4.5.3.1 Quy hoạch cán bộ hoàn thiện bộ máy hoạt động của Hội Nông dân phường Thượng Thanh.
a, Mục tiêu
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy hoạt động của Hội Nông dân phường bao gồm: Hội Nông dân phường, các chi hội Nông dân trong phường, Cán bộ hội ở các chi hội…
- Phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị khác trong phường, quận, địa phương khác trong việc tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, giao lưu về các vấn đề kinh tế văn hóa xã hội cho hội viên nông dân
b, Biện pháp tổ chức thực hiện
- Hội Nông dân phối hợp với UBND phường xây dưng quy hoạch dài hạn hệ thống cán bộ viên, đảm bảo ở phường, các chi hội có ít nhất 1
cán bộ phụ trách . cán bộ Hội không chỉ là người có năng lực, trình độ mà còn có tâm huyết, có lòng yêu nghề, nhiệt tình với công việc. Do đó chỉ quy hoạch những người có cam kết gắn bó với công tác của Hội Nông dân.
- Hội Nông dân phường cũng phối hợp với UBND phường, các chi hội nông dân trong phường rà soát lại lực lượng cán bộ, loại bỏ các cán bộ yếu kém không đủ năng lực, kết quả và hiệu quả làm việc thấp hoặc những người không có tâm huyết với nghề chỉ “ cưỡi ngựa xem hoa” lơ đãng trong công việc không chú tâm vào việc mình làm. UBND phường tuyển dụng những người có đủ năng lực, tâm huyết bổ sung cho lực lượng cán bộ của Hội Nông dân phường.
- Thực hiện chính sách chuẩn hóa đội ngũ cán bộ hội Nông dân theo yêu cầu, nhiệm vụ. Hội Nông dân quận xây dựng tiêu chuẩn cơ chế đánh giá để UBND phường thực hiện. Định kì 5 năm tiến hành đánh giá năng lực cán bộ để xem năng lực có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không. Chỉ những người có đủ năng lực về trình độ, kiến thức, kỹ năng , phẩm chất đạo đức mới được giữ lại làm cán bộ hội.
- Hội nông dân phường phối hợp với UBND phường, các tổ dân phố xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới cán bộ viên, cộng tác viên các câu lạc bộ cho hội viên về các ngành nghề sản xuất, vui chơi… Giúp cho các hoạt động của hội trở nên linh hoạt theo điều kiện địa phương.
- Phường Thượng Thanh có 4 cụm dân cư là Thượng Cát, Thanh Am- Xóm Lò, Đức Hòa, Gia Quất tương ứng có 4 chi hội Nông dân. Mỗi chi hội có 1 chi hội trưởng do hội viên bầu ra sau đó gửi UBND xem xét, phê duyệt. Chi hội trưởng có thể sử dụng những người ở địa phương như:
+ Những người có trình độ trung cấp, sơ cấp nông lâm ngư nghiệp, tư tưởng chính trị, văn hóa, quản lí…
+ Những cán bộ các ngành quản lý, chuyên môn nông lâm ngư nghiệp đã nghỉ hưu, có sức khỏe tốt và muốn tham gia công tác của Hội
+ Những nông dân sản xuất giỏi, nông dân tiến tiến, chủ trang trại, thanh niên có trình độ văn hóa hoặc có kiến thức về nông nghiệp, hăng say với các công tác của Hội.
+ Các cán bộ như Chủ tịch phường, các hội, đoàn thể, HTX… có thể kiêm nhiệm công tác cán bộ hội nông dân cơ sở.
- Cử cán bộ đi học các lớp tin học ngoại ngữ để có thể ứng dụng được nhiều hơn trong công việc. Đề nghị UBND đầu tư trang bị máy tính ở các chi hội để cán bộ có thể thường xuyên sử dụng, cũng như cán bộ còn có thể dạy lại hay hướng dẫn sử dụng cho hội viên nông dân để họ cũng có thể tiếp cận các thông tin từ internet…
- Nâng cao trình độ thuyết trình của cán bộ hội bằng việc tự mình trau dồi kiến thức , kinh nghiệm vững chắc, nói năng lưu loát, giữ tinh thần ổn định khi đứng trước đám đông.
- Người cán bộ Hội ở cơ sở cần rèn luyện các phong cách làm việc sau: + Làm việc gì cũng phải có sự chuẩn bị, trước khi làm việc gì phải suy nghĩ chuẩn bị kỹ. Đây là phong cách công tác cơ bản nhất của cán bộ chi hội, tổ hội. Bởi vì, suy nghĩ trước khi làm để nắm vững hiểu đúng quy luật khách quan, vận dụng sáng tạo, có biện pháp phù hợp, đưa mọi việc tới thành công. Làm bất kỳ việc lớn hay việc nhỏ đều phải có sự chuẩn bị. Chuẩn bị càng sớm, càng chu đáo càng tốt vì chuẩn bị tốt coi như đã thành công một nửa, có những việc đã định thời gian tiến hành thì cố gắng chuẩn bị cho kịp, song vì lý do nào đó chuẩn bị chưa tốt và có thể hoàn lại thì nên hoàn để chuẩn bị thêm, không tiến hành miễn cưỡng. Nói chung, chưa chuẩn bị thì chưa làm, chuẩn bị chưa tốt cũng chưa làm.
