Thực trạng bộ máy quản lý của Hội Nông dân Phường Thượng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng thanh, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Thanh

4.1.1.1 Cơ cấu tổ chức

Nông dân phường Thượng Thanh được thành lập năm 1955 với tên gọi Hội nông dân xã Thượng Thanh thuộc Hội Nông dân huyện Gia Lâm, từ năm 2003 sau khi thành lập Quận Long Biên xã Thường Thanh đổi thành phường Thượng Thanh.

Ban chấp hành hội Nông dân phường Thượng Thanh gồm 15 ủy viên ban chấp hành. Phân công các đồng chí trong Ban Chấp hành tham gia các tiểu ban

- Tiểu ban tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật- kinh tế- xã hội : gồm 11 đồng chí

- Tiểu ban kiểm tra gồm 3 đồng chí - Tiểu ban tổ chức gồm 3 đồng chí.

Toàn phường có 31 tổ dân phố chia làm 4 cụm dân cư là Thượng Cát, Gia Quất, Thanh Am, Đức Hòa- Xóm Lò, các cụm đều thành lập chi hội nông dân có 1 Chi hội trưởng và 2 chi hội phó.

a, Ban chấp hành

Ban chấp hành Hội Nông dân phường Thượng Thanh do Đại hội đại biểu Nông dân phường bầu ra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành hoạt đông dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và sự chỉ đạo của Hội Nông dân quận Long Biên.

- Nhiệm vụ của Ban Chấp hành:

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng bộ phường, nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp và nghị quyết ĐH Nông dân phường.

+ Chỉ đạo hướng dẫn các chi hội thực hiện các chủ trương nhiệm vụ công tác của cấp ủy địa phương và của Hội cấp trên.

+ Kiểm tra giám sát và đề xuất với Đảng, chính quyền và các ngành những vấn đề liên quan đến quyền lợi, đời sống của nông dân.

+ Hướng dẫn nông dân tiếp thu các tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống, chấp hành pháp luật của nhà nước, chăm lo quyền lợi chính đáng của hội viên.

+ Tăng cường củng cố kiện toàn tổ chức hội, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội, đáp ứng yêu cầu trong tình mới của địa phương.

+ Chuẩn bị nội dung chương trình và Nghị quyết triệu tập, tổ chức Đại hội đại biểu Hội Nông dân phường các kỳ ĐH tiếp theo.

b, Ban Thường vụ

- Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo các nhiệm vụ của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội và chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành. Điều hành các công việc hành ngày của hội theo chương trình công tác và sự chỉ đạo trực tiếp cảu Đảng ủy.

- Có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động công tác của chi hội đến cấp phường.

- Chuẩn bị các nội dung kì họp BCH và quyết định triệu tập BCH thường kỳ hoặc bất thường khi cần thiết.

- Quyết định phân công nhiệm vụ các đồng chí ủy viên BCH thực hiện các cương trình công tác của Hội

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch , tổ chức triển khai đến các chi hội thực hiện chương trình công tác Hội, đề xuất với cấp ủy, phối hợp vói các ngành để giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của hội viên - Theo dõi thi đua, vận động khen thưởng các chi hội, báo cáo kết quả

công tác thường xuyên , định kỳ với Hội cấp trên và Đảng ủy phường. c, Các tiểu ban

- Chỉ đạo hướng dân kiểm tra, đông đốc các hoạt động của hội tư phường đến các chi hội theo chương trình công tác của tiểu ban đã được phân công.

Nhiệm vụ của các đồng chí ủy viên do đồng chí trưởng tiểu ban phân công chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành về những nhiệm vụ được giao.

4.1.1.2 Sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các cơ quan, bộ phận khác trong phường.

a, Phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội:

Hội Nông dân phường Thượng Thanh với 3 tổ chức chức chính trị - xã hội là : Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc… của phường đã phối hợp với nhau tổ chức nhiều hoạt động đến các hội viên nông dân. Đặc biệt trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, các buổi tập huấn kiến thức về làm ăn kinh tế trong thời kì mới đã tổ chức được nhiều buổi với sự tham gia đầy đủ của người dân là hội viên của hội viên hội nông dân. Nhiều hội viên đã trở thành tấm gương điểm hình trong sản xuất kinh doanh và là những tuyên truyền viên đắc lực. Ngoài ra Hội Nông dân phường còn phối hợp với các đoàn thể để tổ chức các hội thi Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, hội thi nhà nông đua tài đã có tác động lớn đến đời sống tinh thần cũng như vất chất cho hội viên hội nông dân.

