11 năm qua, Oxfam Đoàn kết Bỉ và Hội Nông dân Hòa Bình đã hợp tác với nhau trên cơ sở có sự chia sẻ về sứ mệnh và mục tiêu cùng hướng tới một thế giới công bằng, không có đói nghèo và bất công, thể hiện sự đoàn kết vượt ra ngoài quy mô của việc thực hiện các chương trình và hoạt động cụ thể. Quá trình làm việc, Oxfam Đoàn kết Bỉ luôn nhìn nhận tôn trọng sự khác biệt của Hội Nông dân Hòa Bình, thường xuyên giao ban, đối thoại, thảo luận và cùng nhau tin tưởng rằng người nghèo phải được hưởng các quyền cơ bản và cùng nhau cam kết hướng tới mục tiêu bình đẳng và tôn trọng sự đang dạng.
Trong quá trình hợp tác Oxfam Bỉ và Hội đã chú trọng đến việc xác định mục tiêu chung; đồng thời phát huy những thế mạnh của Hội Nông dân Hòa Bình không chỉ đơn thuần là việc tuyên truyền chính sách của nhà nước mà còn là một tổ chức tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của người nông dân liên quan đến vấn đề giống, đất đai… đem tiếng nói của nông dân, của tổ chức Hội đến các nhà hoạch định chính sách.
Với nguyên tắc tôn trọng độc lập và tự chủ hướng tới mục tiêu hỗ trợ và phát triển tổ chức và thể chế cho đối tác, chính vì vậy mà Oxfam Bỉ đã không áp đặt quan điểm của mình lên Hội Nông dân Hòa Bình, luôn sẵn sàng tạo ra cơ hội để đối thoại, thảo luận về mục tiêu, kết quả và tác động của chương trình và tìm được một đường hướng chung. Cũng từ nguyên tắc này mà quá trình làm việc, HND Hòa Bình đã học hỏi và áp dụng được tính dân chủ giữa người nông dân, cán bộ với lãnh đạo của Hội sẵn sàng trao đổi chia sẻ thoải mái những việc mình làm để tìm đến một điểm chung, một quyết định đúng đắn và hiệu quả.
Trong 11 năm quan hệ hợp tác, Oxfam Bỉ luôn nhìn nhận Hội Nông dân Hòa Bình là đối tác quan trọng và tin cậy; do vậy mà Hội Nông dân Hòa Bình cũng đã cam kết tuân thủ thực hiện các chuẩn mực trong quản lý tài chính, có trách nhiệm với toàn bộ nguồn tài chính mà Oxfam Bỉ giao cho Hội quản lý. Hội đã chủ động lập kế hoạch tài chính và tổ chức triển khai thực hiện sao cho
phù hợp, hiệu quả đồng thời xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, đánh giá thường xuyên có trao đổi sự hỗ trợ của Oxfam Bỉ. Chính việc trao quyền của oxfam Bỉ nên Hội Nông dân đã ngày càng tự chủ, thay đổi cách làm việc phát huy ý tưởng sáng tạo của cán bộ Hội Nông dân tỉnh và cũng chính từ đó mà lãnh đạo Hội cũng đã chủ động trao quyền cho cơ sở và người nông dân của mình chủ động trong việc lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động tại cộng đồng.
Từ việc Oxfam Đoàn kết Bỉ luôn cam kết hỗ trợ nguồn lực cho Hội Nông dân Hòa Bình phát triển tổ chức, nâng cao năng lực giúp Hội thực hiện mục tiêu đã thống nhất chứ không hỗ trợ từ một góc nhìn dự án. Do vậy mà Hội Nông dân Hòa Bình đã xây dựng được chiến lược phát triển tổ chức của mình đến 2020, xây dựng được hệ thống quản lý thông tin hai chiều của Hội hoạt động hiệu quả. Cán bộ trong hệ thống Hội luôn có được cơ hội học hỏi kiến thức, rèn luyện kỹ năng trao đổi, đối thoại làm việc một cách tích cực chủ động hiệu quả. Nhiều cán bộ có khả năng viết đề xuất, quản lý dự án, có khả năng thực hiện và hướng dẫn người khác cùng thực hiện phân tích cộng đồng, phân tích chính sách và đưa ra được khuyến nghị tới các nhà hoạch định chính sách. Hiện tại Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ giảng viên nòng cốt có 16 người là cán bộ Hội cấp tỉnh, huyện và cơ sở đã rất tự tin và thành thạo trong thiết kế, tổ chức và điều hành các cuộc hội thảo, tập huấn, các hoạt động nghiên cứu phân tích… biết phát huy tối đa sự tham gia của tất cả mọi người, tạo dựng được uy tín và niềm tin với hội viên ở cơ sở.
Đến nay khi oxfam Bỉ rút đi, dự án không còn nữa nhưng năng lực của cán bộ trong hệ thống tổ chức Hội nông dân Hòa Bình vẫn còn đó và tổ chức Hội Nông dân giờ đây đã ở một vị thế mới, đã làm chủ được cách làm, được các cấp, các ngành của tỉnh và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thừa nhận. Mặc dù không còn oxfam Bỉ hỗ trợ nữa nhưng với năng lực hiện tại, Hội Nông dân Hòa Bình vẫn có thể tiếp tục phát huy vai trò là tác nhân cho sự thay đổi vì sự tiến bộ của xã hội.
