Hoạch định chiến lược

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sản phẩm rượu thuốc amakong tại công ty tnhh dược phẩm tây nguyên (Trang 61 - 79)

4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty

3.5. Hoạch định chiến lược

3.5.1. Định vị cho sản phẩm.

Trước khi định vị cho sản phẩm công ty phải xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp của mình.

Theo điều tra nghiên cứu thị trường hiện nay các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với dòng sản phẩm của công ty bao gồm:

– Minh mạng thang. – Khởi đơn dương – Sâm nhung linh dược. – Cá ngựa - tắc kè. – Thập toàn đại bổ.

– Và các loại rượu thuốc khác....

Ngoài ra còn có các đối thủ cạnh tranh gián tiếp như : rượu Volka. Bình tây, Rượu tự nấu trong dân, rượu nhập ngoại và các loại rượu khác....

Tuy nhiên, rượu thuốc AMAKONG có những đặc điểm nổi bật và khác biệt so với các loại rượu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp thể hiện bởi chất lượng :

– Rượu thuốc AMAKONG là loại rượu góp phần mang đến hạnh phúc gia đình. – Tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.

– Có tác dụng phòng chống và điều trị bệnh đau dây thần kinh và xương khớp. – Có tác dụng giải độc cơ thể.

– Chống mệt mỏi.

Chính vì những điểm nổi bật và khác biệt của rượu thuốc AMAKONG so với đối thủ cạnh tranh cũng như chất lượng sản phẩm. Rượu thuốc AMAKONG đánh vào khúc thị trường nam giới trên 40 tuổi có thu nhập cao nên sản phẩm của công ty sẽ định giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khoảng từ 7% - 10% và thị phần ban đầu dự kiến sẽ thấp.

Dựa vào điều tra nghiên cứu thực tế về giá cả của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Tên sản phẩm Đơn giá(đồng)

Minh mạng thang 100 000 – 140 000

Khởi đơn dương 100 000 – 140 000

Nhung hươu linh dược 800 000 – 1000 000

Cá ngựa tắc kè 100 000 – 140 000

Thập toàn đại bổ 100 000 – 140 000

Rượu AMAKONG 150 000

Sơ đồ 3.1:Sơ đồ định vị sản phẩm rượu Vua Voi AMAKONG.

Thấp Thấp Rượu Amakong Giá Cao Cao Sự khác biệt Nhung hươu Các loại khác

Theo chiến lược sản phẩm của công ty “ Đưa sản phẩm mới xâm nhập thị trường hiện tại và thị trường mới”, và dựa vào điểm khác biệt của sản phẩm. Do đó công ty định giá sản phẩm cao hơn mức giá của đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các loại rượu thuốc dân gian khoảng 7%. Với mức giá này công ty mong muốn trong giai đoạn đầu sản phẩm có thể xâm nhập thị tr ường mới và thị trường cũ một cách hiệu quả nhất không những bằng sự khác biệt trong giá trị của sản phẩm m à còn bằng chiến lược marketing mang tính khác biệt nh ư: “ Chương trình chúng tôi đồng hành cùng bệnh nhân

3.5.2.Kế hoạch kinh doanh.

3.5.2.1. Xác định chu kì sống của sản phẩm.

Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có chu kỳ sống, chu kỳ sống của sản phẩm là ngắn hay dài còn tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ và những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Theo cách tính toán của công ty, công ty dự đoán chu kỳ sống của sản phẩm rượu thuốc này là 7 năm với 3 giai đoạn:

Giai đoạn tung ra thị trường diễn ra trong năm đầu tiên và giai đoạn phát triển sẽ diễn ra năm thứ hai và năm thứ ba, tuy nhiên khoảng cách năm sẽ không đề nhau bởi sản phẩm rượu thuốc AMAKONG đã có thương hiệu, mặt khác hiện nay số lượng bệnh nhân là rất cao, nếu chất lượng sản phẩm tốt thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì giai đoạn tung ra thị trường của sản phẩm này rất ngắn và đi ngay vào giai đoạn phát triển.Giai đoạn duy trì là năm thứ 3 cho đến năm thứ 7. Năm thứ ba là năm mà công ty có doanh thu từ sản phẩm rượu cao nhất. Theo dự tính thì sau năm thứ ba mức tiêu thụ sẽ được duy trì đến năm thức 7 và giai đoạn suy thoái và có một mức doanh thu ổn định thấp hơn so với các giai đoạn khác khoảng 20% các giai đoạn trước.

