Thực hiện các biện pháp tạo động lực tinh thần

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xăng dầu yên bái (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu luận văn

1.3.3. Thực hiện các biện pháp tạo động lực tinh thần

1.3.3.1. Sắp xếp lao động phù hợp với vị trí cơng việc

Phân tích cơng việc có vai trị quan trọng trong công tác tạo động lực lao động. Phân tích cơng việc rõ ràng làm cơ sở bố trí nhân lực phù hợp với năng lực người lao động.

Các nhà quản lý cần phân tích cơng việc để tuyển chọn đúng người đúng việc, phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực. Người lao động cũng dựa vào bản phân tích cơng việc để biết mục đích cơng việc của mình là gì, khơng vị lạc hướng trong xác định mục tiêu công việc. Biết được công việc sẽ là cơ sở để họ biết được nếu làm tốt hơn yêu cầu thì mình được tuyên dương khen thưởng.

1.3.3.2. Đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Đánh giá thường xun và cơng bằng mức độ hồn thành nhiệm vụ của người lao động là một công việc cần thiết để biết được kết quả hồn thành cơng việc của người lao động. Đánh giá thực hiện công việc là hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, do vậy kết quả đánh giá có tác động rất lớn đến thái độ, hành vi trong công việc của mỗi lao động.

Việc đánh giá kết quả lao động cho người lao động cũng là đòn bẩy tạo động lực trong lao động. Đánh giá kết quả thực hiện công việc là cơng cụ quan trọng kích thích người lao động hăng hái làm việc. Nó là cơ sở để đảm bảo sự công bằng trong trả lương, thưởng và các hoạt động nhân sự khác như thăng tiến. Khi kết quả thực hiện công việc của người lao động gắn với những gì mà họ nhận được, họ sẽ cảm thấy thoã mãn bởi lẽ nó đảm bảo sự cơng

bằng giữa những người lao động. Hơn nữa nếu đánh giá đúng sẽ giúp cho người lao động thấy được khuyết điểm của mình trong q trình hoạt động, từ đó mà họ có phương hướng khắc phục để có thể đạt hiệu quả cao hơn. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho người lao động là tạo ra động lực lao động cho họ.

Mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc là cải tiến công việc của người lao động và giúp cho các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định nhân sự một cách đúng đắn cho đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực, khen thưởng, kỷ luật…Trong tổ chức, đánh giá thực hiện cơng việc có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ nhiều mục tiêu quản lý và tác động trực tiếp tới cả người lao động và tổ chức. Đánh giá công bằng, khách quan sẽ là biện pháp hữu hiệu để tạo động lực cho người lao động.

• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đối với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ được xem là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động, xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và sự phát triển của tri thức. Người lao động thường xuyên có nhu cầu học tập, vì nhờ học tập mới làm chủ được những công việc mà họ đảm nhận và ngày càng được tri thức hóa.

• Tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động

Xây dựng “nấc thang thăng tiến, phát triển” trong nghề nghiệp. Có thể nói, đa phần người lao động đều có khao khát tìm kiếm cơ hội thăng tiến phát triển trong nghề nghiệp vì sự thăng tiến chính là cách để khẳng định vị thế

trong doanh nghiệp và trước đồng nghiệp, thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của người lao động, việc đề bạt và tạo cơ hội cho người lao động được thăng tiến vào những vị trí làm việc có chức vụ cao hơn, với quyền hạn và trách nhiệm lớn hơn có tác động khuyến khích người lao động vì điều đó khơng chỉ thể hiện sự ghi nhận của tổ chức đối với những thành tích người lao động đạt được mà cịn thể hiện sự tạo điều kiện của tổ chức cho các cá nhân phát huy hết khả năng của chính mình.

Để thực hiện cơng tác này một cách có hiệu quả thì người quản lý cần phải vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp trong nghề nghiệp của người lao động, đồng thời phải xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp đi kèm nhằm bồi dưỡng cho người lao động những kiến thức kỹ năng cần thiết cho nhiệm vụ mới.

Việc thăng chức phải được xem xét một cách nghiêm túc, công bằng, tiến hành công khai trong tập thể lao động dựa trên những đóng góp, thành tích và kết quả thực hiện công việc và năng lực của người lao động nhằm đề bạt đúng người phù hợp với vị trí cơng việc và được mọi người ủng hộ.

• Tạo mơi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động Bầu khơng khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan chính là trạng thái tâm lý trong tập thể, phản ánh thực trạng mối quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động của tập thể. Nó khơng đơn thuần là tổng số các đặc điểm tâm lý cá nhân các thành viên trong tập thể mà là mức độ hòa hợp tâm lý trong các quan hệ liên nhân cách giữa các cá nhân trong tổ chức. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới bầu khơng khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan như: Phong cách làm việc của người lãnh đạo, Sự tương hợp tâm lý giữa các thành viên, Điều kiện làm việc, Chế độ đãi ngộ, chính sách, Bản thân cơng việc, Các yếu tố khác...

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xăng dầu yên bái (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)