Khái niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường quản lý sinh viên hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại viện đại học mở hà nội (Trang 32 - 112)

1.4.1. Chất lượng

Có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng, chất lượng luôn ở trạng thái động, chỉ mang tính tương đối và phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, nhưng nói chung chúng ta có thể hiểu rằng chất lượng là sự đáp ứng mục tiêu, đáp ứng yêu cầu của thị trường và xã hội.

Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc, hiện tượng.

- Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn.

- Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia.

Theo Từđiển Tiếng Việt (1999 - NXB Văn hóa Thông tin): Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, chất lượng biểu hiện ra bên ngoài, qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Về căn bản chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Một sự vật là một thể thống nhất giữa số lượng và chất lượng.

Không có sự vật nào lại không có tính quy định về chất lượng, không có sự tồn tại nào lại thiếu tính quy định về chất lượng. Mỗi vật thể, sự vật khác nhau đều có tính quy định chất lượng khác nhau.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam chất lượng là “Phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng”.

Như vậy, khái niệm chất lượng phản ánh mặt vô cùng quan trọng của sự vật, hiện tượng và quá trình của thế giới khách quan.

1.4.2. Chất lượng giáo dục đào tạo

Trong thời gian gần đây, chất lượng giáo dục được sự quan tâm, chú ý của mọi người trong xã hội. Sự phát triển nhanh về quy mô đào tạo, số lượng người học đã làm cho công tác quản lý giáo dục gặp nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục không đảm bảo. Bệnh chạy theo thành tích trong ngành giáo dục đã làm cho cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, người sử dụng lao động và mọi người trong xã hội không xác định được đúng chất lượng giáo dục. Tâm lý coi trọng bằng cấp trong xã hội làm cho người học chạy theo bằng cấp cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục.

Chất lượng giáo dục là sự phù hợp của các nhiệm vụ giáo dục cụ thể và các mục tiêu cần đạt được về phát triển nhân cách của mỗi cá nhân người học với các chuẩn trách nhiệm trong giới hạn được công chúng chấp nhận và thống nhất thể hiện ở mức độ đóng góp của nhân cách được đào tạo vào sự phát triển xã hội.

Chất lượng giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu của hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục, quá trình tổ chức và hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục không tốt thì mục tiêu giáo dục không đạt được.

Có nhiều định nghĩa chất lượng giáo dục.

Theo Từđiển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2001), Chất lượng giáo dục là tổng hòa những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so vưới thang chuẩn giáo dục của nhà nước hoặc xã hội nhất định”.

Trong tài liệu “Tập huấn tự đánh giá trường cao đẳng” của Cục Khảo thí và Kiểm dịnh chất lượng, Bộ GD&ĐT, 2008,2009 tập hợp thành 5 nhóm quan niệm về chất lượng: chất lượng là sự vượt trội, là sự hoàn hảo, là sự phù hợp với mục tiêu, là sựđáng giá đồng tiền, và là giá trị chuyển đổi.

Chất lượng giáo dục trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước (Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học ban hành theo Quyết định số 65/2007/QĐ- BGDĐT).

Đểđảm bảo chất lượng giáo dục cần có nhiều biện pháp đồng bộ như: + Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục.

+ Nâng cao trình độ và đề cao trách nhiệm nhà giáo, cán bộ QLGD. + Đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục.

+ Thực hiện tốt quy chế giảng dạy, học tập, thi cử, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục

+ Đổi mới công tác QLGD nói chung và công tác QLSV nói riêng.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

- Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục: Luật giáo dục, quy định, quy chế, điều lệ, các chuẩn, tiêu chí.

- Bộ máy tổ chức quản lý và lực lượng giáo dục: Cơ chế quản lý, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên viên, sinh viên.

- Mục tiêu, nội dung, chương trình hình thức và phương pháp dạy học - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

- Môi trường giáo dục và môi trường dạy học. - Thông tin giáo dục và thông tin dạy học.

Trong các yếu tố trên thì yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giáo dục là: trình độ chuyên môn và đạo đức của giảng viên, và bao trùm lên toàn bộ là các yếu tố quản lý trong đó có công tác quản lý sinh viên.

1.5. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.5.1. Nội dung công tác sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng : Như trên đã nêu, Quy chế HSSV được ban hành theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT quy định nội dung công tác HSSV trong các Điều:

Điều 7. Công tác tổ chức hành chính

Điều 8. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều 9. Công tác y tế, thể thao

Điều 10. Thực hiện các chếđộ, chính sách đối với HSSV

Điều 11. Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội

Điều 12. Thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú

1.5.2. Những nội dung cơ bản trong quản lý sinh viên hệ chính quy

Việc quản lý sinh viên hệ chính quy có thể tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

1) Giáo dc chính tr, tư tưởng, đạo đức, li sng cho sinh viên

Đây là nội dung phải tổ chức thực hiện thường xuyên trong các nhà trường nói chung và trường đại học nói riêng.

Việc giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, nhiều nội dung và với nhiều lực lượng tham gia.

2) Qun lý vic rèn luyn, hc tp ca sinh viên

Rèn luyện phẩm chất đạo đức và học tập là hai lĩnh vực luôn được đặt ra đối với mỗi sinh viên trong thời gian đào tạo. Kết quả rèn luyện và học tập là thước đo sản phẩm đào tạo của các nhà trường.

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên bao gồm học tập trong và ngoài giờ lên lớp.