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH dược phẩm TN)

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm rượu thuốc AMAKONG

Giai đoạn 1: Tăng trưởng.

Sản phẩm của công ty đã có thương hiệu và có thị phần tuy không lớn. Khi sản phẩm hoàn thành công ty thực hiện chương trình Marketing nhằm đưa sản phẩm vào giai đoạn tăng trưởng.

Giai đoạn 2: Duy trì : Là giai đoạn quan trọng nhất.

Giai đoạn này kéo dài trong 4 năm. Trong 4 năm này doanh thu của công ty được duy trì ở mức ổn định. Đây là giai đoạn mang lại cho công ty lợi nhuận cao nhất và chi phí ít nhất. Các chi phí Marketing đã được thực hiện trong những năm đầu. Ở giai đoạn này chỉ cần chi phí duy trì.

Giai đoạn 3: Giai đoạn suy thoái.

Đây là giai đoạn công ty đưa ra những sản phẩm mới thay thế, đồng thời trên thị trường lúc này cũng đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp hơn. Mặt khác thị trường cũng đã bão hòa.

Duy trì

Tăng trưởng Suy thoái

Tung ra thị trường Năm 7 Năm 3 Năm1 Mức tiêu thụ và lợi nhuận

4.5.2.2: Kế hoạch sản xuất kinh doanh Ước tính mức tiêu thụ hiện tại và lâu dài.

Từ những nghiên cứu và tính toán của công ty, công ty dự định bán sản phẩm với giá 150.000 đồng /1 lít, công ty cua ra bảng dự tính tiêu thụ như sau:

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3

Khối lượng SP tiêu thụ (lit) 9,700 11,640 12,610

Đơn giá 150 150 150

Tổng Doanh thu 1,455,000 1,746,000 1,891,500

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3

Năm trước 0

Năm 1 ( 80% Doanh Thu) 1,164,000 291,000

Năm 2 1,396,800 349,200

Năm 3 1,513,200

TỔNG THU 1,164,000 1,687,800 1,862,400

Bảng 3.4 Bảng dự toán tiêu thụ (dvt:1000đ)

Bảng lịch thu tiền hàng dự kiến (đvt 1000 đ)

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Dược phẩm TN)

Theo dự tính tổng tiềm năng của thị trường hiện tại, công ty dự tính năm đầu tiên công ty có thể tiêu thụ được 9.700 lít rượu, năm thứ hai tăng 30% so với năm đầu và năm thứ ba cũng là năm mà công ty tính toán sản phẩm của công ty sẽ tiêu thụ được nhiều nhất, tăng 35 % so với năm đầu. Tương đươcng với khối lượng sản phẩm tiêu thụ là doanh số bán. Với mức giá ấn định 150.000đồng /1lit, công ty dự kiến doanh số năm đầu là 1.455.000.000 đồng. Năm thứ hai là 1.746.000.000 đồng và năm thứ ba là 1.891.500.000 đồng. Và tiếp tục duy trì mức doanh thu như vậy trong 4 năm. Sau đó sản phẩm rượu thuốc này bước vào giai đoạn suy thoái với một mức tiêu thụ nhất định khoảng 20% so với doanh số bình quân của các năm trước.

Tuy nhiên doanh số chỉ là con số bán ra, mà lợi nhuận thức tế của công ty dựa vào doanh thu.

Với dự đoán dựa vào khả năng thu công nợ của công ty công ty dự tính sẽ thu khoảng 80% doanh số trong năm hiện tại còn lại 20% sẽ thu vào năm kế tiếp. Và

như vậy trong năm đầu công ty dự tính thu 1.164.000.000 đồng. Năm thứ hai công ty dự tính thu 1.687.800.000 đồng và năm thứ ba là 1.862.400.000 đồng.

