Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường quản lý sinh viên hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại viện đại học mở hà nội (Trang 71 - 112)

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Các biện pháp đưa ra có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung của biện pháp có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, không đối lập với nhau. Mặt khác, khi thực hiện biện pháp này thì cũng phải đồng thời thực hiện biện pháp kia thì mới phát huy được hiệu quả.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Mỗi biện pháp đề xuất là một bộ phận cấu thành trong tổng thể các biện pháp, có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi biện pháp có thể là cơ sở, là tiền đề hay là điều kiện để thúc đẩy, hỗ trợ cho các biện pháp còn lại. Các biện pháp này phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ, cộng lực nhằm đạt được mục đích cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào

tạo

3.2.1.1. Mc đích ý nghĩa ca bin pháp

Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của nhà trường nhằm chuyển hoá những chuẩn mực, giá trị tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật thành những phẩm chất giá trị của cá nhân sinh viên để từ đó chuyển thành ý thức và thái độ tốt trong rèn luyện và học tập.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ quá trình đào tạo của các trường đại học, góp phần giáo dục toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp cho sinh viên.

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đòi hỏi giáo dục đào tạo phải “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên”, để khi ra trường họ sẽ trở thành lực lượng lao động chủ yếu góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện sinh viên, giáo dục để sinh viên nắm vững quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật của Nhà nước; Giúp sinh viên nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc học tập lĩnh hội tri thức, đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

3.2.1.2. Ni dung và cách thc thc hin bin pháp

a) Nâng cao cht lượng ging dy và hc tp các môn hc Mác-Lênin, Tư tưởng H Chí Minh:

Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng và toàn dân ta. Đây chính là cơ sở để các trường đại học chính thức đưa bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người vừa là “Anh hùng giải phóng dân tộc” vừa là “Nhà văn hoá lớn”. Đúng như thế giới đã từng khẳng định trong Nghị quyết của UNESCO vào kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990): “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội…là kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Cuộc đời và di sản Hồ Chí Minh để lại là một nguồn bất tận cần khai thác và vận dụng trong sự nghiệp chung của dân tộc và trong cuộc sống của

mỗi con người chúng ta. Lòng nhân ái của Người, phẩm chất đạo đức, nhân cách của Người là sự chắt lọc tinh hoa của nhân loại, là sự thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, là sự kế thừa phát huy tới đỉnh cao truyền thống đạo đức nhân hậu, nhân nghĩa Việt Nam. Nhân cách, đạo đức và những tư tưởng quý báu của Hồ Chí Minh là một kho báu vô tận cho lớp lớp thanh niên, sinh viên học tập nghiên cứu và vận dụng trong sự nghiệp và cuộc sống.

Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh thì phải cải tiến phương pháp dạy và học các môn này. Các môn học này không giống các môn khoa học chuyên ngành khác, ở đây đòi hỏi sự sáng tạo và tâm huyết cao của đội ngũ giảng viên lý luận, giảng dạy để lôi cuốn được sinh viên.

Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng, giảm giờ học trên lớp, tăng cường học tập thảo luận theo nhóm, học tập thông qua các hoạt động ngoại khoá như: tổ chức cho sinh viên đi thăm Bảo tàng Hồ chí Minh, thăm Lăng Bác, thăm quê Bác, thăm khu di tích lịch sử K9, thăm các địa danh lịch sử của Đất nước… Qua các hoạt động này, sinh viên có thêm cơ hội và hứng thú để đi sâu tìm hiểu những giá trị tư tưởng quý báu trong kho tàng lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tăng cường hình thức đối thoại, tổ chức hội thảo môn học, phát huy tính độc lập suy nghĩ của sinh viên để sinh viên nhận thức đúng, chính xác các khái

niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, mối quan hệ, liên hệ giữa các môn học trên cơ sởđịnh hướng giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống đặt ra.

Để có đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng, cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các giảng viên này phải tham gia chương trình chuẩn hoá kiến thức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Tổ chức tốt phong trào sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu và thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Kịp thời tuyên dương khen thưởng những sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học.

b) Xây dng kế hoch qun lý quá trình giáo dc chính tr, tư tưởng,

đạo đức, li sng cho sinh viên:

Kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên phải được xây dựng cụ thể chi tiết cho từng tháng trong năm với những chủ đề phù hợp với những ngày lễ, ngày lịch sử của đất nước.

Tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” vào đầu khoá và đầu mỗi năm học với các nội dung: Phổ biến tình hình trong nước và quốc tế; quán triệt các nghị quyết của Đảng; các thông tư, chỉ thị, chính sách và chếđộ Nhà nước có liên quan đến sinh viên (học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, tín dụng đào tạo, nghĩa vụ quân sự, an ninh trật tự…); các quy chế nội quy của ngành, của trường; các kiến thức pháp luật, các vấn đề thời đại: giáo dục an toàn giao thông, giáo dục giới tính, dân số - môi trường, sức khoẻ, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm, v.v...

Định kỳ tổ chức các cuộc gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Viện với sinh viên để sinh viên được bày tỏ nguyện vọng của mình, từđó nắm bắt được tình

hình diễn biến tư tưởng của sinh viên và có biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp, kịp thời.

Thường xuyên tổ chức mời báo cáo thời sự, báo cáo chuyên đề cho sinh viên trong các dịp có sự kiện lịch sử của đất nước và thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết hợp trong các đợt sinh hoạt, các khoa tuyên truyền giới thiệu về ngành nghề, xác định động cơ học tập cho sinh viên.

c) Thông qua công tác Đoàn Thanh niên, Hi sinh viên và các phong trào trong nhà trường để giáo dc chính tr, tư tưởng, đạo đức, li sng cho sinh viên.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội, là đội hậu bị tin cậy của Đảng. Sức mạnh chiến đấu của Đoàn là sức mạnh của sựđoàn kết thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động.

Hội Sinh viên có nhiệm vụ đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ hội viên, sinh viên trong học tập rèn luyện; giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho hội viên, sinh viên; Phản ánh nhu cầu nguyện vọng của sinh viên, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của hội viên, sinh viên.

Thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên để phát động các phong trào như: phong trào đền ơn đáp nghĩa, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ sinh viên nghèo, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, phong trào ánh sáng văn hoá hè, phong trào thanh niên sinh viên tình nguyện, tổ chức đi thăm bảo tàng, di tích lịch sử, làm vệ sinh môi trường, giao lưu văn nghệ, thể thao với các trường, giao lưu quốc tế…Các tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên phải có sự kết hợp hài hoà, không chồng chéo, không phô trương hình thức, đảm bảo các phong trào

hoạt động theo đúng ý nghĩa, mục đích và có tác dụng thiết thực cả về giáo dục cũng như lợi ích xã hội.

Các phong trào này sẽ tác động mạnh mẽ tích cực đến đời sống tinh thần, tình cảm và ý thức của của sinh viên; nó giáo dục cho sinh viên ý thức cộng đồng, tính nhân văn, sự cảm thông sâu sắc với đời sống khó khăn của đồng bào ở những nơi sinh viên đến tình nguyện. Qua phong trào này sinh viên sẽ trưởng thành lên trong nhận thức, trong tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu và trong “học tập vì ngày mai lập nghiệp”.

3.2.1.3. Điu kin thc hin các bin pháp

Có sự quan tâm của lãnh đạo Viện, lãnh đạo các khoa, sự đầu tư của Phòng Công tác chính trị và sinh viên, sự hợp tác của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, của giáo viên chủ nhiệm và đặc biệt là sựủng hộ của sinh viên và cha mẹ sinh viên.

3.2.2. Biện pháp thứ hai: Tăng cường quản lý việc rèn luyện, hoạt động học và tự học của sinh viên hệ chính quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

3.2.2.1. Mc đích ý nghĩa ca bin pháp

Giáo dục đại học có vai trò rất quan trọng, bởi đây là giai đoạn “Dạy chữ - dạy người - dạy nghề” giai đoạn mà mỗi tri thức thu nhận, tích luỹđược trong quá trình học tập sẽ là cái gốc cho sinh viên bước vào cuộc sống. Trong đào tạo đại học, phương pháp dạy học là phải dạy cho sinh viên cách học để họ có thể tự học tập, chủđộng chiếm lĩnh tri thức.

