Nội dung các hoạt động, công tác của Hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng thanh, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 85 - 95)

4.4.1.1 Nội dung hoạt động cho vay vốn hoạt động cho vay vốn 4.4.1.1.1Cơ sở pháp lý

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngay sau khi thành lập, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách đã ký với 04 tổ chức chính trị - xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các Văn bản Liên tịch, Văn bản thỏa thuận về “Thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”- điều kiện để thực hiện uỷ thác cho vay.

4.4.1.1.2 Điều kiện để cho vay ủy thác

* Đối với hộ vay:

- Phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn;

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy ước hoạt động của tổ.

* Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn:

- Được ký với Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện “Hợp đồng uỷ nhiệm đối với tổ tiết kiệm và vay vốn”.

- Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn theo đúng Quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Tổ phải tuân theo sự kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội và tuân thủ nguyên tắc công khai dân chủ, công bằng.

* Đối với các tổ chức Hội:

- Tổ chức Hội có uy tín trong nhân dân, có tín nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội, được ký các văn bản có liên quan, cụ thể:

cấp huyện Văn bản Liên tịch, Văn bản thỏa thuận về thực hiện uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

+ Tổ chức Hội cấp xã ký “Hợp đồng uỷ thác” với Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện về nội dung uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Tổ chức Hội có khả năng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước và quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Có cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, được tập huấn nghiệp vụ để thực hiện các nội dung công việc được ủy thác.

4.4.1.1.3 Các chương trình cho vay ủy thác qua tổ chức hội

Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đang ủy thác cho vay các chương trình tín dụng sau:

- Cho vay hộ nghèo

- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

- Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ -TTg - Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di dân thực hiện định canh, định cư.

- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

- Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020

- Cho vay học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/Q2007/QĐ -TTg

- Cho vay giải quyết việc làm (Đối với các dự án Hộ gia đình)

vay đến 30 triệu đồng)

- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Cho vay trả chậm nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

(Đối với các thương nhân là cá nhân vay vốn với mức cho vay đến 100 triệu đồng)

4.4.1.1.4 Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm và hoa hồng cho tổ hội

a) Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm

- Ngân hàng thực hiện chi trả lãi theo định kỳ vào các ngày 30/6 và 31/12 hàng năm hoặc khi tổ tất toán tiền gửi tiết kiệm theo phương thức nhập lãi vào gốc trên sổ tiết kiệm của tổ. Số tiền lãi được làm tròn đến 1.000 đồng, từ 500 đồng trở lên được làm tròn lên 1.000 đồng, dưới 500 đồng không tính lãi.

- Thời gian tính lãi: Kể từ ngày tổ trưởng nộp tiền vào Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Phương pháp tính lãi: theo tích số hàng tháng.

Vào kỳ giao dịch trong tháng 1 và 7 hàng năm, khi tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn đến giao dịch, ngân hàng căn cứ số tiền nhập lãi ghi trên thẻ lưu (tại ngân hàng) để ghi số tiền lãi nhập gốc vào sổ tiết kiệm của tổ, đồng thời gửi cho tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn bảng kê tính lãi nhập gốc định kỳ (mẫu số 02TK đính kèm) để tổ trưởng làm căn cứ nhập lãi vào phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên.

b) Chi trả hoa hồng ủy nhiệm thu tiết kiệm cho tổ tiết kiệm và vay vốn - Ngân hàng thực hiện chi trả hoa hồng cho các tổ tiết kiệm và vay vốn được ngân hàng ủy nhiệm thu tiết kiệm của tổ viên theo mức phí 0,1%/tháng tính trên tích số số dư hàng tháng tiền gửi tiết kiệm của tổ.

- Định kỳ trả hoa hồng thu tiết kiệm: ngân hàng thực hiện chi trả hoa hồng cho ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn theo định kỳ vào các ngày

30/6 và 31/12 hàng năm hoặc khi tổ tất toán tiền gửi tiết kiệm.

4.4.1.1.5 Quyền lợi của tổ chức Hội trong hoạt động tín dụng

Được hưởng mức phí dịch vụ ủy thác do Ngân hàng Chính sách xã hội chi trả theo quy định hiện hành, công thức tính như sau:

Tiền phí

uỷ thác = Mức phí uỷ thác Lãi suất cho vay

x Số tiền lãi thực thu x Tỷ lệ phí uỷ thác theo chất lượng dư nợ - Mức phí dịch vụ ủy thác: Hiện nay, mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho tổ chức Hội (04 cấp) là 0,045% tính trên dư nợ có thu được lãi (mức phí này không cố định, được thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp. Coi số phí này là 100%, được phân bổ cho các cấp Hội như sau: cấp TW: 3%, cấp tỉnh: 5%, cấp huyện 8% và cấp xã 84%.

