.Thực tiễn vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên huế (Trang 38)

Trong những năm gần đây, với những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế, ngành chăn ni đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Tình trạng thịt bị nhập khẩu ngày càng tăng lên, tỉ lệ cạnh tranh ngày càng cao gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ bị nội địa. Người nơng dân chăn ni bỏ vẫn theo quy mô nhỏ lẻ, không chủ động trong việc giải quyết đầu ra nên người chăn ni cịn nhiều khó khăn. Vì vậy tơi nghiên cứu đề tài này nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho thịt bò Vàng nội địa giúp tăng sản lượng tiêu thụ thịt bị Vàng, góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân.

2.1 Tổng quan ngành thịt Việt Nam

Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới.

Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1 - 3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bị và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.

 Thịt ngoại tràn vào Việt Nam

Tận dụng sự thiếu hụt nguồn cung, làn sóng thịt nhập khẩu đã tràn vào Việt Nam trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2010 đến 2014, giá trị nhập khẩu thịt đã tăng 113%, cán mốc 205.6 triệu đôla Mỹ vào năm 2014 (Ipsos Business Consulting dự báo giá trị nhập khẩu thịt năm 2015 đạt 213.3 triệu đôla Mỹ). Giá trị nhập khẩu thịt bò chứng kiến mức gia tăng gần 400%, từ 25 triệu đôla Mỹ năm 2010 lên đến 92.5 triệu đôla Mỹ năm 2014 (dự báo cán mốc 99.5 triệu đôla Mỹ vào năm 2015). Với mức tăng trưởng mạnh mẽ này, giá trị nhập khẩu thịt bò đã tăng lên

chiếm 45% tỷ trọng thịt nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014, trong khi giá trị nhập khẩu thịt gia cầm tiếp tục dẫn đầu thị trường với tỷ trọng 51%.

 Xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam

86% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua thịt tươi tại chợ thay vì trong siêu thị. Người Việt cũng chưa có thói quen đi chợ theo tuần, thay vì thế người tiêu dùng vẫn đi chợ hàng ngày để mua được thực phẩm tươi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các chuỗi siêu thị, những thói quen này được dự báo là sẽ dần thay đổi, đặc biệt là trong giới trẻ. Trong bối cảnh thịt bẩn, thịt kém chất lượng tràn lan gây nhức nhối dư luận, người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Đối với những người có thu nhập cao, họ sẵn sàng chấp nhận chi trả nhiều hơn để đảm bảo mua được các loại thịt có chất lượng cao; và đối với nhóm phân khúc khách hàng này, họ dành nhiều thiện cảm hơn dành cho những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Để phát triển cho thịt bị Vàng nội địa hướng tới nhóm khách hàng này doanh nghiệp cần xây dựng được thương hiệu, lòng tin nơi khách hàng để thuyết phục họ tiêu dùng, sản phẩm thịt bò Vàng nội địa vừa ngon, chất lượng nhưng giá cả không quá đắt như thịt bò ngoại và cịn giúp đỡ được người dân Việt Nam có cuộc sống ổn định hơn. (Nguồn: điểm nhấn thị trường, 2014)

2.1.1 Khái qt thực trạng chăn ni bịViệt Nam

Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2018 ổn định và có mức tăng trưởng khá. Chăn ni bị, gia cầm phát triển (đàn bò tăng 2%, gia cầm tăng 5,5%); chăn nuôi lợn phục hồi (đàn lợn đã tăng 1,8% so với cùng kỳ 2017), đạt 98% kế hoạch. Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt gần 20 triệu USD (tăng gần 2,5 lần); sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 82 triệu USD (tăng 80% so với cùng kỳ năm 2017).

Chăn ni trâu, bị:

Đàn trâu cả nước giảm dần do hiệu quả kinh tế khơng cao, đàn bị duy trì tốc độ tăng, nhưng mức tăng khơng cao như các năm trước do khó khăn về thị trường đầu ra. Theo số liệu ước tính của TCTK, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số trâu cả nước giảm 1,2%, tổng số bò tăng 2,0% so với cùng kỳ năm 2017.

Sản lượng thịt các loại:

Theo tính tốn của TCTK, so với cùng kỳ năm 2017, sản lượng thịt xuất chuồng các loại cụ thể như sau: Sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 66,4 nghìn tấn, tăng 0,9%; sản lượng thịt bò hơi ước đạt 253,2 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng sữa bị tươi ước đạt 713,3 nghìn tấn, tăng 8,4%.

