Những nội dung cơ bản trong quản lý sinh viên hệ chính quy

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường quản lý sinh viên hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại viện đại học mở hà nội (Trang 36 - 112)

Việc quản lý sinh viên hệ chính quy có thể tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

1) Giáo dc chính tr, tư tưởng, đạo đức, li sng cho sinh viên

Đây là nội dung phải tổ chức thực hiện thường xuyên trong các nhà trường nói chung và trường đại học nói riêng.

Việc giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, nhiều nội dung và với nhiều lực lượng tham gia.

2) Qun lý vic rèn luyn, hc tp ca sinh viên

Rèn luyện phẩm chất đạo đức và học tập là hai lĩnh vực luôn được đặt ra đối với mỗi sinh viên trong thời gian đào tạo. Kết quả rèn luyện và học tập là thước đo sản phẩm đào tạo của các nhà trường.

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên bao gồm học tập trong và ngoài giờ lên lớp.

Học tập trên lớp là một khâu quan trọng và có tính bắt buộc đối với mọi SV, chính vì thế mà quy chếđào tạo quy định: những sinh viên vắng mặt 20% số giờ lên lớp của mỗi học phần thì không được dự thi kết thúc của học phần đó. Việc quản lý SV tham gia các giờ học trên lớp là trách nhiệm của cán bộ quản lý SV ở các khoa, ban cán sự lớp nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là giáo viên giảng dạy. Ngoài việc kiểm tra sự có mặt của SV trong giờ học còn có sự giám sát về ý thức, thái độ của SV trong việc kiểm tra bài cũ, tiếp thu bài mới… ngay tại các giờ học trên lớp.

Trong thời gian ngoài giờ lên lớp là khoảng thời gian quá dài trong quỹ thời gian của người SV. Để sử dụng nó cho việc học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng… hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của người SV. Tuy nhiên vai trò kiểm tra giám sát của cán bộ quản lý SV, của ban cán sự lớp, cán bộĐoàn… cũng không thể bỏ qua. Thông qua việc năm thông tin nơi bạn bè, cán bộđịa phương, gia đình nhà chủ nơi sinh viên ở trọ, kiểm tra đột xuất… để biết quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp của SV như thế nào, từ đó có những biện pháp uốn nắn, giúp đỡ SV có biểu hiện lệch lạc một cách kịp thời và hợp lý.

Vì vậy, quản lý việc rèn luyện, học tập của sinh viên là một nội dung trọng tâm của các nhà trường dại học.

(i) Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào ban hành Quy chế công tác HSSV nội trú quy định công tác quản lý HSSV nội trú:

1. Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội quy của nhà trường về công tác HSSV nội trú.

2. Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho HSSV ở nội trú với công an xã, (phường, thị trấn) hoặc hướng dẫn HSSV làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Lập sơđồ các phòng ở và lập sổ theo dõi HSSV nội trú theo mẫu quy định ( tại Phụ lục số II của Quy chế này), cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi chỗở của HSSV nội trú.

4. Phân công cán bộ trực trong khu nội trú 24/24 giờ trong ngày để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy của HSSV trong khu nội trú và xử lý các vi phạm.

5. Tổ chức các hoạt động tự quản của HSSV để phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của HSSV nội trú.

6. Hàng quý tổ chức đối thoại giữa Ban giám hiệu nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú với đại diện HSSV nội trú để kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng chính đáng của HSSV nội trú.

7. Xây dựng tiêu chí thi đua giữa các nhà, các phòng trong khu nội trú về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan trong phòng ở của khu nội trú.

(ii) Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào ban hành Quy chế công tác HSSV ngoại trú được quy định nội dung công tác HSSV ngoại trú:

Tạo cơ sở pháp lý để nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý và hỗ trợ cho học sinh, sinh viên ngoại trú có môi trường ăn, ở, sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia và phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nền nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở nơi cư trú.

• Yêu cầu của công tác học sinh, sinh viên ngoại trú

1. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của chính quyền địa phương

2. Nắm được tình hình học sinh, sinh viên, kịp thời phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan đến học sinh, sinh viên ngoại trú.

3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với địa phương, gia đình học sinh, sinh viên ngoại trú.

4. Hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, sinh viên ngoại trú đảm bảo an toàn, trật tự, văn hóa ở nơi cư trú.

4) Thc hin công tác qun lý sinh viên tt c các cp qun lý ca nhà trường t cp khoa và các ging viên b môn.

Cần tạo sự đồng bộ trong công tác quản lý SV hệ chính quy, nên việc quản lý sinh viên cần được thực hiện từ cấp cơ sở của nhà trường là các khoa chuyên môn. Người có ảnh hưởng và trực tiếp trong quá trình đào tạo lại là giảng viên, nên cần có quy định để các giảng viên bộ môn tham gia vào quá trình quản lý sinh viên hệ chính quy.

