Thực trạng hoạt động của công ty TNHH dược phẩm Tây Nguyên

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sản phẩm rượu thuốc amakong tại công ty tnhh dược phẩm tây nguyên (Trang 29 - 79)

2.2.1. Môi trường vĩ mô.

Môi trường kinh tế:

Hiện nay nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng suy thoái, ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tình trạng lạm phát diễn ra từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công ty cũng chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ tình trạng này. Do lạm phát cao, đồng tiền giảm giá trị, lương tăng cũng không bù đắp nổi khiến người tiêu dùng dè dặt. Tình hình tiêu thụ của Công ty bị giảm một lượng lớn hàng hóa so với những năm trước.

Lãi suất ngân hàng tăng cao cùng với những chính sách kìm chế lạm phát của nhà nước, các doanh nghiệp rất khó khăn khi vay vốn. Điều này làm cho nhiều hoạt động kinh doanh của công ty dự kiến đã không thực hiện được do thiếu vốn. Thiếu vốn công ty phải thắt chặt công nợ với khách hàng, gây ảnh hưởng mối quan hệ

giữa khách hàng và công ty. Mặc dù trên thực tế doanh thu năm sau tăng so với năm trước nhưng lợi nhuận mang lại ít hơn.

Chỉ số giá tiêu dùng cao cùng với lãi suất tiền gửi tăng khiến người dân hạn chế tiêu dùng, họ chỉ mua những mặt hàng thiết yếu, do đó làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty nhất là đối với nhóm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Mặt khác, hầu hết giá cả của các sản phẩm của công ty đều tăng vì vậy khối lượng hàng hóa bán ra giảm so với cùng kì năm 2007.

Tuy nhiên, ngành Dược Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi là được phát triển trong môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch v à thuận lợi hơn trước. Đó cũng là những tín hiệu tốt cho hướng phát triển của công ty trong những năm tới.

Môi trường chính trị pháp luật.

Những nhân tố chính trị, pháp luật có tác động trực tiếp đến quyết định của công ty theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội song cũng có thể là trở ngại thậm chí là nguy cơ lớn cho công ty.

Trong thời gian vừa qua nền kinh tế nước ta lạm phát trầm trọng, giá cả leo thang, tỷ lệ lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao các doanh nghiệp không thể vay được vốn, thiếu vốn các doanh nghiệp hiện nay thắt chặt công nợ h ơn. Trong bối cảnh đó cũng như bao doanh nghiệp khác TN cũng gặp không ít khó khăn và cũng có sự chuyển hướng sang các mặt hàng thiết yếu và rút ngắn thời gian thu hồi vốn.

Để hạn chế chế tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh của các công ty kinh doanh thuốc nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Y tế đã đề ra 7 giải pháp cấp bách và hiện đang triển khai thực hiện. Đó l à các giải pháp về quản lý nhập khẩu thuốc, chấn chỉnh phân phối và cung ứng thuốc cho bệnh viện, quản lý giá thuốc, chống độc quyền, tài chính, tuyên truyền giáo dục và tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm.

Điều này tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch , tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và thuận lợi cho Cty TNHH Dược phẩm TN. Tuy nhiên

Công ty cũng phải đứng trước những đối thủ cạnh tranh lớn tr ên thị trường như Traphaco....thì công ty phải có biện pháp cụ thể để tạo lợi thế cho m ình trên thị trường như chất lượng phục vụ, mối quan hệ với khách h àng...

Hiện nay, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật Dược năm 2005. Đồng thời Bộ Y tế đang chuẩn bị Đề án “Phát triển công nghiệp d ược Việt Nam giai đoạn đến năm 2010” trình Chính phủ phê duyệt để đáp ứng nhu cầu thuốc khám, chữa bệnh sản xuất trong nước đạt 60% vào năm 2010. Đề án được thực hiện sẽ tạo ra những hướng đi mới cho công ty như: Tiến hàng sản xuất sản phẩm, hoạch định chiến lược theo hướng đề án và đề phòng những rủi ro.

Rủi ro luật pháp: Hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp đ ược điều chỉnh bởi Luật Dược, Luật DN, Luật Chứng khoán .... cũng nh ư chịu tác động của các chính sách và chiến lược phát triển ngành. Các Doanh nghiệp cũng phải hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế khi VN đã trở thành thành viên của WTO. Như vậy rủi ro pháp luật là có nếu DN không trang bị những thông tin về thị tr ường, đối thủ, nghiên cứ luật pháp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực. Hiện nay công ty chưa tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhi ên xuất nhập khẩu là hướng phát triển trong tương lai do đó đây là giai đoạn thuận lợi cho công ty tìm hiểu về luật pháp và các thông lệ quốc tế.

