quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội.
a) Ưu điểm của công tác quản lý sinh viên
Công tác quản lý sinh viên được thực hiện theo đúng quy chế. Đội ngũ cán bộ quản lý của VĐHMHN có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Đảng uỷ, Ban giám hiệu Viện rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm đến việc đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý.
- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên đã được quan tâm, Viện đã tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động khác của sinh viên. Viện đã thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ GD&ĐT về việc giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự phối hợp giữa các bộ phận làm công tác chính trị, tư tưởng ngày càng nhịp nhàng và có hiệu quả (như phối hợp giữa phòng Đào tạo và phòng Công tác Chính trị và sinh viên trong việc tổ chức học chính trị đầu khoá cho sinh viên, trong việc phát động các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên; phối hợp giữa đoàn Thanh niên, hội Sinh viên, với phòng Công tác chính trị và sinh viên trong việc phòng chống các tệ nạn và xây dựng các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao…)
- Công tác quản lý việc học tập của sinh viên được thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và các quy chế, quy định hiện hành, việc xét lên lớp cho sinh viên hàng năm được thực hiện nghiêm túc. Đối với những sinh viên yếu Viện đã có thông báo kịp thời về gia đình để cùng gia đình động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện.
- Viện đã thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với sinh viên về miễn giảm học phí, bảo hiểm, vay vốn…
- Biểu dương được những sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện nghiên cứu khoa học và xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế.
b) Hạn chế của công tác quản lý sinh viên
Phòng Công tác Chính trị và sinh viên còn thiếu về nhân lực, công tác quản lý sinh viên còn chưa thực sự động viên được tinh thần học tập, rèn luyện của sinh viên. Chất lượng đào tạo của Viện chưa cao, đa số sinh viên tốt
nghiệp chỉ đạt loại trung bình khá, số sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi và loại xuất sắc còn rất ít.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên vẫn còn những hạn chế như: Việc học tập giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin còn chưa thực sự hiệu quả, đa số sinh viên học các môn này còn chưa hào hứng. Việc học chính trị đầu khoá chỉ được thực hiện cho sinh viên khoá mới, đa số các khoa chưa có tuần sinh hoạt chính trị cho sinh viên vào đầu năm học. Việc tổ chức nói chuyện thời sự, sinh hoạt tư tưởng cho sinh viên còn rất ít.
- Việc quản lý học tập của sinh viên đã được thực hiện theo đúng quy chế nhưng chưa có những đổi mới về công tác quản lý cho phù hợp với đặc điểm của Viện, phù hợp với xu thế chung của thời đại nên chất lượng đào tạo chưa cao, năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên còn yếu. Phương pháp giảng dạy vẫn phổ biến dạy theo phương pháp thầy giảng trò ghi thụ động không phát huy được tính chủđộng, sáng tạo của sinh viên.
- Viện Đại học Mở Hà Nội không có ký túc xá cho sinh viên, 100% sinh viên của Viện ở ngoại trú. Hiện nay Viện chưa quản lý được sinh viên ngoài giờ lên lớp, chưa nắm được tình hình sinh hoạt và đời sống vật chất của sinh viên.
- Công tác quản lý đào tạo, quản lý sinh viên còn lạc hậu. Phòng Quản lý đào tạo của Viện còn bị động, phụ thuộc vào các khoa trong việc quản lý học tập của sinh viên, toàn Viện chưa có chương trình quản lý sinh viên thống nhất.
- Công tác thi đua khen thưởng trong học tập và rèn luyện của sinh viên chưa kịp thời, chưa thực sự thúc đẩy sinh viên tích cực trong học tập.
Viện Đại học Mở Hà Nội chưa có những đổi mới về công tác quản lý sinh viên cho phù hợp với thực tế của Viện, đểđưa công tác quản lý sinh viên vào nề nếp hơn, động viên được tinh thần học tập, rèn luyện của sinh viên.
- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên mới chỉ dừng ở nội dung theo phương pháp tuyên truyền, cổ động thời sự mà chưa được thường xuyên, liên tục, chưa đi vào chiều sâu.
- Viện chưa có những biện pháp thích hợp để tăng cường quản lý việc học và tự học của sinh viên.
- Viện chưa thực hiện được công tác quản lý sinh viên ngoại trú. - Chưa ứng dụng được công nghệ tin học vào công tác quản lý SV. - Công tác thi đua khen thưởng chưa thực sự khuyến khích được sinh viên phấn đấu trong học tập và rèn luyện, chưa động viên được các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác quản lý sinh viên, phần kinh phí dành cho công tác thi đua khen thưởng còn quá ít.
Với mong muốn góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội như sau:
1. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho SV 2. Tăng cường quản lý hoạt động học và tự học của SV.
3. Tổ chức tốt công tác quản lý sinh viên ngoại trú. 4. Tăng cường quản lý sinh viên ở cấp khoa.
5. Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông vào công tác quản lý sinh viên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Trên đây là thực trạng về công tác quản lý HSSV, cũng như một số kết quả, hạn chế, nguyên nhân của nhà trường trong công tác quản lý HSSV kể từ khi Viện Đại học Mở thành lập. Việc tìm kiếm biện pháp để quản lý HSSV của nhà trường bằng các phương thức khác nhau đang là vấn đề cấp thiết. Bằng việc phân tích làm rõ nguyên nhân của thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý HSSV của Viện Mở nhằm tìm ra những yếu tố làm hạn chế đến công tác quản lý HSSV trong thời gian qua. Trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm tốt hơn công tác quản lý HSSV của Viện Đại học Mở trong thời gian tới.