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1 Đặc điểm địa bàn Phường Thượng Thanh
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý
BẢN ĐỒ KHU ĐÔ THỊ MỚI THƯỢNG THANH
Phường Thượng Thanh có diện tích đất tự nhiên là 484,4ha. Có địa hình phức tạp, chạy dài từ Cầu Đuống đến ga Gia Lâm.
Phía Bắc giáp sông Đuống.
Phía Đông giáp phường Đức Giang Phía Nam giáp phường Ngọc Lâm Phía Tây giáp phường Ngọc Thụy.
b, Địa hình
Địa hình phường thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp của sông Đuống là chủ yếu. Địa hình tương đối bằng phẳng.
c, Khí hậu
Phường Thượng Thanh thuộc vùng châu thổ sông Hồng nên khí hậu mang nét tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới
ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa
phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu ở đây là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân)
và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.[13]
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Tình hình sử dụng đất
Theo điều tra thống kê của phòng địa chính phường năm 2012 thì tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 484,4 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 25,1% ( 121,6 ha) , đất thổ cư chiếm 35,5% ( 172 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 12,08% ( 58,5 ha), đất chưa sử dụng chiếm 3,1%(15ha), diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 5ha chiếm 1,03%
* Tình hình sản xuất nông nghiệp, nông dân của Hội viên Hội Nông dân phường Thượng Thanh.
- Thực hiện chỉ đạo của Hội Nông dân Quận, Nghị quyết của Đảng bộ phường Thượng Thanh, chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn quận giai đoạn 2010-2015 tiếp tục theo hướng nông nghiệp đô thị
sinh thái gắn với thị trường, đa dạng hóa cây trồng như : sản xuất rau an toàn, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản nhằm tăng giá trị thu nhập trên một diện tích đơn vị canh tác. Hội đã phối hợp vận động chuyển đổi 3,8ha diện tích trồng lúa sấng trồng cây ăn quả, 1,5 ha đất bãi sàn trồng rau an toàn, đẩy mạnh phong trào nông dân giúp đỡ nhau sản xuất tăng giàu, giảm nghèo… thu nhập từ cây lúa giảm, ướn ttinhs thu nhập từ rau, cây ăn quả từ 120-180 triệu đồng/ha/năm, tăng hơn so với trồng lúa. Nông dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ sâu bệnh.
Bảng 2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp năm 2013
Đơn vị: Ha Khu vực Tổng diện tích (ha) Diện tích Lúa Diện tích Ngô Đỗ Diện tích Rau Diện tích cây ăn quả Diện tích hoang hóa Gia Quất 19,38 0 5 2,29 7,5 4,59 Thượng Cát 36,37 0 13 8 12,61 2,76 Đức Hòa 26,52 9,48 5,41 5 6,18 0,45 Xóm Lò 8,32 0 0 2,24 6,08 1,78 Thanh Am 21,71 0 0 2 18,88 0,38
(Số liệu từ hội Nông dân phường) Qua bảng 4.3. ta thấy diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp của các cụm dân cư trong phường là khác nhau trong đó Thượng Cát cao nhất với 36,37 ha thấp nhất là khu Xóm Lò 8,32 ha. Ở bảng trên ta cũng có thể thấy toàn phường hiện nay diện tích trồng lúa là thấp nhất nguyên nhân là do trồng lúa kém hiệu quả năng suất không cao, vất vả người dân không còn mặn mà với việc trồng lúa chỉ có một phần diện tích nhỏ ở Đức Hòa là bà con vẫn trồng lúa do ở đây đất màu mỡ, thủy lợi thuận tiện. Hội Nông dân cùng phối hợp với Hội Khuyến nông phường đã chuyển hướng cho người dân từ trồng lúa sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn là rau ăn toàn, cây ăn quả, …
- Cùng với trồng trọt chăn nuôi gia súc gia cầm có bước phát triển đáng kể. Riêng trâu bò để sử dụng làm sức kéo ngày càng giảm ( do cơ khí hóa khâu làm đất), năm 2011 có 255 con đến năm 2013 còn 160 con, chăn nuôi lợn nạc được thực hiện năm 2001, có hướng phát triển ở một số trang trại và hộ gia đình. Nuôi thả có được thực hiện ở những khu vực trũng chi thuê thầu trên diện tích 30ha.
- Do tác động của kinh tế thị trường, sản xuất thủ công nghiệp và dịch vụ tiếp tục phát triển với nhiều ngành như bóc đóm, ép gỗ có đầu tư trang bị máy móc, thuê nhân công lao động tại chỗ ở Thanh Am. Các nghề mộc, nề, may, hàn, vận chuyển dịch vụ thương mại mở rộng ở khắp các khu phố. Đến năm 2012 trên toàn địa bàn Thượng Thanh có trên 200 xe ô tô chở hàng và vận chuyển hành khách , 500 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, một số có điều kiện buôn bán trong các khu trung tâm thành phố. 1047 hộ với 2173 lao động làm các ngành nghề ngoài sản xuất nông nghiệp.
