hệ chính quy của Viện Đại học Mở Hà Nội
2.2.1.1. Các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý sinh viên hệ chính quy được thực hiện ở Viện Đại học Mở Hà Nội
- Luật Giáo dục năm 2005 và sửa đổi, bổ sung năm 2009.
- Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chếđào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy.
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ.
- Quyết định số 06/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học.
- Quyết định số 40/2007QĐ-BGDĐT ngày 01/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính qui.
- Quyết định số 39/2000/QĐ-BGD&ĐT về việc, bổ sung, sửa đổi một số điểm trong quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Quyết định số 08/2000/QĐ-BGDĐT ngày 30/03/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng.
- Thông tư liên tịch số 40/1998/TTLT-GDĐT-BYT ngày 18/07/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên.
- Quy chếđánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hệ chính quy Ban hành kèm theo quyết định số 42/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào ban hành Quy chế công tác HSSV nội trú quy định công tác quản lý HSSV nội trú.
- Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào ban hành Quy chế công tác HSSV ngoại trú.
2.2.2.2. Quy định của Viện Đại học Mở Hà Nội về công tác quản lý sinh viên
- Quy định vềđào tạo Đại học và Cao đẳng hệ Chính quy theo hệ thống tín chỉ Ban hành kèm theo Quyết định số 333 /QĐ-ĐHM-ĐT ngày 06/07/2011 của Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Quy định về đào tạo Đại học, Cao đẳng hệ Chính quy của Viện Đại
học Mở Hà Nội Ban hành kèm theo Quyết định số 474/QĐ-ĐHM-ĐT ngày 01/12/ 2011 của Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Qui định về tổ chức và quản lý đào tạo Liên thông trình độ Đại học, Cao đẳng Ban hành kèm theo Quyết định số 475/QĐ-ĐHM ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Qui định về công tác quản lý sinh viên Ban hành theo Quyết định số 480/QĐ-ĐHM-ĐT ngày 01 tháng 12 năm 201 của Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Qui định về công tác quản lý sinh viên ngoại trú Ban hành kèm theo Quyết định số 481/QĐ-ĐHM-ĐT ngày 01 tháng 12 năm 2011của Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội.
Viện Trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội quy định nhiệm vụ chức năng của các đơn vị trong Viện về công tác quản lý sinh viên như sau:
- Phòng Quản lý Đào tạo: Có chức năng quản lý đào tạo sinh viên từ khâu tuyển sinh, quá trình học tập đến việc tổ chức cho sinh viên thi tốt nghiệp.
+ Tiếp nhận thí sinh trúng tuyển, làm thủ tục nhập học cho sinh viên. + Giúp Ban Giám hiệu theo dõi, quản lý quá trình học tập của sinh viên, xử lý học tập cuối năm học.
+ Theo dõi công tác bảo hiểm cho sinh viên.
+ Làm thủ tục để sinh viên thuộc diện chính sách được hưởng trợ cấp ưu đãi, miễn giảm học phí.
+ Cấp thẻ sinh viên cho sinh viên.
+ Tư vấn giúp sinh viên giải quyết khó khăn trong học tập.
+ Phối hợp cùng với phòng Công tác Chính trị và sinh viên theo dõi công tác khen thưởng kỷ luật sinh viên
+ Trình duyệt các quyết định thành lập hội đồng tốt nghiệp, phối hợp với các khoa tổ chức cho sinh viên thi và bảo vệ tốt nghiệp. Làm thủ tục cấp
phát bằng cho sinh viên; Xin quyết định phân công công tác cho sinh viên tốt nghiệp.
- Phòng Công tác chính trị và sinh viên: Phòng mới được thành lập từ ngày 29 tháng 4 năm 2005, Phòng có nhiệm vụ: Là đầu mối trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên.
+ Tổ chức cho sinh viên học chính trị đầu khoá.
+ Theo dõi công tác phong trào: Văn nghệ, thể dục, thể thao. + Theo dõi tổng kết công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên. + Tổ chức cho sinh viên thi Olympic các môn chính trị.
+ Tổ chức hội nghị sinh viên tiên tiến vào cuối năm học.
+ Phối hợp cùng với phòng Đào tạo theo dõi quản lý công tác khen thưởng, kỷ luật sinh viên.
- Phòng Hành chính tổng hợp:
+ Cấp giấy xin đăng ký tạm trú cho sinh viên ngoại trú làm thủ tục đăng ký tạm trú.