Tuy nhiên vẫn còn một số những điểm khó khăn sau:

- Thiếu địa điểm tổ chức, Cán bộ hội rất lúng túng khi tìm địa điểm thực hiên cho hội viên.

- Điều kiện làm việc còn kém, bàn ghế đã sử dụng lâu năm có dấu hiệu mối mọt, trang thiết bị chiếu sáng, quạt mát không được đầy đủ, các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn chưa được hỗ trợ giảng viên còn phải nói chay nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hội viên được phát giấy mời họp đầy đủ song họ chỉ chọn các buổi tập huấn mà họ cho là cần thiết với các buổi chỉ để tuyên truyền cho nghị quyết, hiến pháp mới của Đảng họ rất ít quan tâm. Theo kết quả điều tra 93 người là hội viên nông dân đã từng tham gia thì có 15 người đến nghe các buổi tuyên truyền về chính trị- tư tưởng chiếm 16,1%, có 73 người sẽ đến nghe các buổi về pháp luật chiếm 78,2%

b, Sự phối hợp với các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp khác

một số nội dung như hướng dẫn hội viên trồng rau sạch hay gặp mặt bàn hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi như hiện nay. Được hội viên ủng hộ rất nhiệt tình đi, đi đầy đủ không bỏ sót buổi nào.

Tuy nhiên sau khi đi nghe tập huấn rất ít người dân được hướng dẫn kĩ càng về công việc mình làm, khi có khó khăn, thắc mắc hội viên không biết hỏi ai nên thường bỏ giuẫ chừng hoặc không mặn mà với các công việc như hội đã tuyên truyên mà vẫn giữ nguyên các việc làm cũ của mình.

4.1.1.3. Sự tham gia của hội viên nông dân trong các phong trào.

Bảng 4.2. Tình hình tham gia các hoạt động của Hội viên Nông dân năm 2013 Các hoạt động/ Cụm Gia Quất (220) Thượng Cát (246) Thanh Am- Xóm Lò ( 453) Đức Hòa (111) Số người Tỉ lệ Số người Tỉ lệ Số người Tỉ lệ Số ngườ i Tỉ lệ Tuyên truyền tư tưởng đường lối, CS Đăng 78 35.4% 100 40,7 % 220 48,6% 56 50,5% Tuyên truyền pháp luật 153 69,5% 140 46,9% 400 88,3% 92 82,9% Tập huấn sản xuất trông trọt chăn nuôi 185 84,1% 200 81,3 % 425 93,8 100 90,1%

Tư vấn, chăm sóc sức khỏe 200 90,9% 234 95,1% 423 93,3% 111 100% Tham quan kết hợp học tập 143 65% 100 40,6 150 33,1% 45 39,6% Xay dựn nếp sông văn minh gia đình văn hóa 220 100% 246 100% 453 100% 111 100% Đăng kí hộ sản xuất kinh doanh giỏi 50 22,7% 60 24,3% 100 22,1% 20 18,1%

(Theo số liệu thống kê của hội nông dân phường) Nhận xét: Qua bảng 4.2. Ta thấy được người dân ở 4 cụm dân cư nhìn chung rất chịu khó tham gia các hoạt động của hội nông dân song với một số hoạt động hội viên rất ít tham gia như hoạt động tuyên truyền tư tưởng của Đảng chỉ chiếm từ 35% đến 50% nguyên nhân do khi đến dự các buổi này người dân cảm thấy mết mỏi do phả nghe thuyế trình quá nhiều, hội viên chỉ đến tham gia các buổi mà họ cho thấy là cần thiết với họ như các buổi tiếp xúc cử tri, hội nghị sửa đổi hiến pháp….

- Ngoài ra hội viên rất quan tâm và tới tham gia dự các buổi tập huấn về trồng trot chăn nuôi, hay hội thảo xác định hướng đi mới cho hội viên nông dân trong thời kì hiện nay, các buổi tư vấn về chăm sóc sức khỏe.

- Có tới 100% hội viên đồng ý tham gia xay dựng gia đình văn hóa, gia đình không sinh con thứ 3, không tệ nạn xã hội…

- Tỉ lệ hội viên tham gia chương trình sản xuất kinh doanh giỏi còn thấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng thanh, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)