Môi trường Văn hóa – Xã hội.

Con người là chủ thể của xã hội, sống trong xã hội đó con người được trau dồi những quan điểm cơ bản tạo nên những giá trị văn hóa và chuẩn mực về đạo đức, sự trung thành với những chuẩn mực văn hoá đó l à son sắt khó lay chuyển. Trong một xã hội lại có những nhánh văn hoá khác nhau tr ên một nền văn hoá truyền thống, ở đó có những nhóm người có chung hệ thống giá trị văn hoá, những suy nghĩ, lối sống…tương tự nhau.

Sự thay đổi của yếu tố văn hoá x ã hội mang lại nhiều cơ hội nhưng nó cũng đem lại không ít nguy cơ. Công ty phải tính đến những yếu tố như: thị hiếu tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi, vị trí v à vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũng

như trong gia đình. Không chỉ chất lượng thực của sản phẩm mà quan trọng là chất lượng dịch vụ phải thoả mãn tốt nhất đến người tiêu dùng. Trình độ dân trí ngày càng cao đang là thách thức lớn đối với công ty.

2.2.2. Môi trường vi mô.2.2.2.1. Khách hàng. 2.2.2.1. Khách hàng.

Khách hàng là một yếu tố quan trọng bậc nhất đối với bất kể doanh nghiệp n ào dưới mọi hình thức, đó là chủ thể mà doanh nghiệp nhắm tới để thoả mãn nhu cầu của họ nhằm phụ vụ mục tiêu đồng thời là động lực phát triển của doanh nghiệp.

Ngày nay với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, mức sống của ng ười dân không ngừng được nâng cao, nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ v à làm đẹp vì thế mà càng được coi trọng. Nhu cầu về thuốc chữa bệnh l à không thể thiếu, hoá mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp, thực phẩm chức năng…không chỉ đ òi hỏi về chất lượng mà còn là sự đáp ứng kịp thời, thông tin đầy đủ r õ ràng. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng thị trường phân phối cũng như khai thác triệt để thị trường hiện có vì khi cuộc sống của con người được cải thiện nhu cầu của họ không còn ở cấp 1 trong tháp Maslow

Hơn nữa mặt hàng Dược phẩm là mặt hàng nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người cho nên với bất kỳ một công ty dược phẩm nào cũng cần đưa vấn đề “y đức” lên hàng đầu. Cung cấp hàng hoá chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý… là những yếu tố quyết định đến uy tín cũng nh ư phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Công ty đưa ra tôn chỉ về khách hàng như sau:

Khách hàng là một trong những nhân vật mãi mãi quan trọng nhất trong Công ty chúng ta. Khách hàng không ph ụ thuộc vào chúng ta mà chính chúng ta ph ụ thuộc vào họ. Khách hàng không phải là người khiến công việc của chúng ta phải ngắt quãng mà chính họ là cái đích khiến chúng ta phải ngưng công việc lại. Không phải chúng ta ban ơn cho họ vì chúng ta phục vụ họ mà chính họ ban ơn cho chúng ta bởi họ cho chúng ta cơ hội được phục vụ họ. Khách hàng không phải là người để

chúng ta tranh luận, không có ai được thắng trong tranh luận với khách h àng. Khách hàng là người mang tới cho chúng ta nhu cầu và nhiệm vụ của chúng ta là phải xử lý nhu cầu đó như thế nào để có lợi cho khách hàng và cho chính chúng ta.

Mọi thành viên trong Công ty khi tham gia vào các công tác d ịch vụ nội bộ phải luôn luôn tâm niệm: Người tới bộ phận mình làm việc là một khách hàng và mình phải có trách nhiệm cung cấp cho họ một dịch vụ tốt.

2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay hầu hết các công ty sản xuất d ược phẩm lớn trong nước như: Dược Hậu Giang, Imexpharm, Domesco, Traphaco…đều có các tr ình dược viên tại các tỉnh trong cả nước; các công ty phân phối lớn, các công ty li ên kết với nước ngoài…tất cả đều là những đối thủ nói chung và trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng.

Do đó công ty cũng cần có những chiến lược cụ thể và lâu dài cho kế hoạch phát triển của mình. Đánh vào thị trường ngách, làm đại diện phân phối độc quyền đối với những sản phẩm có nhiều khả năng phát triển .