+ Làm việc có chương trình, kế hoạch không những có chương trình hàng năm, 6 tháng, hàng tháng, hàng tuần mà cả chương trình hàng ngày. Có kế hoạch đối với việc lớn và cả đối với việc nhỏ. Khi vạch chương trình phải biết lựa chọn, nên làm việc nào, không nên làm việc nào, việc làm nào cần làm trước, việc nào có thể làm sau, việc nào nhất thiết mình phải làm, việc
nào để người khác làm thì tốt hơn. Phấn đấu thực hiện được chương trình là vấn đề quan trọng muốn vậy phải hết sức tránh sự vụ.
+ Phải thực hiện dân chủ hoá, công hóa. Làm việc tập thể, dân chủ và quyết đoán dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tính tập thể trong lãnh đạo đi đối với tăg cường trách nhiệm cá nhân, đảm chịu trách nhiệm phát huy dân chủ nội bộ, binh tình, lắng nghe những ý kiến trái vớ ý kiến của mình,.Khuyến khích mọi người thảo luận., tranh luận thẳng thắn về những ý kiến, quan điểm khắc nhau để đạt tới sự nhất trí có căn cứ và có sức thuyết phục. Công khai hóa công việc của Hội, kể cả công tác cán bộ, tạo điều kiện cho hội viên, nông dân hiểu biết tình hình đất nước, tình hình địa phương, nhất là những khó khăn, thách thức để cùng lo với cấp ủy và chính quyền.
+ Linh hoạt, sáng tạo, nhưng không làm trái đường lối chủ trương, củ aĐảng chính sác, pháp luật của Nhà nước và điều lệ hội Phong cách này đòi hỏi người cán bộ hội khôg theo lối mòn, hình thức, phải suy nghĩ, tim tòi học hỏi những cái mới cái tiến bộ. Biết phân biệt giữa mục tiêu và phương tiện. Trên cơ sở nắm vững mục tiêu, biết vận dụng linh hoạt các điều kiện, phương tiện của địa phương cơ sở để nhanh chóng đạt tới mục tiêu, ủng hộ, vun đắp nhân tố mới ngay từ lúc vừa xuất hiện.
+ Lời nói đi đôi với việc làm, nói và làm thống nhất. Nói thì không phô trương mà thiết thực .Làm thì làm thật sự, đến nơi đến chốn. Làm việc một cách chính xác, kịp thời, cẩn thận, chu đáo. Chính xác cả trong lời nói và việc làm. Việc gì có thể làm hôm nay thì không để ngày mai. Cẩn thận trong lời nói, cận thận trong việc làm.
+ Tổ chức lao động cá nhân một cách khoa học. Nơi làm việc cũng như nơi ở được sắp xếp đặt mọi vật ở vị trí thích hợp để sử dụng thuận tiện. Xây dựng thời gian hợp lý từ sáng đến tối. Phấn đấu thực hiện cho được “giờ nào việc ấy” để dần dần trở thành thói quen.
+ Gần gũi hội viên, nông dân, đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và đời sống của họ, nghe dân nói, nói cho dân hiểu và làm theo tuyệt đối không dùng mệnh lệnh thay cho vận động, thuyết phục; không dùng phương pháp hành chính, quan liêu bàn giấy, thay cho việc đi sâu, đi sát cơ sở, đối thoại trực tiếp với từng hội viên nông dân, chăm lo đến lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân quan tâm đến những băn khoăn, trăn trở của họ và có biện pháp giải quyết cụ thể, thay cho việc chỉ đơn thuần kêu gọi, động viên chung chung.
+ Thường xuyên kiểm tra công việc. Khi đã có quyết định hoặc đã giao công việc cho cấp dưới thì phải tiến hành kiểm tra. Như vậy sẽ ngăn chặn được sai sót đồng thời tăng cường ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân, bảo đảm thực hiện tốt công việc đã đề ra. Không những kiểm tra những người chưa hoàn thành tốt công việc, mà kiểm tra cả những người được tín nhiệm. Không biến kiểm tra thành cuộc xoi mói, hạch sách, mà phải biến nó thành đợt giáo dục, làm sao qua mỗi lần kiểm tra, mọi người đều có ý trách nhiệm với công việc tốt hơn và tổ chức hội ngày càng vững mạnh hơn.
+ Làm việc cần cù, tỷ mỉ, tiết kiệm thời gian và coi trong chất lượng. Làm việc nghiêm túc, khoa học, đúng quy chế, tránh mọi thủ tục phiền hà, sách nhiễu, kết hợp hài hòa, tỉnh nguyên tắc với tính linh hoạt, mền dỏe “ có lý, có tình” trong xử lý công việc. Giao tiếp ứng xử trong làm việc cũng như trong sinh hoạt với thái độ lịch sự, văn minh, văn hóa, chuẩn mực.
+ Khiêm tốn học hỏi nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình, góp ý của người khác thắng thắn phê bình với mục đích và thái độ xây dựng, tạo không khí cở mở, làm cho mọi người có thể dễ dàng góp ý kiến với nhau, không e dè, lo ngại, tuyệt đối không trù dập người phê bình.