- Lãi suất cho vay: Lãi suất trong hạn ghi trên sổ khi cho vay.

- Số tiền lãi thực thu: số tiền lãi do người vay hoặc do tổ tiết kiệm và

vay vốn nộp vào ngân hàng.

- Tỷ lệ phí uỷ thác theo chất lượng dư nợ, được quy định như sau:

Trường hợp 1: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn đến

5% thì tổ chức Hội được hưởng 100% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 2: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ

trên 5% đến 7% thì tổ chức Hội được hưởng 80% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 3: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ

trên 7% đến 10% thì tổ chức Hội được hưởng 50% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 4: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn

trên 10% thì tổ chức Hội không được hưởng phí dịch vụ uỷ thác.

Riêng số dư nợ nhận bàn giao từ các chương trình tín dụng chính sách được thực hiện bằng mức phí hiện hành (không tính đến nợ quá hạn.

SƠ ĐỒ CHO VAY Hộ nghèo Tổ UBND phường NHCSXH Tổ chức CTXH phường (7) (2) (3) (4) (8) (5) (6) (1)

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn

(mẫu số 01/TD), gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 2: Tổ chức Hội chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức họp

để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu số 03/TD trình uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại phường

Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân

hàng (Hồ sơ bao gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD và mẫu số 03/TD đã được UBND xác nhận).

Bước 4: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ, hợp

pháp của bộ hồ sơ; trình giám đốc phê duyệt cho vay, sau đó lập thông báo gửi UBND để UBND biết được kế hoạch giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội và phối hợp để bảo đảm an toàn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội (mẫu số 04/TD).

Bước 5: UBND thông báo cho tổ chức Hội

Bước 6: Tổ chức Hội thông báo cho tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên/hộ gia đình

vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.

Trong các bước cho vay nêu trên, tổ chức Hội và các tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện bước 1,2,3,5,6,7. Đây là các bước hết sức quan trọng, đặc biệt là “Xác định đối tượng được vay vốn”. Vì vậy, các tổ chức Hội phải chỉ đạo sát sao các tổ tiết kiệm và vay vốn để việc bình xét đạt được yêu cầu “Công bằng, dân chủ và khách quan”. Để làm tốt nội dung này, khi họp bình xét cần lưu ý:

chương trình

- Không được cào bằng về số tiền cũng như thời hạn cho vay

- Mục đích cho vay của mỗi hộ phải cụ thể, đúng với nhu cầu cần thiết và được các thành viên trong tổ nhất trí cao

- Việc bình xét tránh tình trạng nể nang, dẫn đến cho vay sai đối tượng, vốn vay không phát huy được hiệu quả

- Các thành viên trong tổ phải có trách nhiệm tham gia thẳng thắn với từng trường hợp hộ vay để các đối tượng được vay cũng như chưa được vay thoải mái và tin tưởng vào sự chỉ đạo của các cấp.

4.1.2.2 Nội dung hoạt động công tác kiểm tra 4.1.2.2.1 Nội dung kiểm tra

a) Kiểm tra, giám sát thực hiện Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết của Hội

- Khẳng định những mặt đã đạt được và những tồn tại, nguyên nhân. - Việc quản lý, sử dụng hội phí, quỹ hội, các nguồn vốn, chương trình dự án do Hội quản lý.

- Xem xét giải quyết kịp thời có lý, có tình những vi phạm của cán bộ, hội viên và chi hội tại nơi xảy ra vụ việc không để kéo dài, đùn đẩy lên trên.

- Kết luận, kiến nghị Ban Thường vụ xử lý những trường hợp vi phạm kỷ luật Hội.

b) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính của Hội

Hoạt động tài chính của Hội gồm có:

- Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng hội phí.

- Xây dựng và quản lý quỹ hội.

- Xây dựng, sử dụng quỹ hỗ trợ nông dân của Hội cấp trên uỷ thác và của hội viên, nông dân đóng góp.

- Các chương trình dự án kinh tế, xã hội do Hội quản lý. - Một số hoạt động tài chính khác.

Nội dung kiểm tra hoạt động tài chính của Hội cần tập trung vào việc: Thu, nộp, quản lý, sử dụng hội phí và việc xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ hoạt động của Hội. Nếu nơi nào có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, có đơn thư tố cáo hoặc đài báo nêu hiện tượng tham ô, lợi dụng về tài chính của Hội phải kịp thời đề xuất với Ban Thường vụ cho kiểm tra, xem xét, làm rõ đúng sai và có biện pháp xử lý.

c) Giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở nông thôn.

d) Tham gia hòa giải và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân; giải quyết những vụ việc của cán bộ, hội thuộc thẩm quyền của Hội.

