Bảng2: Tổng số lượng bòởmột sốtỉnh miền Trung năm 2017
Tỉnh/ Thành phố Tổng số (con) Số con xuất chuồng Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn) Thanh Hóa 233804 81261 15947 Nghệ An 434658 109473 15370 Hà Tĩnh 188822 49418 8472 Quảng Bình 97480 35757 6074 Quảng Trị 55462 19574 3449
Thừa Thiên - Huế 23978 7360 1122
T/P Đà Nẵng 17644 6122 859
(Nguồn: Tổng cục thống kê chăn ni Việt Nam năm 2017)
Nhìn chung tổng số lượng bị ở Huế không được nhiều so với nhiều tỉnh/ thành phố khác trong khu vực. Tuy nhiên đây vẫn là một thị trường đầy tiềm năng để có thể phát triển thị trường cho sản phẩm thịt bò Vàng Việt Nam, người kinh doanh có thể xây dựng thương hiệu và song song cùng đó là xây dựng hệ thống kênh phân phối để tiếp cận với khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn.
Bảng 3: Số lượng và sản lượng bò hơi xuất chuồngởHuế giai đoạn 2010-2017Số lượng / sản lượng 2010 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số lượng / sản lượng 2010 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng (con) 23.856 21.356 21.039 22.377 25.333 33.588 35.978 Sản lượng thịt bò hơi
xuất chuồng (tấn) 959,0 1012,2 966,0 989,1 1054,2 1381,5 1422,0
(Nguồn: niêm giám thống kê Huế năm 2017)
Theo bảng thống kê phía trên ta thấy, số lượng đàn bị ở Huế có xu hướng giảm từ năm 2010 có 23.856 con đến năm 2013 giảm cịn 21.039 con. Ngun nhân chủ yếu là do diện tích đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp dần do xây dựng các khu công nghiệp, chuyển đổi sang đất thổ cư, trồng rừng và trồng các loại cây công nghiệp; bà con nơng dân khơng cịn tận dụng trẻ em trong chăn dắt trâu bò mà để ưu tiên cho việc học nên tổng đàn trâu bò ngày càng giảm. (theo KS. Đặng Ái - Trưởng Phịng Chăn ni, Chi cục Thú y, năm 2012)
Tuy nhiên, năm 2012 mặc dù số lượng bò ở Huế giảm nhưng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng lại tăng. Lý do là do năm 2012 dịch bệnh trên vật nuôi thường xuyên xảy ra (gia cầm, lợn). Cũng trong năm này, thông tin về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo phủ khắp các kênh truyền thông đại chúng, lo ngại dùng phải thịt heo có sử dụng chất cấm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, NTD quay lưng lại với thịt heo. (Trần Văn Tâm,Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y, năm 2012). Đây cũng là một trong những lý do NTD có xu hướng lựa chọn thịt bò để tiêu thụ nhiều hơn, dẫn tới việc sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng.
Cũng theo số liệu của cục thống kê TTH thì từ những năm 2014 tình hình chăn ni ở TTH đã dần cải thiện, số lượng bị đã tăng lên. Để đạt được kết quả trên, phải nói đến sự góp sức rất lớn của chính quyền địa phương đã có nhiều dự án để giúp người dân. Nhà nước đã hỗ trợ về vốn vay cho các hộ chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số để nuôi bị xóa đói giảm nghèo khu vực nơng thơn. Thu nhập của người dân ngày tăng, đời sống ngày càng cải thiện nên việc lựa chọn và tiêu dùng thịt bò cũng tắng lên, từ đó nhận thấy sản lượng bị hơi xuất chuồng từ năm 2014 đến nay ngày càng tăng.
Sơ đồ9: Số lượng bòởHuế giai đoạn 2010 - 2017
(Nguồn: Niêm giám thống kê Huế, 2017) Qua biểu đồ ta thấy, tình hình chăn ni bị ở Huế có nhiều giảm sút vào những năm 2012 – 2013, từ 23.856 con năm 2010 giảm còn 21.039 con năm 2013. Nhưng đến năm 2014, 2015 đã có dấu hiệu tăng trở lại, đạt 25.333 con năm 2015.
Nguyên nhân số lượng bò ở Huế giai đoạn 2012 – 2013 giảm sút một phần là do giá thị trường thịt bò giảm nên nhiều hộ dân đã bán đàn bò và chuyển hướng kinh doanh. Sau một thời gian ổn định, thị trường cởi mở hơn đã giúp giá thịt bị ổn định và từ đó số lượng bị trong tỉnh cũng tăng dần lên đến nay.
