Các học thuyết về tạo động lực

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần phương minh (Trang 26 - 32)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận chung về động lựclàm việc của người lao động

1.1.6 Các học thuyết về tạo động lực

Có nhiều học thuyết về động lực lao động, tuy nhiên các học thuyết đều có một kết luận chung là việc tăng cường động lực đối với người lao động sẽ dẫn đến nâng

cao thành tích lao động và các thắng lợi lớn hơn của tổ chức. Các học thuyết cơ bản về

1.1.6.1 Học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1943)

Abraham (Harold) Maslow (1908 –1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ. Ông

được thế giới biết đến qua mơ hình nổi tiếng Tháp nhu cầu. Có thể nói Maslow là

người đầu tiên phát hiện ra con người làđộng vật có nhu cầu. Ơng cho rằng con người

có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thỏa mãn. Ơng chia nhu cầu đó thành 5 loại và được biểu diễn dưới dạng tháp như sau:

Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow

(Nguồn: Maslow, 1943)

Theo Maslow thì khi mỗi một nhu cầu trong số những nhu cầu đó được thỏa mãn thì nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng. Sự thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân sẽ

đi theo thứ bậc như trên và mặc dù khơng có một nhu cầu nào được thỏa mãn hồn tồn nhưng nếu một nhu cầu nào đó được thỏa mãn thì về cơ bản nó sẽ khơng cịn tạo động lực cho con người nữa.Vì thế theo Maslow để tạo động lực cho người lao động,

người quản trị cần tìm hiểu xem nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống nhu cầu này và hướng sự thỏa mãn vào các nhu cầu có thứbậc cao hơn.

1.1.6.2 Học thuyết kỳvọng của Victor Vroom

Thuyết kỳ vọng của của giáo sư, tiến sĩ khoa học trường Đại học Michigan (Hoa Kỳ) đưa ra là một lý thuyết rất quan trọng trong lý thuyết tạo động cơ làm việc

trong tổ chức, bổ sung lý thuyết về tháp nhu cầu của A. Maslow. Khác với Maslow, Victor Vrom không tập trung nhiều vào nghiên cứu nhu cầu mà chủ yếu tập trung vào nghiên cứu kết quả. Thuyết kỳ vọng của V. Vroom được xây dựng theo công thức:

Hấp lực x Mong đợi x Phương tiện = Sự động viên

Trong đó:

- Hấp lực (phần thưởng) = sức hấp dẫn cho một mục tiêu nào đó

- Mong đợi (thực hiện cơng việc) = niềm tin của nhân viên rằng nếu nỗ lực làm việc

thì nhiệm vụ sẽ được hồn thành

- Phương tiện (niềm tin) = niềm tin của nhân viên rằng họ sẽ nhận được đền đáp khi

hoàn thành nhiệm vụ.

Thành quả của ba yếu tố này là sự động viên- nguồn sức mạnh mà nhà lãnhđạo

có thể sử dụng để giúp tổ chức mình hồn thành mục tiêu đãđề ra.

Victor Vroom cho rằng: Cá nhân mong muốn một nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó phải dẫn đến những kết quả hoặc phần

thưởng như mong muốn. Học thuyết gợi ý cho các nhà quản trị cần phải làm cho người lao động hiểu rõ mối quan hệ giữa nỗ lực - thành tích - kết quả và cần phải tạo nên sự hấp dẫn của các kết quả/ phần thưởng đối với người lao động.

Mặc dù học thuyết của Vroom gặp phải sự chỉ trích và phê phán, tuy nhiên cho

đến nay có thể thấy rằng học thuyết này giải thích tồn diện về động lực.

1.1.6.3 Học thuyết cơng bằng của Stacy Adams

J.Stacy Adams cho rằng mọi cá nhân luôn muốn được đối xử công bằng và

đúng đắn trong tổ chức. Các cá nhân trong tổ chức có xu hướng so sánh các quyền lợi

mìnhđược hưởng cho cơng sức mình bỏ ra với quyền lợi người khác được hưởng cho

công sức họ bỏ ra. Nếu điều đó là công bằng sẽ khuyến khích họ. Vì vậy để tạo ra

được động lực người quản lý cần tạo ra và duy trì sự cơng bằng giữa đóng góp cá nhân

và quyền lợi mà cá nhân đó được hưởng.