+ Cấp giấy chứng nhận cho sinh viên giải quyết các vấn đề hành chính, dân sự (Làm thẻ thư viện Quốc gia, đi học thêm, đi làm thêm, mua vé tàu, xe…).
- Thư viện:
+ Làm thủ tục cấp thẻ thư viện.
+ Cho sinh viên mượn sách và sử dụng phòng đọc. + Giúp sinh viên truy cập thông tin trên mạng Internet.
- Văn phòng Đoàn Thanh niên CSHCM:
+ Theo dõi, hỗ trợ công tác cho liên chi đẩy mạnh hoạt động của đoàn. + Xây dựng các phong trào thi đua trong đoàn trường.
+ Phối hợp cùng với các khoa, với hội sinh viên thực hiện tốt công tác phong trào thi đua của sinh viên trong Viện.
+ Giới thiệu sinh viên ưu tú tích cực để phát triển Đảng.
- Các khoa chuyên môn:
+ Quản lý trực tiếp sinh viên; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập theo kế hoạch, kiểm tra đôn đốc sinh viên chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế học tập.
+ Phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Hội Sinh viên và các phòng ban, tổ chức và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động giải trí lành mạnh khác.
+ Cấp giấy xác nhận kết quả học tập cho sinh viên.
+ Chủ nhiệm khoa giải quyết đơn xin nghỉ học của sinh viên dưới 1 tuần. Trường hợp nghỉ hơn 1 tuần khoa phải báo cáo Ban giám hiệu thông qua phòng Đào tạo.
2.2.2. Đặc điểm của sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội:
Sinh viên học hệ chính quy của VĐHMHN là công dân Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương; Đạt yêu cầu trong kỳ thi tuyển sinh Đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Không trong thời gian bị thi hành án và bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Có đủ sức khoẻ để học tập và lao động theo quy định. Sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước có tuổi đời từ 18 đến 24 tuổi và có lực học phổ biến ở mức trung bình khá.
Do đa dạng trong các hệ đào tạo, sinh viên của Viện Đại học Mở Hà Nội cũng rất đa dạng:
- Về các loại hình đào tạo: chính quy, vừa học vừa làm, tại chức, trực tiếp, trực tuyến…
- Vềđầu vào: tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.
- Vềđộ tuổi: đang trong độ tuổi lao động.
- Vềđịa vị xã hội: không phân biệt vềđịa vị xã hội.
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội Mở Hà Nội
2.2.3.1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên:
- Trong những năm qua Đảng uỷ, Ban giám hiệu VĐHMHN luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo; có nhiều biện pháp nhằm giúp sinh viên nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong học tập, thực hành, nghiên cứu khoa học; ý thức rèn luyện, tự học của sinh viên được nâng cao.
- Về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên tiếp tục có những tiến bộ. Ngay từđầu năm học, Viện đã chỉ đạo “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” cho toàn bộ sinh viên năm thứ nhất nhằm giúp sinh viên bước đầu làm quen với nhà trường, với quy chế, tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật “công dân sinh viên”... Các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng được lồng ghép trong các đợt sinh hoạt chính trị đầu khóa học, trong các buổi nói chuyện chuyên đề, trong các hoạt động xã hội và giáo dục truyền thống, trong các hoạt động phòng trào của Đoàn TN, Hội SV... Tổ chức nhiều hoạt động hướng ứng Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch
Hồ Chí Minh với nhiều chương trình hành động cụ thể nhằm giáo dục ý thức chấp hành nội qui học tập, quy chế thi cử, ý thức giữ gìn tài sản công, truyền thống tôn sư trọng đạo. Sinh viên có niềm tin vào Đảng và sự nghiệp đổi mới của Đảng. Thái độ và ý thức chính trị của sinh viên ngày càng được nâng lên theo hướng tích cực. Sinh viên tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động chính trị - xã hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
- Hầu hết sinh viên có lối sống lành mạnh, năng động, sáng tạo và có ý chí vươn lên mạnh mẽ.
Phong trào phấn đấu trở thành Đảng viên và tỷ lệ sinh viên được kết nạp vào Đảng tăng dần lên.
Số lượng sinh viên được kết nạp vào Đảng từ năm 2008 đến 2011 là: Năm 2008 số sinh viên được kết nạp Đảng là : 0 sinh viên
Năm 2009 số sinh viên được kết nạp Đảng là : 0 sinh viên Năm 2010 số sinh viên được kết nạp Đảng là : 9 sinh viên Năm 2011 số sinh viên được kết nạp Đảng là : 11 sinh viên
Đây là con số quá ít so với tỷ lệ sinh viên chính quy trong trường hàng năm khoảng 10.000 sinh viên.
