Nội dung nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng thanh, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 29 - 34)

2.2.5.1 Nội dung phương thức đổi mới của Hội

Những năm qua Hội nông dân tiếp tục đổi mới nhiều nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao vai trò trách nhiệm trong phát triển nông nghiệp nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam góp phần tích cực thực hiện các Nghị quyết quan trọng để phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn, Hội nông dân xã đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, dịch vụ, tổ chức tập huấn khuyến nông, khuyến lâm về nâng cao chất lượng hiệu quả các phong trào thi đua lớn của Hội, trọng tâm là thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Tuy nhiên

hiện Nghị quyết Hội nông dân vẫn chưa nắm bắt được những khó khăn còn bức xúc trong nhân dân để tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền để có các biện pháp giải quyết kịp thời những nội dung của Hội, Hội vẫn chưa thể hiện rõ được vai trò trách nhiệm tập hợp tổ chức nông dân tham gia có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Trong nhiều năm trở lại đây Hội nông dân đã có nhiều biến đổi cả về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn một số chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu kịp thời đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Với vai trò làm chủ của nông dân ngày càng được phát huy phát triển kinh tế như nông dân phải làm chủ được trên mảnh đất của mình, một số chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, lợi ích của nông dân thuộc diện thu hồi đất cho phát triển kinh tế sản xuất nông - lâm nghiệp, đầu tư cho nông nghiệp còn thấp.

Vậy những năm qua thực hiện phát triển kinh tế làm giàu cho nhân dân thì càng thấy vấn đề nội dung của Hội nông dân càng có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH – HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa là cơ sở vừa là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương cũng như đất nước, bảo đảm an ninh – quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tất cả những vấn đề của Hội nông dân đều được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình CNH – HĐH của đất nước. Có thể khẳng định việc thực hiện Nghị quyết đã có những kết quả đạt được, mặc dù có sự tác động của nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực nông nghiệp vẫn được giữ vững ổn định, đảm bảo cho giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội, tỷ trọng nông nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp có bước tiến hơn, kinh tế có chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề,….. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện, dân chủ được phát huy, an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững, vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Người dân có điều kiện, cơ hội để cải thiện đời sống và làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước.

Tổ chức hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chủ động tham gia vào các chương trình của quốc gia như xóa đói giảm nghèo giúp đỡ nhau trong sản xuất đoàn kết hợp tác. Phát huy vai trò làm chủ của nông dân tham gia xây dựng Làng ước, quy ước làng xã thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn phải tăng cường những hoạt động, tổ chức những cuộc thi như kiến thức nhà nông. Các chi, tổ hội phải vận động động viên nông dân xây dựng làng nghề, ngõ xóm,….Để có cơ sở hạ tầng ở nông thôn phát triển.

Hội nông dân ở cơ sở phài đẩy mạnh thêm những phong trào cho nông dân trực tiếp thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu, chủ động tham gia vào các chương trình của quốc gia như xóa đói giảm nghèo giúp đỡ nhau trong sản xuất đoàn kết hợp tác, phát huy được những vai trò chính đáng của nông dân tham gia xây dựng nông thôn bản làng thực hiện được quy chế dân chủ ở nông thôn tăng cường những hoạt động và cuộc thi về làm giàu của người dân ở địa phương.

2.2.5.2 Nội dung nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân trong điều kiện hiện nay

Tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật, công nghệ,…. nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống. Phải chú trọng phương thức chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình trình diễn, xây dựng các chi hội, tổ hội, hội viên thành những điển hình tiên tiến, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng để nhiều người học tập và làm theo.

Tổ chức các cuộc thi “Kiến thức nhà nông” và “nhà nông đua tài”, “Chi hội trưởng giỏi”, “Chủ nhiệm các câu lạc bộ giỏi”. Phải thực hiện các nội dung, phương thức hoạt động trên sẽ tập hợp thu hút được nhiều nông dân tham gia vào tổ chức hội, để nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở hội.

Tuyên truyền giáo dục người nông dân mới đáp ứng được sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục chương trình đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước tới

từng người dân. Giáo dục và bồi dưỡng đạo đức lối sống phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại những lề thói tập tục lạc hậu, giáo dục bồi dưỡng văn hóa nâng cao tay nghề cho nhân dân làm sao xây dựng được giai cấp nông dân đạt được yêu cầu. Có ý thức làm chủ, có ý thức trách nhiệm cao, có lòng yêu nước và tinh thần quốc tế, giáo dục có trình độ học vấn cao, có đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao.

Hội nông dân phải tổ chức các phong trào nông dân thi đua thực hiện về phát triển kinh tế, xây dựng và củng cố hội nông dân ngày càng vững mạnh và phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng thanh, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 29 - 34)