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động:

1.1.7.1 Các yếu tốthuộc vềbản thân người lao động

- Nhu cầu của cá nhân: Bao gồm nhu cầu vật chất và tinh thần. Con người ở một khoảng khơng gian nhất định ln có nhiều nhu cầu khác nhau. Nhu cầu cá nhân càng

cao, càng đa dạng thì địi hỏi động lực lao động cũng phải càng lớn và ngược lại.

Trong những nhu cầu đó, nhu cầu nào đã chín muồi sẽ là động cơ mạnh nhất quyết

định hành vi của họ. Khi nắm được nhu cầu của nhân viên, nhà quản trị sẽ tìm các biện

pháp quản trị thích hợp để động viên và khuyến khích nhân viên nỗ lực làm việc. - Mục tiêu cá nhân: Chính là động cơ thôi thúc người lao động làm việc. Mục

tiêu đặt ra càng cao thì càng cần phải tăng cường nỗ lực cá nhân để đạt được mục tiêu đó, do vậy động lực của mỗi người cũng cao hơn và ngược lại.

- Trìnhđộ học vấn của người lao động:

Trình độ học vấn của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác kích thích lao động của doanh nghiệp. Người lao động có trình độ học vấn cao sẽ có địi hỏi về đãi ngộ cao hơn người có trình độ học vấn thấp. Người có trình độ học vấn cao sẽ

muốn được làm trong một môi trường tốt và công việc phù hợp với họ. - Tuổi tác, giới tính của người lao động:

Tuổi tác và giới tính của người lao động cũng ảnh hưởng đến cơng tác tạo động lực của doanh nghiệp. Bời yếu tố tuổi tác và giới tính liên quan tới yếu tố tâm lý của mỗi người. Trẻ có tâm lý khác già, nữ có tâm lý khác nam. Do vậy với mỗi lứa tuổi và giới tính khác nhau thì nhà quản lý cần sử dụng những kích thích khác nhau để phù hợp với mỗi người, từ đó mới phát huy được tác dụng thực sự của các kíchthích.

- Hồn cảnh gia đình người lao động:

Phải căn cứ vào hoàn cảnh của từng người lao động để có hình thức động viên kịp thời. Đối với những người lao động có hồn cảnh khó khăn thì những lời động viên chia sẻ của những người quản lý sẽ là một liều thuốc rất hữu hiệu với họ, những

món quà động viên tinh thần rù mang ý nghĩa vật chất nhỏ nhưng lại chứa đựng một

giá trị tinh thần to lớn. Từ đó họ sẽ thấy mình gắn bó với doanh nghiệp hơn, cố gắng cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.

1.1.7.2 Các yếu tốthuộc vềcơng việc

- Tính hấp dẫn của công việc: Một công việc hấp dẫn và thú vị sẽ giúp cho người

lao động có động lực làm việc hơn, họ sẽ cảm thấy yêu thích cơng việc đang làm và

kích thích tinh thần, khả năng làm việc của họ.

- Đặc điểm của công việc: Khi nhân viên được nhận một công việc phù hợp với

- Mức độphức tạp, mức độchun mơn hóa của cơng việc

- Nội dung cơng việc, tính đa dạng phong phú cũng như mức độ hấp dẫn của công việc

- Sự địi hỏi vềkỹ năng nghềnghiệp và mức độhao phí vềtrí lực

1.1.7.3 Các yếu tốthuộc vềtổchức

 Mơi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp

- Văn hóa của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến cách tuyển chọn nhân viên, đếm hành vi

công tác, đến thái độ của cấp trên với cấp dưới, đến công tác đánh giá thực hiện cơng

việc và qua đó ảnh hưởng đến cơng tác tạo động lực lao động.

Văn hoá doanh nghiệp được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển

của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Một quốc gia khơng thể tồn tại và phát triển nếu khơng bảo tồn, gìn giữ được những nét văn hóa riêng của mình. Cũng như vậy, một doanh nghiệp sẽ khơng thể có một sự nghiệp lâu dài, bền vững nếu khơng có một nền văn hóa đặc thù hoặc tệ hơn,

mơi trường vănhóa của doanh nghiệp lại là một bầu khơng khí căng thẳng ức chế hoặc

đầy rẫy bất cơng.