4.1.2.2.2 Hình thức kiểm tra

Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và nội dung cần kiểm tra mà vận dụng, kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra như:

- Kiểm tra thường xuyên - Kiểm tra đột xuất - Kiểm tra định kỳ - Kiểm tra chéo

a) Kiểm tra thường xuyên

Rất quan trọng, giúp chủ thể nắm chắc tình hình mọi mặt một cách có hệ thống theo trình tự thời gian. Qua kiểm tra thường xuyên, cơ sở Hội thu được những thông tin cần thiết, kịp thời uốn nắn, bổ sung, hoàn chỉnh các quyết định và có những biện pháp chỉ đạo thực hiện sát hợp.

b) Kiểm tra đột xuất

Theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ cùng cấp, Ban Kiểm tra cấp trên yêu cầu cần làm rõ một vụ việc mới phát sinh. Khi kiểm tra đột xuất phải đảm bảo kịp thời, khách quan.

Thành phần đoàn kiểm tra do Ban Thường vụ quyết định. Các bước tiến hành như một cuộc kiểm tra bình thường.

c) Kiểm tra định kỳ

Giúp chủ thể nắm chắc tình hình trong từng thời gian nhất định để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Đây là hình thức kiểm tra tốt, nhưng nếu không có biện pháp tiến hành khéo léo, khoa học thì kết quả kiểm tra rất thấp, thậm chí có thể kết luận sai vì đối tượng được kiểm tra có đủ điều kiện, thời gian chuẩn bị đối phó.

d) Kiểm tra chéo

Là hình thức tự kiểm tra lẫn nhau giữa các tổ chức, cơ sở Hội.

4.1.2.2.3 Phương pháp kiểm tra

a) Phương pháp kiểm tra trực tiếp, tại chỗ

Quan trọng và đạt hiệu quả cao nhất: về tận nơi, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp với cán bộ, hội viên, nông dân và các đối tượng có liên quan đến nội dung cần kiểm tra; quan sát trực tiếp các hiện tượng, sự việc, sự vật để tìm bản chất của vấn đề cần kiểm tra; trực tiếp thu thập, đối chiếu, xác minh các chứng cứ, tài liệu, sổ sách, chứng từ...

Phương pháp này vừa đảm bảo tính tập trung cao độ, vừa phát huy tính dân chủ, giúp chủ thể nắm bắt sự việc chính xác nhất, trên cơ sở đó quyết định các biện pháp xử lý tối ưu.

Bác Hồ thường nhắc nhở: “Không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà

chờ người ta báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ. Vì ba điều mà phải có kiểm soát như thế:

- Có kiểm soát như thế mới biết rõ cán bộ và nhân dân tốt hay xấu. - Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan

- Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và nghị quyết”

Phổ biến là dựa vào đơn thư, kiến nghị, tin tức trên các phương tiện

thông tin đại chúng, số liệu thống kê, báo cáo của các cấp Hội… để phân tích, đánh giá và kết luận. Đây là phương pháp kiểm tra không thể thiếu, nhưng muốn đạt kết quả cao phải xử lý nghiêm ngặt các nguồn thông tin, vì nếu không sẽ dẫn đến kết luận sai lệch.

Trong thực tế, thường vận dụng cả hai phương pháp kiểm tra để phân tích, tổng hợp tình hình, làm rõ đúng, sai, tốt hoặc chưa tốt.

4.1.2.2.4 Trình tự tổ chức một cuộc kiểm tra a) Công tác chuẩn bị

- Ban Kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng tháng, quý, 6 tháng, năm, đột xuất… trình Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp phê duyệt.

- Xác định nội dung kiểm tra để quyết định hình thức kiểm tra (thường xuyên, đột xuất, định kỳ).

- Tổ chức lực lượng kiểm tra: Tùy thuộc vào nội dung cần kiểm tra để đề xuất, bố trí lực lượng tham gia kiểm tra gồm các thành viên trong Ban Kiểm tra hoặc có thể bổ sung thêm một số cán bộ, hội viên có năng lực làm công tác kiểm tra; trường hợp thật cần thiết thì mời cán bộ chuyên môn của cơ quan Nhà nước cùng tham gia.

- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện cuộc kiểm tra như: Họp đoàn,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng thanh, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w