Chương 3
BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Khi đề xuất các biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy tại Viện ĐHMHN cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn của Viện, tức là phải dựa trên đặc điểm của hoạt động đào tạo, đối tượng là sinh viên được đào tạo, phương thức đào tạo, các điều kiện về cơ sở vật chất,... của Viện. Chỉ có dựa trên cơ sở thực tiễn đó thì các biện pháp mới có khả năng thực hiện được. Nếu biện pháp đề xuất không căn cứ vào tình hình cụ thể của Nhà trường mà đưa vào vận dụng trong thực tế thì không những không có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo, thậm chí còn có thể có tác dụng tiêu cực.
3.1.2. Nguyên tắc đảm tính thiết thực và khả thi
Các biện pháp phải dựa trên những cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học; phải có tính cấp thiết, có khả năng áp dụng được trong điều kiện của Viện. Biện pháp đề xuất nếu nằm ngoài khả năng thực hiện của Viện thì không thể thực hiện được.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Các biện pháp đưa ra có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung của biện pháp có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, không đối lập với nhau. Mặt khác, khi thực hiện biện pháp này thì cũng phải đồng thời thực hiện biện pháp kia thì mới phát huy được hiệu quả.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Mỗi biện pháp đề xuất là một bộ phận cấu thành trong tổng thể các biện pháp, có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi biện pháp có thể là cơ sở, là tiền đề hay là điều kiện để thúc đẩy, hỗ trợ cho các biện pháp còn lại. Các biện pháp này phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ, cộng lực nhằm đạt được mục đích cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
3.2. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo
3.2.1.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp
Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của nhà trường nhằm chuyển hoá những chuẩn mực, giá trị tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật thành những phẩm chất giá trị của cá nhân sinh viên để từ đó chuyển thành ý thức và thái độ tốt trong rèn luyện và học tập.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ quá trình đào tạo của các trường đại học, góp phần giáo dục toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp cho sinh viên.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đòi hỏi giáo dục đào tạo phải “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên”, để khi ra trường họ sẽ trở thành lực lượng lao động chủ yếu góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện sinh viên, giáo dục để sinh viên nắm vững quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật của Nhà nước; Giúp sinh viên nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc học tập lĩnh hội tri thức, đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a) Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng và toàn dân ta. Đây chính là cơ sở để các trường đại học chính thức đưa bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người vừa là “Anh hùng giải phóng dân tộc” vừa là “Nhà văn hoá lớn”. Đúng như thế giới đã từng khẳng định trong Nghị quyết của UNESCO vào kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990): “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội…là kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
Cuộc đời và di sản Hồ Chí Minh để lại là một nguồn bất tận cần khai thác và vận dụng trong sự nghiệp chung của dân tộc và trong cuộc sống của
mỗi con người chúng ta. Lòng nhân ái của Người, phẩm chất đạo đức, nhân cách của Người là sự chắt lọc tinh hoa của nhân loại, là sự thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, là sự kế thừa phát huy tới đỉnh cao truyền thống đạo đức nhân hậu, nhân nghĩa Việt Nam. Nhân cách, đạo đức và những tư tưởng quý báu của Hồ Chí Minh là một kho báu vô tận cho lớp lớp thanh niên, sinh viên học tập nghiên cứu và vận dụng trong sự nghiệp và cuộc sống.
Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh thì phải cải tiến phương pháp dạy và học các môn này. Các môn học này không giống các môn khoa học chuyên ngành khác, ở đây đòi hỏi sự sáng tạo và tâm huyết cao của đội ngũ giảng viên lý luận, giảng dạy để lôi cuốn được sinh viên.
Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng, giảm giờ học trên lớp, tăng cường học tập thảo luận theo nhóm, học tập thông qua các hoạt động ngoại khoá như: tổ chức cho sinh viên đi thăm Bảo tàng Hồ chí Minh, thăm Lăng Bác, thăm quê Bác, thăm khu di tích lịch sử K9, thăm các địa danh lịch sử của Đất nước… Qua các hoạt động này, sinh viên có thêm cơ hội và hứng thú để đi sâu tìm hiểu những giá trị tư tưởng quý báu trong kho tàng lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tăng cường hình thức đối thoại, tổ chức hội thảo môn học, phát huy tính độc lập suy nghĩ của sinh viên để sinh viên nhận thức đúng, chính xác các khái
niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, mối quan hệ, liên hệ giữa các môn học trên cơ sởđịnh hướng giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống đặt ra.
Để có đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng, cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các giảng viên này phải tham gia chương trình chuẩn hoá kiến thức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Tổ chức tốt phong trào sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu và thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Kịp thời tuyên dương khen thưởng những sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học.
b) Xây dựng kế hoạch quản lý quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống cho sinh viên:
Kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên phải được xây dựng cụ thể chi tiết cho từng tháng trong năm với những chủ đề phù hợp với những ngày lễ, ngày lịch sử của đất nước.
Tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” vào đầu khoá và đầu mỗi năm học với các nội dung: Phổ biến tình hình trong nước và quốc tế; quán triệt các nghị quyết của Đảng; các thông tư, chỉ thị, chính sách và chếđộ Nhà nước có liên quan đến sinh viên (học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, tín dụng đào tạo, nghĩa vụ quân sự, an ninh trật tự…); các quy chế nội quy của