Công tác giúp nông dân phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng thanh, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 67 - 77)

Biểu đồ 4.8. Yêu cầu nội dung thực hiện công tác giúp dân phát triển kinh tế -xã hội

Các nội dung hoạt động

4.2.2.1 Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội

Hội Nông dân cơ sở thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội cho nông dân là nội dung quan trọng hàng đầu. Thông qua công tác tuyên truyền làm cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tê - xã hội đi vào cuộc sống; động viên hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

4.2.2.2 Tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp lý và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn

Cán bộ hội gắn bó và cùng với hội viên, nông dân tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời giúp nông dân tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, đời sống; đồng thời tham gia với Đảng, Nhà nước điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, nguyện vọng của nông dân. Đây là một trong những động lực cơ bản để tổ chức hội thu hút, tập hợp đông đảo nông dân vào Hội. Xây dựng hội vững mạnh là yêu cầu của Đảng đối với Hội.

4.2.2.3 Tổ chức các phong trào hoạt động cách mạng của nông dân

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Nông dân Việt Nam nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng ba phong trào thi đua lớn về kinh tế xã hội góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đó là: “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. đoàn kết giúp đỡ nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng"; "Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới"; "Phong

là một nhiêm vụ hàng đầu mà Hội Nông dân phường Thượng Thanh phải thực hiện theo đó hội đã tổ chức nhiều buổi họp tiếp xúc với hội viên cùng họ đua ra các kế hoạch phát triển kinh tế, thi đua sản xuất giỏi. Giúp đỡ hội viên cùng phát triển kinh tế.

- Xây dựng phong trào nông dân thi đua kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp

nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng

Mục tiêu của phong trào sản xuất kinh doanh giỏi là nhằm động viên các hộ nông dân phát huy mọi tiềm lực đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo chống tái nghèo và làm giàu. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóa đói, làm xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với các tố chất mới, đó là sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng khả năng cạnh tranh hàng hoá trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đoàn kết chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau làm giàu; tạo được nhiều việc làm cho người lao động trên cơ sở người lao động được bảo đảm quyền lợi về vật chất và tinh thần; liên kết, liên doanh, tham gia cổ phần vào các doanh nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng hợp tác xã nông thôn.

Phong trào phải đi vào tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ nông dân thi đua phát triển sản xuất nâng cao đời sống trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao hơn; hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Khuyến khích nông dân tham gia thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất gắn với việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác; phát triển thành các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Phát triển quan hệ liên kết tham gia mua cổ phần giữa các hộ sản xuất với các cơ sở, nhà máy chế biến, doanh nghiệp thương mại, dịch

vụ, cơ sở nghiên cứu khoa học theo mô hình liên kết "bốn nhà"; phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng hợp tác xã ở nông thôn, ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, hội nhập vào thị trường thế giới.

Hỗ trợ hộ nghèo về kỹ thuật, vốn, vật tư nông nghiệp và kinh nghiệm sản xuất. Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn đồng thời tổng kết mô hình để nhân ra diện rộng.

Phấn đấu trong 5 năm mỗi hộ giàu giúp từ 5 hộ nghèo trở lên thoát nghèo. Mỗi năm cả nước giảm từ 3% hộ nghèo theo chỉ tiêu mới.

- Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới

+ Phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội đẩy mạnh phong trào

thi đua xây dựng nông thôn mới. Tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ cơ sở hạ tầng mà tập trung là giao thông nông thôn; kênh, mương, thủy lợi, đê điều, cầu, cầu cống; trường học, trạm xá, nhà văn hóa xã, thôn, ấp, bản; cơ sở hạ tầng thông tin ...

+ Thi đua xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng làng (ấp, bản)

văn hóa, xã văn hóa. Tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vận động nông dân thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

+ Phấn đấu bình quân hằng năm có 2/3 số hộ sống ở địa bàn nông thôn

đăng ký đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Tích cực tham gia công tác kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc, giáo

+ Vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; thực hiện

chương trình hành động phòng chống ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội; an toàn giao thông, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

+ Xây dựng nông thôn mới phải gắn với người nông dân mới có trình

độ năng suất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị đóng vai trò làm chủ nông thôn mới như mục tiêu Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã đề ra.

- Phong trào công dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội

viên, nông dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu lợi dụng tôn giáo, dân tộc, dân chủ để kích động chiến tranh tâm lý chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

+ Nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Hội Nông dân

Việt Nam với lực lượng quân đội, công an, tích cực tham gia xây dựng các khu vực phòng thủ, các “Điểm sáng vùng biên” tự quản đường biên, mốc giới nhất là thế trận quốc phòng toàn dân ở các vùng ven biển, biên giới, hải đảo. Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân hăng hái tham gia dân quân tự vệ bảo vệ an ninh, thực hiện nghĩa vụ quân sự, “chính sách hậu phương quân

đội", xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc người có công. Gương mẫu chấp

hành luật pháp; tham gia xây dựng thôn, ấp, bản không có người phạm tội; phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục người phạm tội, người lầm lỗi. Trong thời gian gần đây việt gàn khoan hải dương 981 ngang nhiên đạt trái phép trên lãnh hải Việt Nam làm hoang mang, lo lắng người dân, Hội cũng đã tuyên truyền cho hội viên hiểu đúng tình hình để không bị một số đối tượng xấu lợi dụng thời cơ phá hoại chính sách của Đảng, Nhà nước.