Sơ đồ10: Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng giai đoạn 2010 - 2017 của Huế
Sản lượng bò hơi xuất chuồng ở Huế có nhiều biến động trong những năm từ 2010 – 2015, nhưng nhìn chung sản lượng bị hơi xuất chuồng ở Huế có xu hướng tăng trong những năm gần đây, phù hợp với xu hướng thị trường. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên việc tiêu thụ thịt bò ngày càng gia tăng, cho thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng nếu được khai thác hiệu quả.
Bảng4: Số lượng bò phân theo huyện/ thị xã/ thành phốthuộc tỉnh TTH
Đơn vị: con
STT
Năm 2010 2012 2013 2014 2015
Tổng số 23.856 21.356 21.039 22.377 25.333
1 TP Huế 411 688 809 821 889
2 Huyện Phong Điền 2353 2490 2956 3511 4283 3 Huyện Quảng Điền 1580 1613 1514 1580 1676 4 Thị xã Hương Trà 2017 1492 1591 1955 2413 5 Huyện Phú Vang 2646 2689 2855 2894 3183 6 Thị xã Hương Thủy 1989 1605 1799 1836 2064 7 Huyện Phú Lộc 2162 2069 1676 1762 2167 8 Huyện Nam Đông 2726 2050 2035 2118 2226
9 Huyện A Lưới 7972 6660 5804 5900 6450
(Nguồn: niên giám thống kê Huế, 2015) Các địa phương có lợi thế về truyền thống chăn ni, diện tích đất đai lớn, địa bàn đồi núi, đồng cỏ tự nhiên... nên số lượng tổng đàn bò nhiều là Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới, Nam Đơng.
Bảng 5: Sản lượng thịt bị hơi xuất chuồng phân theo huyện/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh TTH Đơn vị: Tấn STT 2010 2012 2013 2014 2015 Tổng số 959,0 1.012,2 966,0 989,1 1.054,2 1 TP Huế 23,0 37,2 34,0 32,9 39,1
2 Huyện Phong Điền 79,0 87,2 136,0 141,0 148,0 3 Huyện Quảng Điền 55,0 58,6 66,0 67,0 74,8 4 Thị xã Hương Trà 112,0 110,7 73,0 82,0 89,0 5 Huyện Phú Vang 86,0 84,2 125,0 128,0 131,0 6 Thị xã Hương Thủy 109,0 111,4 87,0 86,6 112,2 7 Huyện Phú Lộc 123,0 128,3 78,0 79,0 81,0 8 Huyện Nam Đông 123,0 138,7 98,0 102,0 105,0 9 Huyện A Lưới 249,0 255,9 269,0 270,6 274,0
(Nguồn: niên giám thống kê Huế, năm 2015) Hiện trên địa bàn tỉnh hiện có 31 cơ sở giết mổ gia súc tập trung và 25 điểm giết mổ nhỏ lẻ. Nhìn chung ở Huế chăn ni cịn nhỏ lẻ chủ yếu theo hộ gia đình, mỗi gia đình thường chỉ chăn nuôi từ 2 đến 10 con. Trong những năm trước đây tình hình chăn ni bị ở Huế bị giảm sút nhiều, nhiều gia đình đã bỏ hết đàn trâu bị vì khơng mang lại hiệu quả kinh tế. Với thời kỳ hội nhập kinh tế, tồn cầu hóa nên thị trường chăn nuôi bị ảnh hưởng rất nhiều, giống bị vàng địa phương tầm vóc nhỏ, trọng lượng trưởng thành 150-220kg, tỷ lệ thịt xẻ thấp 40-42%, cùng với đó là thời gian tăng trưởng chậm nên đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Từ đó bị vàng nội địa ít cạnh tranh được so với nhiều nguồn bò nhập khẩu. Tuy nhiên, những năm trở lại đây thị trường thịt bị có nhiều khởi sắc hơn, NTD ưa chuộng sản phẩm được ni trồng và chăn ni tự nhiên, thịt bị Vàng nội địa dần là xu hướng được khách hàng tìm kiếm. Nhiều hộ nơng dân và hộ giết mổ đã trực tiếp bán sản phẩm thịt bò Vàng nội địa ra thị trường, cạnh tranh được với thịt bò từ những nguồn khác, đáp ứng được đầu ra làm lượng cầu tăng lên, giúp người nơng dân bán được bị thịt với giá cao hơn, dần ổn định thị trường, tạo tâm lý tốt cho người chăn
2.3 Cấu trúc kênh phân phối thịt bò Vàng ởHuếhiện nay
Tác nhân đầu tiên trong kênh phân phối thịt bò tại Huế là hộ giết mổ, hộ giết mổ trong trường hợp này đóng vai trị là nhà cung cấp. Hộ giết mổ sẽ đi thu gom bò của người dân quanh Tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc xa hơn là thu gom bò ở Quảng Trị (vùng lân cận với Huế) để làm đầu vào cho quá trình giết mổ. Sau khi giết mổ, hộ giết mổ sẽ có nhiều kênh khác nhau để đưa sản phẩm tới tay NTD đó là:
Kênh 1: Bán trực tiếp ra thị trường cho khách hàng ở cửa hàng của chủ giết mổ bò. Ưu điểm của kênh 1 là bán sản phẩm trực tiếp tới tay NTD cuối cùng 1 cách nhanh nhất, không qua trung gian nào nên đảm bảo được cho khách hàng về giá. Nhược điểm của kênh này là hạn chế về việc bao phủ thị trường, thường thì các hộ giết mổ cũng chỉ có quy mơ nhỏ, bị hạn chế về nguồn lực (nguồn lực tài chính, nhân sự, quản lý...) nên khơng có nhiều cửa hàng để thuận tiện cho việc mua sản phẩm của khách hàng. Để khắc phục điều này, với quy mơ thị trường ở Huế có dân cư tập trung và theo khách hàng mục tiêu, chủ giết mổ bị có thể đầu tư để mở thêm 1 đến 2 cửa hàng trực tiếp để bán sản phẩm trực tiếp đến khách hàng.