Mặt khác, trong bối cảnh quá độ sang nền kinh tế tri thức hiện nay, học tập là công việc của cả cuộc đời vì có học tập thì mới cập nhật được những kiến thức khoa học phát triển như vũ bão hiện nay.

Sinh viên là chủ thể của quá trình dạy học, vì vậy học tập chỉ có kết quả khi sinh viên là người có ý thức, chủ động tích cực và sáng tạo. Tính tích cực thể hiện là trạng thái tinh thần trí tuệ của sinh viên muốn nắm vững hiểu sâu sắc nội dung học tập bằng mọi cách và cố gắng vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống.

“Dạy - tự học” có một ý nghĩa quan trọng vì: Tự học, tựđào tạo là mục đích của quá trình GD&ĐT, là phương thức tạo ra chất lượng thực sự, bền lâu của quá trình GD&ĐT. Tự học là cốt lõi của việc học, hễ có hoạt động học là có tự học, không ai có thể học hộ người khác.

Tự học thường xuyên tích cực, tự giác không chỉ giúp sinh viên thu nhận kiến thức mà còn giúp họ rèn luyện nhân cách, hình thành nề nếp làm việc có khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức kiên trì, óc phê phán, lòng say mê khoa học.

Năng lực tự học và tự nghiên cứu của sinh viên đại học là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Quản lý hoạt động học của sinh viên cần phải chú ý đến những biện pháp để tăng cường ý thức chủ động và sáng tạo của sinh viên.

Chất lượng đào tạo bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực nghề nghiệp để đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp, thực hiện tốt trách nhiệm công dân và có khả năng phát triển. Vì vậy, trong quá trình đào tạo, SV không chỉ tạp trung vào học tập, rèn luyện nghề nghiệp mà cần rèn luyện cả phẩm chất chính trị, đạo đức.

Quản lý tốt việc rèn luyện, hoạt động học và tự học của sinh viên là một biện pháp quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của Viện.

3.2.2.2. Ni dung và cách thc thc hin bin pháp

• Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của sinh viên trong giờ lên lớp: Trong giờ học người giảng viên đóng vai trò là người chỉ huy, song giáo viên cần giúp sinh viên xác định rõ mục đích, nhiệm vụ học tập của mình, từ đó sinh viên có động cơ, hứng thú học tập, tạo sự “hấp dẫn” trong giờ lên lớp. Động cơ và hứng thú là nhân tố kích thích hoạt động tự học thông qua sự tương tác tích cực giữa sinh viên với kiến thức, tài liệu học tập; giữa sinh viên với sinh viên; giữa sinh viên với giảng viên. Do đó, để sinh viên thực sự phát huy tính tự chủ của mình trong giờ học thì giảng viên cần tiến hành các hoạt động sau:

- Có kế hoạch cụ thể cho từng bài giảng, tư vấn cho sinh viên hướng giải quyết vấn đề, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết, giúp họ tiếp cận những khái niệm mới, những tri thức mới.

- Tổ chức cho sinh viên tự học theo nhóm nhằm giúp cho sinh viên được trao đổi ý kiến làm sáng tỏ những vấn đề sinh viên chưa hiểu, chưa rõ. Thảo luận tập thể giúp sinh viên nâng cao hứng thú học tập và kích thích sinh viên nghĩ ra những điều mới, bằng trí tuệ, kiến thức đã có, bằng kinh nghiệp và sự sáng tạo của mình đóng góp vào việc học chung.

- Tổ chức hoạt động tự kiểm tra, tựđánh giá giúp cho sinh viên tự sửa những sai sót, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình và tự điều chỉnh để hoàn thiện hơn. Tổ chức cho sinh viên tự kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức qua sinh hoạt nhóm, tổ, trao đổi với đồng nghiệp, thảo luận.

- Đổi mới cách thức đánh giá để tăng cường sự chủđộng, tích cực trong học tập của sinh viên. Những nội dung đánh giá được thể hiện bằng sự tham dự giờ lên lớp của sinh viên…

Thực hiện đổi mới nội dung thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải được tiến hành và thực hiện đồng bộ trong tất cả các bộ môn và

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường quản lý sinh viên hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại viện đại học mở hà nội (Trang 71 - 112)