4.2.2.4 Mở rộng các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống hướng dẫn phát triển các hình thức phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát tích cực, chủ động xây dựng các chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Trước mắt cũng như lâu dài, tập trung vào các hoạt động như: Tổ chức các hoạt động dịch vụ để giải quyết các nhu cầu về vốn, vật tư, hàng hóa cho nông dân; chủ động xây dựng dự án và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để xây dựng các trương trình nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân; bồi dưỡng, đào tạo nghề, phổ biến kinh nghiệm sản xuất giỏi tại chỗ; tổ chức các hoạt động tư vấn cho nông dân; phát triển kinh tế hợp tác và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, v.v. . Ngoài ra, để triển khai có kết quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trương các tỉnh, thành hội đều có trung tâm dịch vụ hỗ trợ nông dân.

Về tạo vốn hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cho công dân

Cơ sở hội cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

+ Vận động hội viên, nông dân tự tạo vốn cho mình chủ yếu bằng tiết

kiệm trong tiêu dùng, tránh lãng phí trong việc cưới, việc tang, lễ hội và có kế hoạch sử dụng vốn tối ưu vào sản xuất kinh doanh.

+ Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đoàn kết giúp nhau tạo

vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

+ Khuyến khích, tạo điều kiện, bảo đảm cho hội viên, nông dân tổ chức

các hình thức góp vốn phường, họ lành mạnh (không có lãi) nhằm giúp các hộ tự tiết kiệm, tích lũy, hùn vốn với nhau để tập trung vào sản xuất kinh doanh.

Nắm vững và vận động, hướng dẫn nông dân tham gia các hoạt động tín dụng thông qua Quỹ tín dụng nhân dân và hoạt động tín dụng trong nội bộ hợp tác xã.

+ Bổ sung nguồn vốn cho quỹ hỗ trợ nông dân bằng việc vận động hội

viên nông dân dành một phần vốn cho quỹ; vận động các đơn vị, cá nhân có điều kiện ủng hộ, giúp đỡ cho quỹ, v.v... Đồng thời, đóng góp ý kiến xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân ngày càng phục vụ tốt hơn cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát khỏi đói nghèo và làm giàu.

+ Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án kinh tế xã hội để tạo vốn

hỗ trợ nông dân.

+ Tổ chức liên kết giữa nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp

cung ứng vật tư, giống, công cụ sản xuất; các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; các tổ chức tín dụng, ngân hàng, v v. để các doanh nghiệp này cho nông dân vay vốn theo phương thức trả chậm.

+ Hội cần quản lý tốt các nguồn vốn đã huy động được như: vốn tín

dụng ngân hàng, vốn của quỹ hỗ trợ nông dân, vốn của các chương trình, dự án nhà nước, v.v. và phân công cán bộ hướng dẫn hội viên, nông dân sử dụng vốn có hiệu quả. Có cơ chế kiểm tra, giám sát việc huy động và sử dụng các nguồn vốn này, bảo đảm không bị thất thoát, tiêu cực.

Về bồi dưỡng, đào tạo nghề, phổ biến hướng dẫn khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất giỏi tại chỗ cho nông dân

Hội cần có các hình thức bồi dưỡng, đào tạo nghề, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất giỏi tại chỗ cho nông dân phù hợp với đặc điểm, tập quán, trình độ ở từng địa phương.

Tiếp tục chủ động phối hợp với các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, v v. của xã, huyện để mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày. Tổ chức hội thi tay nghề, tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất của các

điển hình tiên tiến. Tổ chức trình diễn kỹ thuật, tổ chức cho nông dân sản xuất giỏi, có tay nghề và kinh nghiệm sản xuất dạy tại chỗ cho các nông dân khác. Cần khắc phục có kết quả việc gắn kết giữa tạo vốn và dạy nghề để công tác bồi dưỡng, đào tạo nghề có hiệu quả cao. Cần có cơ chế khuyến khích nhằm thu hút các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các hộ làm ngành nghề giỏi truyền nghề, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi phổ biến kinh nghiệm cho những hộ nông dân khác.

Về phát triển kinh tế hợp tác và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp

Hội cần tiếp tục tổ chức, tuyên truyền vận động nông dân xây dựng các tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã làm các dịch vụ do Hội tổ chức; hướng dẫn các tổ hợp tác đăng ký hoạt động với chính quyền xã, quan tâm đến tổ hợp tác có tư liệu sản xuất sử dụng chung, từng bước tập dượt cho hội viên, nông dân để khi có đủ điều kiện chuyển các tổ hợp tác lên hợp tác xã; giúp các hợp tác xã nông nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng Điều lệ hợp tác xã hợp với tình hình và phù hợp với Luật hợp tác xã, vận động xã viên đóng góp đủ vốn cổ phần theo Điều lệ hợp tác xã.

Tham gia với các cơ quan liên quan của Nhà nước trong việc xây dựng chính sách đối với kinh tế hợp tác và hợp tác xã.

Xây dựng tổ chức Hội Nông dân cơ sở trong các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Khắc phục tình trạng một số nơi, cấp hội cơ sở chưa chủ động phối hợp với chính quyền và các ngành nghề để phát triển kinh tế hợp tác xã, coi phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã không phải là nhiệm vụ của Hội nên chỉ thụ động tham gia hoặc tham gia một cách hình thức. Vì vậy, cơ sở hội cần chọn những khâu đột phá nhằm phát triển rộng rãi các tổ hợp tác và giúp hợp tác xã nông nghiệp thoát khỏi tình trạng yếu kém hiện nay, thành lập các hợp tác xã

theo Luật hợp tác xã đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của hội viên, nông dân.

4.2.2.5. Tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước ở nông thôn

Trong những năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã có những đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, đã trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước bằng các hợp đồng trách nhiệm và hợp đồng kinh tế. Hình thức này được thực hiện ở các cấp Hội, chủ yếu ở cơ sở như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn; Chương trình 134 về hỗ trợ đất sản xuất và nhà ở; Chương trình 133 về xóa đói, giảm nghèo); thực hiện các quyết định phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Tây

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng thanh, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w