Mặt khác công ty dựa vào những lợi thế của mình trên địa bàn để đưa ra chiến lược phân phối: như hiểu về địa bàn, hiểu về văn hóa tiêu dùng, lợi thế về mang lưới phân phối ...để cạnh tranh với đối thủ.

2.2.2.3. Nhà cung cấp

Hiện nay trong lĩnh vực phân phối của ngành Dược phẩm có khoảng 897 số Cty TNHH, Cty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân. Điều này có thể coi là cơ hội liên doanh, liên kết mở rộng mạng lưới phân phối dược phẩm trong những năm tới. Họ vừa đóng vai trò là khách hàng và nhà cung cấp của công ty, do đó họ nắm quyền lực của nhà cung cấp và là khách hàng quan trọng. Vì vậy công ty luôn có chính sách mềm dẻo theo tôn chỉ khách hàng để làm giảm quyền lực nhà cung cấp và tăng uy tín với khách hàng.

2.2.3. Môi trường nội bộ.2.2.3.1. Về vốn. 2.2.3.1. Về vốn.

Vốn chủ sở hữu bằng vốn điều lệ của công ty. Cơ cấu hình thành vốn như sau:

Bảng 2.1: Cơ Cấu vốn Cty TNHH Dược Phẩm TN năm 2005 Số

TT Tên Thành Viên Nơi đăng kí HKTT vốn gópGiá trị Phần trămvốn góp.

1 Nguyễn Trọng Tuyên Thôn Kim Châu – Xã Hoà Hiệp –KRông Ana – Đắk Lắk 150 25 2 Trần Xuân Tuân Thôn 1 – Xã Ea Đar - HuyệnEaKar - Tỉnh Đắk Lắk. 50 8.3 3 Đỗ Trọng Mười Xóm 10 – Xã Hải Lộc - Hải Hậu –Nam Định 50 8.3 4 Nguyễn Thị Thắm Số 156 - Chợ Mới - Phường TânThành – Thành phố Buôn Ma

Thuột 100 16.6

6 Vũ Minh Công Xã Cư Wi – Krong Ana - Đắk Lăk 50 8.3 7 Mai Thị Lệ Thuỷ Số 156 Chợ Mới - Phường TânThành – Tp Buôn Ma Thuột 50 8.3 8 Lý Đặng Vũ Hà Tổ 11 Khu phố 3, Phường Tân An,TP Buôn Ma Thuột 100 16.6

600 100

Cộng

5 Nguyễn Hồng Hải Số 55/3 Nguyễn Trãi - PhườngThành Công – Buôn Ma Thuột. 50 8.3

(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH Dược phẩm TN)

Thay đổi vốn theo tình hình hoạt động. Đầu năm 2008 với nhu cầu mở rộng thị trường, phát triển thêm ngành nghề kinh doanh, nhu cầu phát triển bền vững...Công ty quyết định tăng vốn lên 2 tỉ đồng. Trong đó bao gồm vốn tự có của các thành viên là 1.5 tỷ và vốn vay theo nghị quyết của hội đồng thành viên.

Cơ cấu vốn góp theo nhu cầu mở rộng nh ư sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn Cty TNHH Dược phẩm TN mở rộng

Số

TT Tên Thành Viên Nơi đăng kí HKTT

Giá trị vốn góp Phần trăm vốn góp.

1 Nguyễn TrọngTuyên Thôn Kim Châu – Xã Hoà Hiệp– KRông Ana – Đắk Lắk 300 20 2 Trần Xuân Tuân Thôn 1 – Xã Ea Đar - HuyệnEaKar - Tỉnh Đắk Lắk. 200 13.33 3 Đỗ Trọng Mười Xóm 10 – Xã Hải Lộc - HảiHậu – Nam Định 150 10

4 Nguyễn Thị Thắm Số 156 - Chợ Mới - PhườngTân Thành – Thành phố Buôn

Ma Thuột 200 13.33

6 Vũ Minh Công Xã Cư Wi – Krong Ana - ĐắkLăk 200 13.33 7 Mai Thị Lệ Thuỷ Số 156 Chợ Mới - Phường TânThành – Tp Buôn ma Thuột 100 6.67 8 Lý Đặng Vũ Hà Tổ 11 Khu phố 3, Phường TânAn, TP Buôn Ma Thuột 200 13.33

Cơ cấu vốn công ty TNHH Dược phẩm TN mở rộng

5 Nguyễn Hồng Hải Số 55/3 Nguyễn Trãi - PhườngThành Công – Buôn Ma Thuột. 150 10

(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH Dược phẩm TN)

2.2.3.2. Nguồn nhân lực.

Trong quá trình phát triển Công ty rất chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho phương hướng phát triển lâu dài của công ty. Nhất là các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên, chú trọng nhất là chính sách tiền lương, thưởng, chế độ bảo hiểm phù hợp, Đặc biệt đối với nhân viên thị trường là việc tính thu nhập dựa trên doanh số mà họ thực hiện cùng với một khoản tiền lương cố định tháng, điều đó không những thúc đẩy họ phát huy hết khả năng của chính họ mang lại mối lợi cho chính bản thân họ m à còn mang lại hiệu quả hoạt động cho công ty.