Việc học ngoại ngữ, tin học đã thành phong trào rộng rãi. Sinh viên tham gia các kỳ thi Olympic các môn học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều.
- Nhiều sinh viên hăng hái tham gia các phong trào học tập, rèn luyện, phong trào tình nguyện như: Phong trào "Vì ngày mai lập nghiệp", “Ánh sáng văn hoá hè”, “Tiếp sức mùa thi”…
2.2.3.2 Quản lý việc rèn luyện, học tập của sinh viên:
Công tác quản lý quá trình học của sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội tuân thủ theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bắt đầu từ năm học 2006-
2007 Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện việc quản lý đào tạo sinh viên theo quy chế mới của BGD&ĐT đó là: Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chếđào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy.
- Các khoa chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc học tập của sinh viên theo kế hoạch và chương trình đã được xây dựng. Giáo vụ khoa theo dõi kết quả học tập của sinh viên, lên điểm, lên danh sách sinh viên được học tiếp, ngừng học, buộc thôi học, danh sách sinh viên đủ điều kiện thi và bảo vệ tốt nghiệp, chuyển phòng Đào tạo thẩm định và trình Viện Trưởng duyệt.
- Giáo viên chủ nhiệm là người theo dõi trực tiếp và gần gũi với sinh viên nhất trong toàn bộ quá trình học tập, nắm bắt rõ nhất tâm tư nguyện vọng của sinh viên. Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ theo dõi tính chuyên cần của sinh viên, ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên.
- Phòng Đào tạo có chức năng giúp Viện trưởng theo dõi quản lý đào tạo sinh viên từ khâu tuyển sinh đến quá trình học tập và tốt nghiệp của sinh viên. Cuối năm học và cuối khoá học căn cứ vào bảng điểm các khoa gửi lên để xét lên lớp và xét điều kiện thi và bảo vệ tốt nghiệp cho sinh viên. Hiện nay Viện chưa có chương trình quản lý đào tạo thống nhất trong toàn Viện, một số khoa lên điểm cho sinh viên bằng thủ công trên máy vi tính.
- Phòng Công tác chính trị và sinh viên có chức năng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên, đánh giá kết quả rèn luyện, thực hiện các chếđộ chính sách cho sinh viên theo quy định hiện hành và nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm lý nguyện vọng của sinh viên để tham mưu cho ban lãnh đạo Viện về công tác sinh viên.
- Hiện nay, đại đa số sinh viên quan tâm lo lắng đến kết quả học tập của mình vì kết quả học tập cao là điều kiện quan trọng để tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Nền nếp kỷ cương trong học tập, thực hành của sinh viên trong những năm gần đây đã được lập lại, tình trạng bỏ học, nghỉ học tuỳ tiện, gian lận trong thi cử có chiều hướng giảm dần.
- Tất cả các khoa trong Viện đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi, đề thi, tổ chức cho sinh viên thi, kiểm tra rất nghiêm túc và đã tiến hành rọc phách 100% bài thi hết học phần.
- Cùng với chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo là toàn ngành “Nói không với tiêu cực trong thi cử” Viện Đại học Mở Hà Nội đã thành lập ban thanh tra giám sát thi nhằm kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thi và kiểm tra được nghiêm túc và đúng quy chế.
- Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện việc dạy học, ra đề, chấm bài thành ba khâu riêng biệt giúp cho việc đánh giá kết quả học tập đảm bảo chính xác, công bằng, tránh được hiện tượng học tủ, học lệch, quay cóp, xin điểm, mua điểm.
- Viện có quy định cụ thể về tài chính và tranh thủ được tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để mở rộng, nâng cấp phòng học, giảng đường, xây dựng thư viện, phòng thí nghiệm cho sinh viên, trang bị thêm thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm, phòng học ngoại ngữ, tin học tạo điều kiện phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tuy nhiên hiện nay Viện còn một khó khăn lớn là chưa có cơ sở học tập cho sinh viên, phải thuê địa điểm cho sinh viên học tập. Hàng năm phần kinh phí dành cho thuê cơ sở vật chất là tương đối lớn nên Viện chưa có điều kiện để trang bị 100% các phương tiện dạy học hiện đại như: máy chiếu…
- Việc học thêm ngoại ngữ, tin học, của sinh viên đã trở thành phổ biến. Hiện nay có khoảng 55% sinh viên tham gia học thêm hai môn học này với