Dự toán khối lượng sản phẩm cần sản xuất:

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng

Khối lượng Sp tiêu thụ 9,700 11,640 12,610 33,950

KL SP tồn kho cuối kỳ(20%năm sau) 2,328 2,522 841 5,691

KL SP tồn kho đầu kỳ 0 2,328 2,522 4,850

KLSP cần sản xuất 12,028 11,834 10,929 34,791

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Dược phẩm TN)

Đvt:lit

Bảng3.5:Bảng dự toán sản xuất sản phẩm rượu thuốc AMAKONG

Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường công ty dự tính doanh thu là 80%, 20% còn lại là sản phẩm tồn kho, do đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ của năm sau sẽ lớn hơn khối lượng sản phẩm sản xuất. Năm thứ nhất khối lượng sản phẩm sản xuất là 34.472 sản phẩm, năm 2 khối lượng sản phẩm sản xuất là 11.640 sản phẩm, năm 3 khối lượng sản phẩm sản xuất là 12.610 sản phẩm.

Dự toán NVL cần để sử dụng sản xuất.

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng

KLSP cần sx (lit) 12,028 11,834 10,929 34,791

Định mức lượng 30 30 30 30

CP NVL cần cho sx 360,840 355,020 327,860 1,043,720

CP NVL tồn cuối kỳ(10% năm sau) 35,502 32,786 2,186 70,474

CP NVL tồn đầu kỳ 0 35,502 32,786 68,288 CP NVL cần mua 396,342 352,304 297,260 1,045,906 Năm1(60% cp mua) 237,805 158,537 396,342 Năm 2 211,382 140,922 352,304 Năm 3 178,356 178,356 Tổng chi 237,805 369,919 319,277 927,002

Dự tính lịch chi tiền mua NVL

Bảng 3.6:Dự toán nguyên vật liệu và chi phí mua NVL

ĐVT: 1000 vnd

Theo dự toán chi phí, theo tính toán của công ty thì định mức nguyên vật liệu cho một lít rượu là 30000 đồng, đây cũng là biến phí sản phẩm. Dự tính năm thứ nhất chi phí NVL là 396.342.000 đồng. Năm 2 là 352.304.000 đồng, năm thứ ba là 297.260.000 đồng. Tuy nhiên đó chỉ là chi phí tính toán, công ty có thể chiếm dụng được vốn bằng cách trả ngay 60% chi phí NVL cần cho sản xuất. Tức là năm thứ nhất công ty chi khoảng 237.805.000 đồng. Năm thứ hai công ty phải trả 40% còn lại với 60% chi phí NVL cho năm đó tổng cộng khoảng 369.919.000 đồng. Năm thứ ba công ty phải chi khoảng 319.277.000 đồng.

Dự tính chi nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm.

Đvt: 1000 vnd

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng

KL SP cần sản xuất (lit) 12,028 11,834 10,929 34,791

Đơn giá cho một sản phẩm 5 5 5 5

Chi phí nhân công trực tiếp 60,140 59,170 54,643 173,953

Bảng 3.7: Chi phí nhân công

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Dược phẩm TN)

Định mức nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm cũng là một phần của biến phí. Như vậy với định mức là 5.000 đồng cho một sản phẩm thì chi phí nhân công sản xuất trực tiếp năm thứ nhất khoảng 60.140.000 đồng, năm thứ 2 khoảng 59.170.000 đồng. Năm thứ ba khoảng 54.643.000 đồng

Dự toán chi phái sản xuất chung:

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng số

Biến phí sản xuất chung 48,500 58,200 63,050 169,750

Định phí sản xuất chung 100,000 100,000 100,000 300,000

+ Tiền lương quản lý phân xưởng 50,000 50,000 50,000 150,000

+ CPKHTSCĐ 30,000 30,000 30,000 90,000

+ Định phí khác 20,000 20,000 20,000 60,000

Tổng chi phí sản xuất chung 148,500 158,200 163,050 469,750

(-) CP ko thực chi -30,000 -30,000 -30,000 -90,000

CP thực chi 118,500 128,200 133,050 379,750

Bảng 3.8: Dự toán chi phí sản xuất chung

đvt: 1000 đ

Biến phí sản xuất chung của sản phẩm mới này là một phần của chi phí khả biến. Theo đó dự tính định mức biến phí sản xuất chung cho mỗi sản phẩm là 5000 đồng. Và chi phí cố định sản xuất chung mỗi năm của sản phẩm là 100.000.000 đồng. Trong đó có chi phí tài sản cố định là chi phí được chi ra từ năm đầu tiên do đó không tính vào chi phí thực chi. Như vậy thực chi cho chi phái sản xuất chung của công ty cho sản phẩm năm đầu khoảng 118.500.000 đồng, năm 2 khoảng 128.200.000 đồng, năm thứ 3 khoảng 133.050.000 đồng.

Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

CHỈ TIÊU Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng

Khối lượng SP Tiêu Thụ (lit) 9,700 11,640 12,610 33,950

ĐM BPBH & QLDN 45 45 45 45

BP BH&QLDN 436,500 523,800 567,450 1,527,750

(_)DP BH&QLDN 430,000 330,000 330,000 1,090,000

(+)Chi phí tiền lương 300,000 300,000 300,000 900,000

(+)Chi phí khấu hao TSCĐ 30,000 30,000 30,000 90,000

(+)Chi phí quảng cáo 100,000 100,000

Tổng cp Bán hàng & QLDN 866,500 853,800 897,450 2,617,750

(-) CP không thực chi -30,000 -30,000 -30,000 -90,000

CPBH&QLDN THỰC CHI 836,500 823,800 867,450 2,527,750

Bảng 3.9: Dự toán chi phí bán hàng và QLDN

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Dược phẩm TN)

Đvt 1000 đ

Định mức biến phí BH & QLDN của sản phẩm là 45.000 đồng. Phần này là một phần chi phí khả biến cho từng đơn vị sản phẩm. Còn đối với định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quảng cáo. Chi phí quảng cáo sẽ được chi vào năm đầu tuy nhiên lại được khấu hao trong 3 năm để tính chi phí cố định khi tính điểm hòa vốn của sản phẩm. Trong tổng chi phí BH & QLDN có chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí không thực chi, do đó tổng chi phí thực chi cho hoạt động này của sản phẩm năm 1 là 836.500.000 đồng, năm 2 khoảng 823.800.000 đồng, năm ba khoảng 867.450.000 đồng.

Dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

CHỈ TIÊU Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng số

1. Tổng Doanh thu 1,455,000 1,746,000 1,891,500 5,092,500 2.Tổng chi phí 1,405,980 1,396,190 1,413,003 4,215,173 3.Lợi nhuận 49,020 349,810 478,497 877,327 4.Thuế TNDN(28%) 13,726 97,947 133,979 245,651 5. Lợi nhuận sau thuế 35,294 251,863 344,518 631,675

Bảng 3.10 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đvt: 1000 đ

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Dược phẩm TN)

Bảng dự toán báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh là tập hợp doanh thu và chi phí dự kiến. Với doanh thu và dự kiến như vậy thì lợi nhuận công ty thu được từ sản phẩm rượu thuốc AMAKONG là tương đối lớn. Năm đầu thu được khoảng 35.294.000 đồng, năm 2 khoảng 251.863.000 đồng, năm 3 khoảng 344.518.000 đồng. Và như vậy công ty không những mang lại thu nhập cao cho chính bản thân mà còn mang lại một nguồn doanh thu lớn cho nhà nước cũng như tạo công việc cho người lao động.