Kênh 2: Bán cho hộ bán lẻ, sau khi giết mổ và phân loại thịt bò, hộ bán lẻ sẽ mua thịt bị ở hộ giết mổ sau đó bán lẻ ra thị trường ở các chợ truyền thống, tùy theo nhu cầu của khách hàng thì hộ bán lẻ sẽ mua những loại thịt, xương khác nhau để bán cho NTD. Khi bán cho hộ bán lẻ, thường thì hộ bán lẻ sẽ lấy thịt ở nhiều nguồn khác nhau nên thường chất lượng thịt sẽ lẫn lộn, ít có tính ổn định và cũng khơng có sự gắn kết với chủ giết mổ. Hộ bán lẻ có thể đổi nơi cung cấp bất cứ lúc nào nên thường kênh phối cho hộ bán lẻ cũng có nhiều rủi ro do tính ổn định của nó.
Kênh 3: Cung cấp cho các cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ ở TP Huế để đến với NTD cuối cùng, thường loại thịt được cung cấp cho cửa hàng thực phẩm hữu cơ phải là thịt loại ngon nhất và chất lượng tốt nhất. Sản phẩm thịt bị Vàng được người dân chăn ni theo phương pháp nhỏ lẻ và thường được chăn thả tự nhiên, ăn rơm, cỏ và cám gạo (vào mùa đông) nên được nhiều người tin tưởng và ưa chuộng. Khi bán cho các cửa hàng này thường có tính ổn định cao, gắn kết chặt chẽ với người cung cấp (thường sẽ có hợp đồng cung cấp lâu dài) nên đây cũng là một kênh phân phối có thể phát triển tốt. Tuy nhiên, sản phẩm đi theo kênh này thường có giá cao hơn thơng thường khi tới tay khách hàng.
Kênh 4: Bán qua trung gian là các nhà hàng, nhà hàng sẽ chế biến sản phẩm thành các món ăn và rồi đưa sản phẩm cuối cùng đến NTD.
Sơ đồ11: Sơ đồkênh phân phối thịt bị VàngởHuế
(Theo kết quảkhảo sát, xem thêmởphụlục)
(Chú thích: % thể hiện số lượng thịt bò được bán qua các kênh)
Từ kết quả trên ta thấy kênh phân phối chủ yếu của thịt bò Vàng nội địa là qua trung gian là hộ bán lẻ, chiếm 43,3%. Tiếp theo là bán trực tiếp đến NTD với 33,3% và bán qua các trung gian khác như nhà hàng hay cửa hàng trung gian.
2.4 Mối quan hệgiữa các tác nhân tham gia vào kênh phân phối
Mối liên kết của các tác nhân tham gia vào chuỗi kênh phân phối cũng có vai trị rất quan trọng và việc gìn giữ, đảm bảo mối quan hệ bền vững cho nó cũng là một điều rất quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Chuỗi liên kết của các thành viên trong kênh càng chặt chẽ bao nhiêu sẽ tạo động lực tốt cho chuỗi hoạt động một cách nhịp nhàng, hàng hóa cung ứng ra thị trường đáp ứng khách hàng về mặt số lượng, chất lượng, kịp thời và chính xác cả về thời gian lẫn địa điểm...
Ngược lại mối liên kết này càng thiếu chặt chẽ sẽ tạo nên sự bế tắc thiếu bền vững, đôi khi gây nên sự sụp đổ về mặt hệ thống của cả chuỗi. Trong lĩnh vực kinh doanh về các sản phẩm nông nghiệp, mối liên kết giữa các tác nhân trong hệ thống kênh phân phối thường được thực hiện qua lại giữa các thành viên để tạo nên mối liên kết thống nhất. Nó thường được thể hiện qua sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm ăn, mua bán với nhau và khi giao dịch thường khơng có văn bản.