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu chuyển dịch kinh tế phường Thượng Thanh trong 3 năm.
(phòng thống kê lưu trữ phường Thượng Thanh)
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất 3 năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013
Sản xuất nông nghiệp 16.230 15.525 11.124
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
16.450 17.793 20.120
Thương mại- dịch vụ 15.150 17.890 21.350
(Số liệu từ phòng lưu trữ phường Thượng Thanh) Qua biểu đồ 3.1 ta có thể thấy rõ cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ- nông nghiệp sinh thái.Năm 2011 sản xuất nông nghiệp chiếm 20,3% mang về 16.230 triệu đồng nhưng đến năm 2013 chỉ còn chiếm 15,1% tương đương 11.124 triệu đồng, là do đất sản xuất nông nghiệp
của người dân bị thu hồi phục vụ quá trình đô thị hóa. Thương mại dich vụ cũng tăng nhanh mức độ tăng trung bình hằng năm là 5,8% , Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp cũng tăng nhẹ trung bình 4,3%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 18,93%
b, Tình hình về nhân khẩu
Tổng số dân phường Thượng Thanh tính đến năm 2011 là 14.253 người. Mật độ trung bình là 2.795 người/km2 với tổng số 4.122 hộ gia đình. Số người trong độ tuổi lao động là 6.500 người chiếm 45,6%, trước độ tuổi lao đông là 3.273 người chiếm 23%, sau độ tuổi lao động là 4.480 người chiếm 31,4%. Tỷ lệ hộ nghèo là 2%, số hộ làm nông nghiệp là 27%.
c, Tình hình cơ sở hạ tầng
Hàng năm, phường đã công khai quy hoạch sử dụng đất, dự kiến đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo với quy hoạch. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các hạng mục công trình đường rãnh tiêu thoát nước tại các cụm dân cư, xây dựng trụ sở các tổ dân phố, trạm y tế, trường học, nâng cấp hệ thống loa truyền thanh. Công tác quản lý đất đai được chỉ đạo sát sao, thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất hàng năm, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân đạt chỉ tiêu kế hoạch quận giao hàng năm.
Trật tự xây dựng đô thị đã có những chuyển biến tích cực, làm tốt công tác kiểm tra, xử lý những vi phạm trong trật tự xây dựng, tỷ lệ xây dựng sai phép, không phép giảm dần qua từng năm.
Công tác giải phóng mặt bằng: triển khai thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, luôn đảm bảo sự công bằng về chính sách đề bù cho người dân.
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị được quan tâm tạo dựng kết cấu hạ tầng đô thị của phường đẹp, hiện đại và đồng bộ. Hệ thống chợ đường giao thông được mở mang. Khu tái định cư, khu trung tâm văn hóa phường, các trường mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở theo tiêu chuẩn
quốc gia được đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Trên 99% đường ngõ được bê tông hóa, hệ thống chiếu sáng được lắp đặt ở tất cả các khu dân cư. 100% các hộ dân được dùng nước sạch
d, Về văn hóa-xã hội
Các hoạt động về văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, dân số, khuyến học, các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao được triển khai tích cực và ngày càng phát triển có hiệu quả, tạo được các phong trào thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân.
Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động từ thiện, cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH”. Hàng năm số gia đình đăng ký gia đình văn hóa đạt từ 98-100%, gia đình đạt gia đình văn hóa từ 83-87%, có tổ đạt 98%, tổ dân phố văn hóa đạt từ 10-30%.
Về giáo dục: 4/5 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên.
Về y tế: liên tục giữ vững trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban dầu cho nhân dân, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn phường. Về dân số - KHHGĐ: thực hiện tốt công tác dân số, hàng năm phấn đấu đảm bảo chỉ tiêu về dân số Quận giao và phường đề ra như giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3.
Về chính sách xã hội: Thực hiện chính sách đối với người có công thường xuyên được quan tâm. Hàng năm, tổ chức tu sửa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, tặng sổ tiết kiệm, tổ chức tốt các hoạt động thăm hỏi, động viên, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong các dịp lễ tết.
Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ động tấn công làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của kẻ địch và các loại tội phạm, không để xảy ra đột biến bất ngờ. Thường xuyên tuyên truyền và vận động nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm, cung cấp nhiều thông tin quan trọng để xử lý kịp thời. Xây dựng lực lượng công an, dân phòng, bảo vệ dân phố, duy trì mô hình gia đình tự phòng, tổ liên gia tự quản, giải quyết tốt những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Công an phường liên tục giữ vững danh hiệu tiên tiến xuất sắc, được nhận bằng khen và cờ thi đua của thành phố.
3.1.3 Đánh giá chung
a. Thuận lợi
- Nhân dân phường Thượng Thanh có truyền thống cách mạng lâu đời. nắm bắt thông tin nhanh , nhận thức chính trị tốt, an ninh chính trị an toàn xã hội ổn định tạo tiên đề tuyên truyền phổ biến các đường lối chủ trương của