Văn phòng: 05 người.

Nhân viên thị trường gồm 15 người, trong đó nhân viên biên chế 11 người, nhân viên cộng tác bán hàng 04 người.

Trong trường hợp doanh số của Cộng tác vi ên đạt 50 000 000 đồng/ tháng thì có thể ký hợp đồng trở thành nhân viên biên chế của công ty.

Công ty có quy định riêng đối với nhân viên nhằm mục đích tạo nét văn hóa doanh nghiệp cho công ty:

Các cấp lãnh đạo, quản lý, nhân viên phải đối xử với nhau như là đối xử với khách hàng.

Nhân viên là một trong những khách hàng quan trọng nhất của Ban lãnh đạo. Nhân viên “hữu ích” là tài sản quan trọng nhất của Công ty.

2.2.3.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu.1. Sản phẩm phân phối. 1. Sản phẩm phân phối.

Sơ đồ 2.2:Sơ đồ sản phẩm phân phối

Là một Cty phân phối dược phẩm, Công ty nhập hàng từ những nhà cung cấp theo từng mặt hàng và phân phối ra thị trường. Thị trường bao gồm những đại lý bán lẻ và những Cty phân phối dược phẩm.

TAYNGUYEN PHARM

Thuốc đông dược

Nhóm hàng MP

NhómTP chức năng

Mặt hàng của công ty có khoảng 300 mặt hàng theo từng chủng loại và nhóm khác nhau.

Bảng 2.3.Các loại sản phẩm công ty phân phối

2. Hệ thống phân phối.

Sơ đồ 2.3:Sơ đồ hệ thống phân phối

Khách hàng của công ty là những nhà thuốc, bệnh viện, quầy mỹ phẩm, quầy tạp hóa. Công ty trực tiếp phân phối sản phẩm tới khách h àng theo đơn đặt hàng của

Công ty Bệnh viện Nhà thuốc Quầy mỹ phẩm Trình Dược viên Quầy Tạp hoá Thực phẩm chức năng Thuốc chữa bệnh,

vật tư y tế sản phẩm chăm sócngoài da Sản phẩm thiết yếu nguồngốc thảo dược

Hoạt huyết dưỡng não Tezpinbenzoat

Bổ tỳ dưỡng cốt Thuốc xịt mũi Hacinol CanxiumA- D Vitamin3B...

Kem dưỡng da chống nắng Tây Thi Kem trang điểm Tây Thi

Nước dưỡng da Tây Thi Lostovin

Bộ sản phẩm Tây Thi... Viên uống dưỡng da Tây Thi Viên uống Tuần Hoàn não Viên uống Suncurmin.... Bông y tế

Bơm kim tiêm

Các dụng cụ dùng trong y tế khác

Nhóm khác Nhóm hàng Mỹ phẩm

Thuốc đông dược

Nhóm thực phẩm chức năng

khách hàng qua trình dược viên. Trình dược viên có trách nhiệm chăm sóc khách hàng và thu hồi công nợ.

3. Tình hình tiêu thụ.

Doanh thu Tỉ trọng Doanh Thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng

Đắk Lắk 961,559,283 21.22 1,389,651,512 25.17 1,682,348,068 24.78 Gia Lai 782,367,285 17.26 953,249,878 17.27 1,285,665,893 18.94 Đắk Nông 631,368,463 13.93 783,215,263 14.19 805,344,766 11.86 Lâm Đồng 558,614,537 12.33 516,194,833 9.35 684,521,482 10.08 Kon Tum 656,306,522 14.48 622,351,540 11.27 867,483,229 12.78 Khác 941,349,231 20.77 1,256,526,486 22.76 1,463,273,626 21.55 Tổng 4,531,565,321 100.00 5,521,189,512 100.00 6,788,637,064 100.00 Bảng 2.4:Bảng tổng hợp doanh thu theo thị trường

Đvt: VNĐ

Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu Tỉ trọng Doanh Thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sản phẩm rượu thuốc amakong tại công ty tnhh dược phẩm tây nguyên (Trang 29 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)