5) Tổ chức thi đua khen thưởng trong công tác quản lý sinh viên

Thi đua vừa là biện pháp nhưng lại là công cụ tốt cho việc quản lý sinh vien hệ chính quy. Việc tổ chức thi đua trong công tác quản lý sinh viên là

cần thiết để giúp cho công tác quản lý vừa có tác dụng giáo dục vừa có tác dụng thúc đẩy hoạt động quản lý HSSV đạt được các mục tiêu mong muốn. Nội dung thi đua khen thưởng, kỷ luật được thực hiện theo các quy chế quản lý HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế quản lý của các nhà trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Quản lý SV ở các trường đại học, cao đẳng nói chung hiện nay rất phức tạp, nhiều vấn đề đòi hỏi bộ phận quản lý SV phải đổi mới cả về hình thức, nội dung, phương pháp quản lý. Trong chương I là một số nét cơ bản có ý nghĩa về những vấn đề mang tính lý luận về công tác quản lý nói chung và quản lý SV trong các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Nó giúp chúng ta nhìn nhận một cách tổng quan về các nhân tố có trong quá trình quản lý giáo dục SV. Xác định được vị trí vai trò của từng đối tượng để đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm thu được kết quả giáo dục tốt nhất đáp ứng yêu cầu của mục tiên GD & ĐT mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Các khái niệm, các cơ sở lý luận được trích dẫn trong chương I là các khái niệm công cụ, các lý luận khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: khảo sát thực tiễn và đề xuất các biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SINH VIÊN VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2.1. VÀI NÉT VỀ VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2.1.1. Nhiệm vụ của Viện Đại học Mở Hà Nội

“Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước”.

“Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và được hưởng mọi quy chế của một trường đại học công lập”.

Viện ĐH Mở HN được thành lập ngày 03/11/1993 theo Quyết định 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ với sứ mạng là “M cơ hi hc tp cho mi người vi cht lượng tt, phc v nhu cu hc tp đa dng vi nhiu loi hình đào to, đa ngành, đa cp độ, đáp ng yêu cu xây dng đất nước và hi nhp quc tế”.

Viện ĐH Mở HN khác đại học truyền thống ở thuật ngữ “Mở” :

- Mở về phương thức đào tạo: Đào tạo chính quy, đào tạo tại chức (vừa làm vừa học), đào tạo liên thông và đào tạo từ xa.

- Mở về chương trình đào tạo: Đào tạo theo một chương trình hoàn chỉnh bậc đại học, cao đẳng, trung cấp theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đào tạo theo chương trình bồi dưỡng kiến thức cho nhiều lĩnh vực khác nhau, cho nhiều đối tượng khác nhau; đào tạo nâng cao trình độ học vấn cho các sỹ quan quân đội.

- Mở có giới hạn về cơ chế quản lý tài chính: Là một trường đại học công lập nhưng không được cấp ngân sách nhà nước mà phải tự chủ về tài chính.

- Mở vềđối tượng, nhằm tạo cơ hội học tập cho nhiều người, ở mọi lứa tuổi và mọi hoàn cảnh khác nhau.

Viện Đại học Mở Hà Nội tạo điều kiện học tập cho nhiều người, nhiều đối tượng có nhu cầu học tập nâng cao kiến thức theo các loại hình đào tạo :

- Hệ chính quy (trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp): sinh viên học tập trung liên tục thời gian 5 năm, 4 năm, 3 năm, 2 năm tuỳ theo ngành đào tạo và trình độđào tạo.

- Hệ vừa học vừa làm (tại chức): sinh viên học tập trung liên tục ngoài giờ hành chính hoặc tập trung định kỳ.

- Hệ từ xa: sinh viên tự học theo hướng dẫn. + Đào tạo từ xa kết hợp truyền thống + Đào tạo từ xa trực tuyền (E-Learning)

Ngoài ra Vin ĐH M HN còn đào to :

- Đào tạo thạc sỹ

- Bằng đại học thứ hai (hệ chính quy, tại chức) - Đào tạo song bằng

- Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

- Cao đẳng liên thông (từ TCCN lên Cao đẳng chính quy) - Hệ hoàn chỉnh kiến thức (từ Cao đẳng lên đại học) - Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ

- Chương trình hợp tác với Học viện kỹ thuật Box Hill – Australia - Chương trình hợp tác với ĐH Công nghệ Quốc gia Mati Liên bang Nga và một số trường ĐH Trung Quốc.

2.1.2. Hệ thống tổ chức và các đơn vị trong Viện

Sơ đồ tổ chức quản lý đào tạo của Viện ĐH Mở HN được mô tả tại sơ đồ 2.1.

- Lãnh đạo Viện: Ban giám đốc

- Chính quyền 3 cấp : Viện – Khoa – Bộ môn

- Các tổ chức chính trị, xã hội: Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Hội Sinh viên…

- Các phòng, ban và trung tâm chức năng bao gồm : 14 đơn vị - Các khoa chuyên môn : 12 khoa.