Bảng dự toán tiền:

CHỈ TIÊU Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng số

Tiền tồn quỹ đầu kỳ 100,000 150,000 150,000 150,000

Tiền thu trong kỳ 1,164,000 1,687,800 1,862,400 4,714,200

1. Tổng thu 1,264,000 1,837,800 2,012,400 5,114,200

2. Tổng chi 1,432,945 1,381,089 1,374,421 4,188,455

(-)Chi mua nguyên vật liệu 237,805 369,919 319,277 927,002 (-) Chi phí Nhân công trực tiếp 60,140 59,170 54,643 173,953 (-)Chi phí Sản xuất chung 118,500 128,200 133,050 379,750 (-)Chi phí Bán hàng & QLDN 836,500 823,800 867,450 2,527,750 (-)Chi cho mua sắm TSCĐ 180,000 0 0 180,000

3. Cân đối Thu - Chi -168,945 456,711 637,979 925,745

4. Hoạt động tài chính 0 (-) Vay Ngân hàng 100,000 439,945 0 539,945 (-)Trả lãi vay (21%) 21,000 92,388 0 113,388 (+) Gửi ngân hàng -289,945 -225,623 487,979 Tiền tồn quỹ 150,000 150,000 150,000 450,000 Bảng 3.11:Dự toán tiền Đvt: 1000 đ

3.5.2.3 Phân tích điểm hòa vốn.

Từ những bảng dự toán của công ty, tập hợp lại chi phí theo phân loại:

Các chi phí cố định, chi phí khả biến, kết hợp với giá bán tính được điểm hòa vốn của sản phẩm rượu thuốc AMAKONG mà công ty sản xuất.

Theo tính toán công ty sẽ hòa vốn tại điểm 7.128 lít với doanh thu là 1.069.231.000 đồng. Tức là ở mức doanh thu này thì lợ nhuận của công ty bằng không. Nếu như tiêu thụ được lượng sản phẩm lớn hơn số lượng 7.128 lít thì công ty mới có lợi nhuận.

Đvt: 1000 đ

Chỉ tiêu Tiền

Chi phí khả biến/ đơn vị sản phẩm 85

Chi phí NVL TT 30

Chi phí NCTT 5

Biến phí SXC 5

Chi phí BH&QLDN 45

Các chi phí cố định bình quân/ năm 463,333

Định phí SXC 100,000 Định phí BH&QLDN 363,333

Giá bán 150

Sản Lượng hòa vốn(lit) 7,128

Doanh thu hoà vốn 1,069,231

Bảng 3.12 Dự toán sản lượng và doanh thu hòa vốn

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Dược phẩm TN)

Sơ đồ 3.3:Điểm hòa vốn của sản phẩm rượu thuốc AMAKONG

Đơn vị/số lượng

Chi phí cố định Chi phí khả biến Bán ra Tổng chi phí Điểm hòa vốn Ngàn đồng 1 069 231 7 128

3.5.2.4. Tính giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩmrượu thuốc AMAKONG rượu thuốc AMAKONG

Giả sử công ty sản xuất và tiêu thụ được hết lượng sản phẩm đã dự kiến. Ta có: Giá thành sản xuất = chi phí NVLTT + Chi phí NCTT + chi phí sản xuất chung. Khối lượng sản phẩm sản xuất trung bình trong 3 năm là:

(9.700 + 11.640 + 12.610)/3 = 11.317(lít)

Giá thành sản xuất = 30.000+5.000+(100.000.000/11.317) = 43.836 (đồng).

3.5.2.5. Xét tính hiệu quả của sản xuất rượu thuốc AMAKONG.

Trong điều kiện tình hình kinh tế luôn thay đổi thì kết quả hoạt động sản xuất không nói lên được công ty làm ăn có tốt hay không? Muốn biết thực sự hoạt động của công ty có tốt hay không chúng ta phải xét đến yếu tố hiệu quả của công việc. Vì chiến lược đang trong giai đoạn xây dựng do đó hiệu quả của nó không thể tính toán được bằng các chỉ số hiệu quả mà công ty chỉ xét đến hiệu quả của dự án và các chỉ tiêu xã hội.

Để tính hiệu quả dự án ta dựa vào tình hình thu chi và chi phí ban đầu. Sau đó

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sản phẩm rượu thuốc amakong tại công ty tnhh dược phẩm tây nguyên (Trang 61 - 79)