Một số hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK - PGD 3/2 (Trang 81 - 86)

2.2 .1Hoạt động CVTD tại TCB – PGD 3/2

2.2.3.2 Một số hạn chế tồn tại và nguyên nhân

+ Những hạn chế tồn tại:

- Thứ nhất, chưa tối đa hóa doanh số cho vay tiêu dùng: bên cạnh những điểm mạnh vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu như chưa tối đa doanh số cho vay tiêu dùng. Cụ thể là trong thời gian qua, doanh số cho vay tiêu dùng tại TCB có tăng nhưng vẫn cịn thấp so với các PGD trong cùng hệ thống. Hơn thế nữa, TCB 3/2 nằm ở vị trí có nhiều khu dân cư đơng đúc nhưng vẫn chưa tối đa hóa được doanh số cho vay tiêu dùng. Và thời điểm h iện nay, khi nền kinh tế đang dần hồi phục sau khủng hoảng toàn cầu, với biến động mạnh của giá vàng, ngoại tệ, giá xăng dầu đã làm chỉ số tiêu dùng tăng mạnh, lạm phát tăng cao, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu của người dân, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển tín dụng ngân hàng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng.

-Thứ hai, khâu marketing cịn yếu: trên tồn hệ thống Ngân hàng thì Techcombank có hoạt động marketing vơ cùng lớn mạnh. Nhưng, tại TCB 3/2 thì tuy địa bàn hoạt động rộng nhưng việc quảng bá chưa thật sự rõ nét tại chính khu vực mình ở. Hầu hết các tờ rơi, bảng, áp phích quảng cáo đều ở trong Phòng, ở những nơi khách hàng ít nhìn đến vì mặt bằng tương đối hẹp.

- Thứ ba, vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu vẫn chưa được giải quyết tốt. Mặc dù PGD đã có những biện pháp để hạn chế rủi ro, xử lý nợ tuy tỷ lệ nợ quá hạn có giảm qua các năm từ 2009 - 2011 nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao trong suốt thời gian qua. Việc mở rộng và phát triển cho vay đồng thời phải đảm bảo chất lượng món vay đã đặt ra cho PGD yêu cầu phải giải quyết món nợ, thu hồi nợ, đơn đốc KH trả nợ.

Việc phân tích và đánh giá KH chưa cao, chưa được triển khai định kỳ để từ đó tìm giải pháp tư vấn, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thu hồi nợ.

- Thứ tư, việc gọi vốn trung và dài hạn thời gian qua gặp nhiều khó khăn, trong khi chiếm một tỷ trọng lớn trong tín dụng tiêu dùng là cho vay trung và dài hạn.

- Thứ năm, chính sách hạn chế cho vay tiêu dùng của NHNN trong những năm gần đây cũng có tác động khơng nhỏ đến kết quả kinh doanh của hệ thống NH nói chung và NH Techcombank nói riêng.

Năm 2011, các tổ chức tín dụng phải giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%. Theo đó, Chỉ thị số 01/CT- NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 1 tháng 3 năm 2012 nhằm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động, các dự án, phương án có hiệu quả; kiểm so át tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực khơng khuyến khích (cho vay phi sản xuất) so với tổng dư nợ cho vay không quá 16% .Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, NHNN áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.

+ Nguyên nhân của những tồn tại:

- Sở dĩ doanh số cho vay chưa cao là do nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi khủng hoảng, gặp rất nhiều khó khăn.

Cùng với một số chính sách và quy định, pháp lý mới cũng đã ảnh hưởng tới thị trường như: Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

Nghị định 69/2009/QĐ-CP về vấn đề giải phóng mặt bằng được Chính phủ được ban hành vào ngày 13/8/2009 nhưng lại được thực thi vào năm 2010; đồng thời, tình hình thị trường ơ tơ năm 2010 khó khăn hơn nhiều so với 2009 do tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và việc Chính phủ chấm dứt gói kích cầu từ tháng 1/2010. Sự khởi sắc về doanh số bán có diễn ra trong tháng 10/2010, nhưng chưa thật rõ ràng thì thơng tin giảm thuế đã khiến thị trường ô tô trùng lại. Tâm lý dè chừng, chờ đợi của người tiêu dùng cùng với chính sách mới của Nhà Nước đã gây khó khăn cho việc kinh doanh của NH.

Lãi suất cũng chính là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến tín dụng tiêu dùng. Lãi suất cao khiến khách hàng ngại vay. Ngược lại, phía ngân hàng cũng khó đẩy mạnh hoạt động cho vay với các khoản vay có lãi suất cao, bởi lãi cao thường tỷ lệ thuận với rủi ro, trong khi nguyên tắc đặt ra là không được nới các điều kiện an tồn tín dụng.

- Hoạt động marketing chưa được chú trọng: công tác quảng bá hình ảnh chỉ quảng bá hình ảnh chung của tồn hệ thống chứ chưa tập trung đi sâu vào PGD để phát triển hoạt động marketing ở PGD.