Học tập trên lớp là một khâu quan trọng và có tính bắt buộc đối với mọi SV, chính vì thế mà quy chếđào tạo quy định: những sinh viên vắng mặt 20% số giờ lên lớp của mỗi học phần thì không được dự thi kết thúc của học phần đó. Việc quản lý SV tham gia các giờ học trên lớp là trách nhiệm của cán bộ quản lý SV ở các khoa, ban cán sự lớp nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là giáo viên giảng dạy. Ngoài việc kiểm tra sự có mặt của SV trong giờ học còn có sự giám sát về ý thức, thái độ của SV trong việc kiểm tra bài cũ, tiếp thu bài mới… ngay tại các giờ học trên lớp.

Trong thời gian ngoài giờ lên lớp là khoảng thời gian quá dài trong quỹ thời gian của người SV. Để sử dụng nó cho việc học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng… hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của người SV. Tuy nhiên vai trò kiểm tra giám sát của cán bộ quản lý SV, của ban cán sự lớp, cán bộĐoàn… cũng không thể bỏ qua. Thông qua việc năm thông tin nơi bạn bè, cán bộđịa phương, gia đình nhà chủ nơi sinh viên ở trọ, kiểm tra đột xuất… để biết quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp của SV như thế nào, từ đó có những biện pháp uốn nắn, giúp đỡ SV có biểu hiện lệch lạc một cách kịp thời và hợp lý.

Vì vậy, quản lý việc rèn luyện, học tập của sinh viên là một nội dung trọng tâm của các nhà trường dại học.

(i) Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào ban hành Quy chế công tác HSSV nội trú quy định công tác quản lý HSSV nội trú:

1. Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội quy của nhà trường về công tác HSSV nội trú.

2. Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho HSSV ở nội trú với công an xã, (phường, thị trấn) hoặc hướng dẫn HSSV làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Lập sơđồ các phòng ở và lập sổ theo dõi HSSV nội trú theo mẫu quy định ( tại Phụ lục số II của Quy chế này), cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi chỗở của HSSV nội trú.

4. Phân công cán bộ trực trong khu nội trú 24/24 giờ trong ngày để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy của HSSV trong khu nội trú và xử lý các vi phạm.

5. Tổ chức các hoạt động tự quản của HSSV để phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của HSSV nội trú.

6. Hàng quý tổ chức đối thoại giữa Ban giám hiệu nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú với đại diện HSSV nội trú để kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng chính đáng của HSSV nội trú.

7. Xây dựng tiêu chí thi đua giữa các nhà, các phòng trong khu nội trú về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan trong phòng ở của khu nội trú.

(ii) Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào ban hành Quy chế công tác HSSV ngoại trú được quy định nội dung công tác HSSV ngoại trú:

Tạo cơ sở pháp lý để nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý và hỗ trợ cho học sinh, sinh viên ngoại trú có môi trường ăn, ở, sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia và phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nền nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở nơi cư trú.

• Yêu cầu của công tác học sinh, sinh viên ngoại trú

1. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của chính quyền địa phương

2. Nắm được tình hình học sinh, sinh viên, kịp thời phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan đến học sinh, sinh viên ngoại trú.

3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với địa phương, gia đình học sinh, sinh viên ngoại trú.

4. Hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, sinh viên ngoại trú đảm bảo an toàn, trật tự, văn hóa ở nơi cư trú. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4) Thc hin công tác qun lý sinh viên tt c các cp qun lý ca nhà trường t cp khoa và các ging viên b môn.

Cần tạo sự đồng bộ trong công tác quản lý SV hệ chính quy, nên việc quản lý sinh viên cần được thực hiện từ cấp cơ sở của nhà trường là các khoa chuyên môn. Người có ảnh hưởng và trực tiếp trong quá trình đào tạo lại là giảng viên, nên cần có quy định để các giảng viên bộ môn tham gia vào quá trình quản lý sinh viên hệ chính quy.

5) Tổ chức thi đua khen thưởng trong công tác quản lý sinh viên

Thi đua vừa là biện pháp nhưng lại là công cụ tốt cho việc quản lý sinh vien hệ chính quy. Việc tổ chức thi đua trong công tác quản lý sinh viên là

cần thiết để giúp cho công tác quản lý vừa có tác dụng giáo dục vừa có tác dụng thúc đẩy hoạt động quản lý HSSV đạt được các mục tiêu mong muốn. Nội dung thi đua khen thưởng, kỷ luật được thực hiện theo các quy chế quản lý HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế quản lý của các nhà trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Quản lý SV ở các trường đại học, cao đẳng nói chung hiện nay rất phức tạp, nhiều vấn đề đòi hỏi bộ phận quản lý SV phải đổi mới cả về hình thức, nội dung, phương pháp quản lý. Trong chương I là một số nét cơ bản có ý nghĩa về những vấn đề mang tính lý luận về công tác quản lý nói chung và quản lý SV trong các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Nó giúp chúng ta nhìn nhận một cách tổng quan về các nhân tố có trong quá trình quản lý giáo dục SV. Xác định được vị trí vai trò của từng đối tượng để đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm thu được kết quả giáo dục tốt nhất đáp ứng yêu cầu của mục tiên GD & ĐT mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Các khái niệm, các cơ sở lý luận được trích dẫn trong chương I là các khái niệm công cụ, các lý luận khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: khảo sát thực tiễn và đề xuất các biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SINH VIÊN VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2.1. VÀI NÉT VỀ VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2.1.1. Nhiệm vụ của Viện Đại học Mở Hà Nội

“Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước”.

“Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và được hưởng mọi quy chế của một trường đại học công lập”.

Viện ĐH Mở HN được thành lập ngày 03/11/1993 theo Quyết định 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ với sứ mạng là “M cơ hi hc tp cho

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường quản lý sinh viên hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại viện đại học mở hà nội (Trang 32 - 112)