- Chính sách của doanh nghiệp.

Chính sách của doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến việc tạo động lực thông qua các kích thích vật chất mà còn ảnh hưởng đến việc tạo động lực thơng

qua các kích thích tinh thần. Chính sách tài chính của doanh nghiệp phải đảm bảo

được tính cơng bằng nhằm tránh tình trạng so bì, đố kỵ trong nội bộ doanh nghiệp

dẫn đến bất hịa nội bộ.

Chính sách tài chính của doanh nghiệp nếu được xây dựng một cách cơng khai, có tình có lý thì khiđó nó sẽ trở thành một động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến việc tạo động lực thơng qua kích thích vật chất mà cịnảnh hưởng đến tạo động lực thơng qua kích

thích về tinh thần. Bởi thật đơn giản nếu doanh nghiệp khơng có tài chính vững chắc thì làm sao có thể thanh toán lương, thưởng cho người lao động, làm sao doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư trang bị để nâng cao điều kiện làm việc, làm sao doanh nghiệp có thể có điều kiện đảm bảo an toàn cho người lao động khi họ làm việc được.

Xa hơn nữa là nếu khơng có tiền thì doanh nghiệp làm sao doanh nghiệp có thể tổ

chức những buổi dã ngoại, liên hoan tập thể để nâng cao tinh thần đoàn kết cho

người lao động trong doanh nghiệp...

- Phân tích cơng việc:

Phân tích cơng việc là công việc đầu tiên cần phải biết của mọi nhà quản trị nhân sự. Phân tích cơng việc mở đầu cho vấn đề tuyển dụng nhân viên, là cơ sở cho việc bố trí nhân viên phù hợp. Một nhà quản trị không thể tuyển chọn đúng nhân viên, đặt

đúng người vào đúng việc nếu khơng biết phân tích cơng việc. Mục đích chủ yếu của phân tích cơng việc là hướng dẫn giải thích cách thức xác định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công việc và cách thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí những người như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất.

- Đánh giá thực hiện công việc:

Hiện nay trong các doanh nghiệp ở nước ta đang áp dụng rất nhiều phương pháp

đánh giá thực hiện cơng việc khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hoặt một số phương pháp đánh

giá thực hiện công việc tùy theo mục đích của việc đánh giá. Những phương pháp đó phải đánh giá được người lao động một cách khách quan, chính xác và cơng bằng. Có

như vậy người lao động mới cảm thấy hài lịng và làm tốt nhiệm vụ của mình.  Mơi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp.

- Lương bổng trên thị trường

Trong cùng một ngành nghề, doanh nghiệp cần chú ý đến mức lương thịnh hành trên thị trường, để từ đó có chính sách lương bổng ở doanh nghiệp mình cho hợp lý.

Đó là chế độ đảm bảo tính cạnh tranh nhằm thu hút và duy trì lực lượng lao động đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.

- Chi phí sinh hoạt.

Lương bổng phải phù hợp với chi phí sinh hoạt, đó là quy tắc chung của bất cứ

quốc gia nào. Các doanh nghiệp phải đảm bảo mức lương tối thiểu do nhà nước quy

định và khi có biến động về giá cả thì phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với sự

biến động đó nhằm đảm bảo được cuộc sống cho công nhân viên và gia đình họ. Từ đó họ mới chú tâm vào cơng việc của mình.

- Cơng đồn.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều có mặt tổ chức cơng đoàn.

Cơng đồn là người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Các doanh

nghiệp muốn đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến tổ chức cơng đồn. Có được sự ủng hộ của cơng đồn thì kế hoạch kích thích nhân sự sẽ diễn ra dễ dàng hơn và thành công hơn.

- Luật pháp.

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển luôn luôn chịu sự điều chỉnh của nhà nước thông qua công cụ của mình là luật pháp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp phải tuân

theo đúng luật pháp quy định. Do đó những đãi ngộ của doanh nghiệp với người lao động cũng phải tuân theo đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần phương minh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)