33,3% %% 43,4% 100% Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Hộ giết mổ Hộ giết mổ Hộ giết mổ Hộ giết mổ Hộ bán lẻ Nhà hàng Cửa hàng trung gian
3,3% 100%
Theo nghiên cứu, do chủ yếu kinh doanh theo hộ gia đình, quy mơ cịn nhỏ nên thường các giao dịch chủ yếu bằng miệng và các giấy tờ ghi tay hóa đơn đơn giản chứ khơng có hợp đồng.
2.4.1 Mối quan hệgiữa hộgiết mổvà các nhà hàng
Mối quan hệ giữa hộ giết mổ và các nhà hàng một phần là có mối quan hệ từ trước, có một sự tin tưởng nhất định về chất lượng và nguồn gốc về thịt bò Vàng nên lựa chọn sản phẩm này để làm nguyên liệu đầu vào để chế biến các món ăn cho nhà hàng.
Một phần khác là do các chủ nhà hàng đã từng ăn thịt bò Vàng và nhận thấy được hương vị đặc trưng của thịt bị Vàng Việt Nam nên tự tìm đến cửa hàng của hộ giết mổ để mua được sản phẩm tốt nhất cho nhà hàng của mình. Thực tế các nhà hàng có thể lựa chọn mua thịt bị ở bất cứ đâu vì có rất nhiều nơi cung cấp thịt bị.
Tuy nhiên để có thể tìm kiếm và lựa chọn được nơi mua được thịt bò Vàng nội địa đảm bảo khơng phải khi nào cũng có. Ngồi ra nhà hàng cịn phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mỗi ngày thì các chủ nhà hàng cũng cần tạo mối quan hệ với hộ giết mổ.
Về phía cửa hàng hộ giết mổ thì việc tạo mối quan hệ này cũng giúp hộ giết mổ đảm bảo ổn định thị trường và linh hoạt hơn trong việc cân đối giết mổ với lượng bao nhiêu để đủ đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Việc bán nợ thịt bò cho nhà hàng sẽ giúp hộ giết mổ giữ được khách hàng, đặc biệt là các nhà hàng có mối quan hệ lâu năm, quen biết, lấy thường xuyên với số lượng nhiều, ổn định.
Khi thực hiện giao dịch với các nhà hàng thường sẽ nhanh và dễ dàng hơn, thường chỉ cần giao dịch trực tiếp ở những lần đầu, còn về sau chỉ cần giao dịch qua điện thoại với những loại sản phẩm như đã lựa chọn lúc đầu nên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Như vậy, có thể nói mối quan hệ giữa hộ giết mổ và nhà hàng là mối quan hệ lâu dài, win – win (đơi bên cùng có lợi). Hộ giết mổ bán được hàng hóa và nhà hàng sẽ có được sản phẩm tốt để phục vụ khách hàng.
2.4.2 Mối quan hệgiữa hộgiết mổvà cửa hàng thực phẩm phân phối trung gian
Mối quan hệ giữa hộ giết mổ và các cửa hàng thực phẩm, thường thì các cửa hàng thực phẩm sẽ đi tìm kiếm và mua những sản phẩm được trồng trọt và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu (đối với rau củ quả) và những loại sản phẩm thịt, trứng được nuôi tự nhiên, không cho ăn thức ăn tăng
trọng..... để làm sản phẩm bán lại cho người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa hộ giết mổ bò Vàng nội địa với các cửa hàng thực phẩm thường là mối quan hệ được xác lập dựa trên việc ký kết hợp đồng mua bán và sau đó sẽ thanh tốn sau mỗi tháng.
2.4.3 Mối quan hệgiữa hộgiết mổvà hộbán lẻ
Hiện nay, trên thị trường có số lượng người bán lẻ khá lớn nên mối quan hệ giữa các hộ giết mổ và bán lẻ thịt bị ở Huế khơng chặt chẽ như mối quan hệ khác. Thực tế, các hộ bán lẻ có thể lựa chọn mua thịt bị từ bất cứ hộ giết mổ nào vì hoạt động giết mổ bị ở Huế chủ yếu hoạt động tại chợ và một số hoạt động tại nhà của các hộ giết mổ, nên bán lẻ có điều kiện tiếp tiếp cận với nhiều hộ giết mổ trong vùng để lựa chọn. Nhưng để có nguồn thịt bị đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mỗi ngày thì người bán lẻ cần tạo mối quan hệ với các hộ giết mổ. Việc tạo mối quan hệ này cũng giúp hộ giết mổ linh hoạt hơn trong việc giết mổ bao nhiêu để đủ đáp ứng cho nhu cầu trên thị trường. Việc bán nợ thịt bò cho hộ bán lẻ sẽ giúp hộ giết mổ giữ được