Sơđồ 2.1: Mô hình quản lý đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Ngoài ra Viện ĐH Mở HN còn liên kết với đài Tiếng nói VN và Đài Truyền hình VN tại 40 tỉnh thành trong cả nước thực hiện đào tạo hệ từ xa và tại chức. Lãnh đạo Viện Các Khoa chuyên môn Phòng qun đào to Phòng Công tác chính tr & SV Các t b môn

Viện Đại học Mở Hà Nội là một trường đại học đào tạo đa ngành (19 chuyên ngành), đa loại hình đào tạo (chính quy, vừa học vừa làm, từ xa, văn bằng 2, hoàn chỉnh kiến thức, liên thông, song song 2 văn bằng) và đa cấp đào tạo (Sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp).

Phương hướng của Viện Đại học Mở Hà Nội là phát triển đào tạo từ xa, nhưng lấy đào tạo chính quy, vừa làm vừa học làm gốc, làm tiền đề, do đó việc đưa ra được giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo đại học là góp phần nâng cao chất lượng các loại hình đào tạo nói chung và góp phần vào sự phát triển lớn mạnh bền vững của Viện Đại học Mở Hà Nội.

2.1.3. Thực trạng đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội

2.1.3.1. Thng kê s lượng sinh viên các hệđào to

Số sinh viên đang học tại Viện ĐH Mở HN (tính đến tháng 6/2011) khoảng 55.063 sinh viên bao gồm:

- Hệ chính quy : 13.975 sinh viên, chiếm 25,4% - Hệ từ xa : 28.944 sinh viên, chiếm 52,6% - Hệ VHVL và loại hình ĐT khác: 12.144 sinh viên, chiếm 22%

2.1.3.2. Mt s yếu tốảnh hưởng đến cht lượng đào to a) Đội ngũ ging viên

Đội ngũ giảng viên là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Điều đó thể hiện trước hết ở chất lượng đội ngũ giảng viên mà cụ thể là ở trình độ học vấn của họ. Trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên nhà trường (cả biên chế, hợp đồng và thỉnh giảng) được thể hiện ở bảng 2.1.

Biu đồ cơ cu trình độ hc vị 40% 34% 26% Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học

Bng 2.1: Tổng hợp số lượng giảng viên và trình độ chuyên môn

Trình độ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Din gii Tổng số Nữ Tng sTr. đó NTng sTr. đó NTng sTr. đó N- Giảng viên (Tổng số) 1047 233 426 45 356 94 265 94 1. Cơ hữu : Biên chế 158 91 28 6 96 45 68 40 2. Thỉnh giảng 889 142 398 39 260 49 197 54

- Giảng viên chia theo độ tuổi 1047 426 356 265

1. Dưới 30 tuổi 68 26 42 2. Từ 31 đến dưới 40 tuổi 182 34 92 56 3. Từ 41 đến 50 tuổi 297 98 105 94 4. Từ 51 đến 55 tuổi 335 191 98 46 5. Từ 56 đến 60 tuổi 98 59 22 17 6. Trên 60 tuổi 67 44 13 10

[Ngun: Phòng đào to-2011]

Trong biểu đồ về cơ cấu học vị ta nhận thấy tỷ lệ giảng viên tốt nghiệp đại học còn cao (26%). Vì vậy, Viện cũng phải tính đến việc đào tạo đội ngũ giảng viên vững mạnh về số lượng và chất lượng để “đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ” (Nghị quyết số: 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020).

Biểu đồ cơ cấu giảng viên

15%

85%

Cơ hữu Thỉnh giảng Trong biểu đồ cơ cấu độ tuổi của giảng viên thì với các giảng viên tuổi trên 50 chiếm 42% (cả giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng). Ưu điểm đối với các giảng viên ở độ tuổi này là có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng đội ngũ. Song cần có sự cân đối giữa các độ tuổi đểđảm bảo có sự kế thừa. 6% 17% 29% 33% 9% 6% D??i 30 tu?i T? 31 ??n 40 T? 41 ??n 50 T? 51 ??n 55 T? 56 ??n 60 Trên 60 Nhìn vào biểu đồ cơ cấu giảng viên của Viện ĐH Mở HN ta nhận thấy số lượng giảng viên thỉnh giảng chiếm tới 85%. Điều này đã khiến nhà trường gần như hoàn toàn phụ thuộc vào lực

lượng này. Chính điều này đã và đang gây ra một hiện tượng thực tế giảng dạy tại các Khoa là trật tự các môn học bị xáo trộn, trì hoãn, mất tính kế thừa. Cũng vì thế mà việc

học tập của sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung Viện ĐH Mở Hà Nội mà ở đây cụ thể là các Khoa phải có chiến lược trong thời gian tới để xây dựng được đội ngũ cán bộ cơ hữu đáp ứng những môn cơ bản, giảm dần sự phụ thuộc vào giảng viên thỉnh giảng và

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường quản lý sinh viên hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại viện đại học mở hà nội (Trang 36 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)