- Nợ quá hạn, nợ xấu của đối tượng khách hàng cá nhân vẫn còn tồn tại là do đặc điểm của khách hàng cá nhân, khi KH cá nhân vay ngân hàng thì thơng tin của khách hàng thường rất ít, việc thẩm định tư cách uy tín của khách hàng cũng tương đối khó hơn so với khách hàng là tổ chức kinh tế. NH lấy thông tin thông qua hồ sơ vay vốn, hoặc các cán bộ trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với KH. Chưa có một phương tiện thơng tin cụ thể nào về KH cũng như sự giúp đỡ của các cơ quan đơn vị nơi mà KH đang cơng tác. Khi đó, KH có thể cung cấp c ho NH những thơng tin sai lệch, làm khó khăn cho việc thẩm định của NH. Hơn nữa, lãi suất cho vay tiêu dùng luôn cao hơn so với các khoản cho vay khác. Trước những khó khăn của nền kinh tế, các KH đã vay trước đây đứng trước tình thế khơng có khả năng trả nợ hoặc có khả năng nhưng chưa muốn trả vì khó khăn trong việc vay lại và vay lại với lãi suất cao hơn nhiều. Lãi suất phạt (bằng 150% lãi suất vay trước đó) vẫn thấp hơn lãi suất vay mới nên KH …thà chịu phạt lợi hơn vay mới….

- Do thói quen sử dụng tiền mặt của các tầng lớp dân cư khơng có nhu cầu giao dịch với Ngân hàng đã hình thành từ lâu, sự hiểu biết của người dân về các sản phẩm dịch vụ của NH cịn hạn chế. Bên cạnh đó, tâm lý người dân nói chung là muốn gửi tiền vào NH với kỳ hạn ngắn, khi cần có thể rút ra chi tiêu mà vẫn có lãi như mong muốn. Hơn nữa, sự cạnh tranh của các NH và các định chế tài chính khác sẽ làm phân tán nguồn vốn huy động. Do vậy mà tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động, gây khó khăn cho việc tạo lập nguồn vốn để cho vay các dự án lớn với thời gian dài.

- Nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp làmăn thua lỗ, lâm vào tình trạng khủng hoảng, một số đã phải tuyên bố phá sản, số còn lại cũng đang đứng trên bờ vực phá sản. Trước tình hình đó, để cứu doanh nghiệp thì NHNN đã ban hành chính sách siết chặt tín dụng tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH.

 Thêm vào đó, chưa có quy trình tín dụng riêng đối với CVTD nói chung và đối với từng sản phẩm nói riêng, quy trình cho vay cịn khá rườm rà, q nhiều giấy tờ gây khó khăn cho KH. Định giá tài sản đảm bảo còn quá thấp, là cơ sở chắc chắn để NH nắm giữ các khoản vay nhưng lại gây trở ngại cho KH, một số KH đã bỏ NH vì lý do này.

Các văn bản pháp lý chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ: những văn bản pháp luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự, luật đất đai,... có liên quan đến vấn đề cho vay chưa đồng bộ, cịn có mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn cho PGD trong việc thực hiện đánh giá KH, thu nhập của KH, giá trị tài sản đảm bảo, phân định trách nhiệm và quyền lợi tín dụng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NH TECHCOMBANK – PGD 3/2

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của NH:

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, việc đẩy mạnh CVTD là xu hướng tất yếu, đồng thời đó cũng là chiến lược, là mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng cho các NH thương mại Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao trong khu vực Đông Nam Á, và với dân số trên 86 triệu người, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện mạnh mẽ thì đây được xem là thị trường tiềm năng để các NH mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động CVTD.

Nắm bắt được xu hướng chung đó nên NH Techcombank …PGD 3/2 đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể trong năm 2012 như sau:

- Tăng nguồn vốn lên 20% so với năm 2011 trong đó tiền gửi từ khu vực dân cư chiếm khoảng 60%.

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

- Tỷ lệ thu dịch vụ 20% tổng thu nhập rịng.

- Về tài chính: PGD có kế hoạch đảm bảo đủ về tài chính để chi trả lương cho nhân viên theo quy định và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Định hướng chuyển dịch cơ cấu dư nợ, phấn đấu duy trì cơ cấu dư nợ trung dài hạn chiếm khoảng 45% tổng dư nợ. Mở rộng hơn nữa hoạt động CV TD, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay hộ gia đình.

- Tăng tỷ lệ nợ cho vay có tài sản đảm bảo.

- Đẩy mạnh chiến lược thu hút KH thông qua cơng tác marketing, chính sách lãi suất, dựa trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả. Nâng cao tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên NH nhằm làm hoàn thiện bộ mặt NH.

-Việc mở rộng và phát triển CVTD phải phù hợp với mọi đối tượng KH và có cơ cấu hợp lý. Một chiến lược rõ ràng về khách hàng mục tiêu, sản phẩm và khu vực hoạt động.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK - PGD 3/2 (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w