Tính riêng q III năm 2018 so với quý III năm 2017: Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 17,7 nghìn tấn, tăng 0,6%, sản lượng thịt bị hơi xuất chuồng ước đạt 67,8 nghìn tấn, tăng 2,2%, sản lượng sữa bị tươi ước đạt 243,3 nghìn tấn, tăng 9%

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 9 năm 2018 ước đạt 38 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò đạt 2,14 triệu USD (giảm 57,5%),

Theo nhiều chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ thịt bò của nước ta sẽ tăng nhanh, do thu nhập tăng cao và mức sống được cải thiện. Hiện nay, sản lượng bò thịt chỉ chiếm 4-5% tổng sản lượng thịt xẻ. Thực tế cho thấy, sản xuất thịt bò trong nước chưa đáp ứng được nhu nội địa, đặc biệt là bò thịt chất lượng cao. Chính sự thiếu hụt này, một mặt đã thúc đẩy các công ty chăn nuôi và thương mại nhập khẩu một lượng rất lớn thịt trâu, bị từ bên ngồi về cung cấp cho thị trường trong nước.(Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam)

2.1.2 Thực trạng chăn ni bịHuế

Thực trạng ngành chăn ni ở Huế hiện nay chưa phát triển nhiều, đa số các hộ chăn ni có quy mơ nhỏ lẻ. Năm 2017, tổng đàn bỏ ở Huế có 24.000 con, so với tổng đàn bị cả nước ước tính lên tới 5.655.000 con (Theo tổng cục thống kê Việt Nam). Số lượng bò ở Huế chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng lượng bị của cả nước, nhưng việc tìm kiếm đầu ra cho nơng dân vẫn cịn nhiều khó khăn. Nếu nghiên cứu và tìm ra giải pháp giả quyết đầu ra cho nơng dân chăn ni bị ở Huế thì có thể nhân rộng và phát triển ra cho hộ nông dân cả nước, giải quyết vấn đề cho người dân, giúp người chăn ni có thu nhập ổn định hơn.

Bên cạnh đó việc quản lý giết mổ và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm là việc vô cùng quan trọng nhưng đang cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Mặc dù có những điểm sáng về giết mổ gia súc tập trung tại Hương Thủy, Bãi Dâu, Hương Trà, Phú Vang, Phong Điền, TP Huế... và có được đội ngũ thú y để kiểm tra, rà soát gia súc gia

cần trước khi giết mổ ở lị, nhưng nhìn chung tình trạng giết mổ gia súc trên địa bàn tồn tỉnh vẫn khơng kiểm soát được. Chủ yếu người dân vẫn giết mổ tại nhà, lò mổ tập trung chưa phát huy hiệu quả.

Vì vậy để ngành chăn ni của tỉnh phát triển mạnh và phát triển bền vững trong thời gian tới cần phải có định hướng và giải pháp thực hiện quyết liệt của lãnh đạo các cấp, các ngành chuyên môn, các địa phương. Để khuyến khích chăn ni phát triển, Uỷ ban nhân dân Tỉnh cần tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ ngành chăn ni như đã tiến hành trong thời gian qua, nhưng cần rà soát lại theo hướng tập trung vào những sản phẩm, khâu đột phá mũi nhọn trong chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi để phát huy hiệu quả. Bên cạnh duy trì và phát triển tổng đàn cần tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm thịt. Giám sát phương thức chăn nuôi của người dân, kiểm tra tồn dư chất kháng sinh, chất cấm có trong thịt để từ đó xây dựng các biện pháp sản xuất thịt bị đảm bảo chất lượng, an tồn thực phẩm, tạo dựng được uy tín, thương hiệu giúp sản phẩm của địa phương đến gần hơn với NTD.

CHƯƠNG 2: KÊNH PHÂN PHỐI THỊT BỊ HUẾ

2.1 Tình hình cơ bản của Thành phốHuế 2.1.1 Điều kiện tựnhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đơng. Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số theo kết quả điều tra tính đến năm 2012 là 1.115.523 người

Thừa Thiên - Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đơng về phía Đơng, thành phố Đà Nẵng về phía Đơng Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây. Thừa Thiên - Huế cách thủ đơ Hà Nội 660 km về phía Bắc, cách Thành phố Đà Nẵng 101 km về phía Đơng Nam, cách Nha Trang 612 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.050 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Huế.

