đối. Khi đóbiến đổi của đường kính chi tiết sẽ chịu ảnh hưởng đàn hồi của ụ trước, ụ sau và của bàn xe dao. Các giá trị của giá trị đàn hồi đó được tính như sau:
Ở đây: Ybd - biến dạng đàn hơì cuả bàn xe dao yl - biến dạng đàn hồi của bàn ụ trước. y2 - biến dạng đàn hơì của bàn ụ sau.
Jbd - độ cứng vững cuả bàn xe dao. J1 - độ cứng vững cuả bàn ụ trước. J2 - độ cứng vững cuả bàn ụ sau.
Py - thành phần lực hướng kính(bàn xe dao chịu tác dụng cuả tồn bộ thành phần lực Py cịn ụ trước và ụ sau chỉ chịu tác dụng cuả.
Tổng biến dạng cuả ụ trước và ụ sau ở vị trí điểm giữa của chi tiết sẽ là
Ta đưa ra khái niệm “độ cứng vững cuả máy” Jm có quan hệ với biến dạng.
cuả máy ym như sau :
Cân bằng 2 phương trình ta được:
VD: Bằng phương pháp thực nghiệm ta xác định được độ cứng vững cuả các khâu thành phần trong hệ thống công nghệ như sau:
J1=100000N/mm(10000kG/mm). J2=50000N/mm(5000kG/mm). Jbd= 100000N/mm( 10000kG/mm). Khi đó độ cứng vững cuả máy Jm .
Ở đây Jbd độ cứng vững cuả bàn xe dao . J1 độ cứng vững cuả ụ trước .
J2 độ cứng vững cuả ụ sau .
L chiều dài cuả chi tiết gia công(trục).
x khoảng cách từ 1 vị trí nào đó cuả chi tiết gia cơng cách mặt đầu bên trái cuả nó.
Trong trường hợp này độ cứng vững cuả chi tiết gia công được giả định là tuyệt đối. Cũng cần lưu ý rằng đôi khi người ta cho rằng độ cứng vững cuả 1 số bộ phận cuả máy là tuyệt đối và chúng hầu như không ảnh hưởng đến độ chính xác cuả chi tiết gia cơng. Các bộ phận đó thường là thân máy bệ máy hộp tốc độ, hộp xe dao, bệ máy, thân máy...