2.1.1.2 Khí hậu

Khí hậu Thừa Thiên-Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đơng vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài. Nhưng hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm. Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn gió mùa đơng bắc kéo về gây mưa to kèm theo đó lũ trên các sơng tăng nhanh

Thời tiết cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thịt bò ở Huế. Theo kinh nghiệm và quan sát của chính người nghiên cứu, vào những tháng mùa hè nắng nóng, sản lượng tiêu thụ thịt bị thường giảm do NTD có đa sự lựa chọn cho các sản phẩm thay thế (từ nguồn cá biển, hải sản đánh bắt mùa hè....) Ngược lại vào những tháng mùa đông, thời tiết xấu nên nguồn thực phẩm hải sản khan hiếm hơn, vì vậy vào những mùa này sản lượng tiêu thụ thịt thường tăng hơn so với mùa hè.

2.1.1.3 Văn hóa

Thừa Thiên Huế là một thành phố mang nhiều chứng tích lịch sử, cũng là nơi có nền phong kiến cuối cùng ở Việt Nam nên nơi đây mang đậm chất những nét văn hóa

ngày lễ và người dân Huế cũng rất coi trọng bữa cơm gia đình. Vì vậy việc phát triển thị trường thị bò Vàng ở Huế, cụ thể là việc phát triển hệ thống kênh phân phối thịt bò sẽ chủ yếu nghiên cứu để xây dựng được một hệ thống mà có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng cuối cùng là người tiêu dùng. Cũng vì nét văn hóa này nên thường vào những dịp cuối tuần hay lễ tết, sản lượng thịt bò được bán ra tăng cao hơn so với những ngày bình thường. Nắm bắt được điều này người bán hàng có thể linh động trong việc chuẩn bị số lượng phù hợp để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

2.1.2Điều kiện kinh tế- xã hội 2.1.2.1 Kinh tế

Thừa Thiên-Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hố thế giới, đóng vai trị hạt nhân đơ thị hố lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi trường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống được chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị. Năng lực sản xuất mới hình thành và mở ra tương lai gần sẽ có bước tăng trưởng đột phá: phía Bắc có các khu cơng nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi măng Đồng Lâm; phía Nam có khu cơng nghiệp Phú Bài, khu kinh tế-đơ thị Chân Mây-Lăng Cơ sơi động; phía Tây đã hình thành mạng lưới cơng nghiệp thuỷ điện Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới, xi măng Nam Đơng; phía Đơng phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và Khu kinh tế tổng hợp Tam Giang-Cầu Hai.

Năm 2017, TT Huế có tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 7,76% cao hơn so với cùng kỳ năm 2016 (7,11%). Tổng thu ngân sách nhà nước 6.742 tỷ đồng tăng so với năm 2016 (5.629 tỷ đồng) (theo cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế). Tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) là 2.100USD

Tình hình phát triển kinh tế Huế trong 8 tháng đầu năm 2018 đã đạt được một số kết quả như sau:

Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 8/2018 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 1,7% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước.

phẩm tăng, ngoài ra bước vào năm học mới nên một số mặt hàng phục vụ học tập tăng nhẹ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tám tháng đầu năm 2018 tăng 3,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với cùng kỳ nhưng tốc độ tăng không cao. Tính đến cuối tháng 8/2018 tổng đàn trâu 22.550 con, tăng 1,28%; đàn bò 34.852 con, tăng 2,84%; đàn lợn 162.250 con, giảm 8,16%; đàn gia cầm 2.806,9 nghìn con, tăng 1,37%, trong đó đàn gà 2.112 nghìn con, tăng 1,88%.; giá thịt lợn hơi đã tăng trở lại nhưng biến động thất thường, bên cạnh đó nguồn lợn giống khan hiếm và giá lợn giống cao nên người chăn ni lợn vẫn cịn gặp khó khăn, chưa mạnh dạn đầu tư tái đàn. Cơng tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và các sản phẩm động vật trên địa bàn được chú trọng nên không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

(theo cổng thơng tin điện tử Thừa Thiên Huế)

2.1.2.2 Xã hội a.Dân số

Tính đến năm 2017, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.154.310 người, trong đó: Nam: 575.388 người, nữ: 578.922 người. Mật độ dân số là 230 người /km2.Về phân bố, có 563.404 người sinh sống ở thành thị và 590.906 người sinh sống ở vùng nông thôn.

b. Giáo dục

Thừa Thiên Huế từ lâu đã được biết đến là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn của khu vực miền trung và cả nước.

Đại học Huế có bề dày lịch sử trên 50 năm, là một trung tâm đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, có quy mơ đào tạo lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đại học Huế hiện là đại học vùng và là đại học trọng điểm của cả nước; tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang đầu tư xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia trước năm 2015 với các thiết chế của trung tâm đào tạo đa ngành, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học và sau đại học cho khu vực miền Trung và cả nước.

Phân viện hành chính quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học dân lập Phú Xuân và hệ thống các trường Đại học tư thục, quốc tế, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên huế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)