Các tiêu chí đánh giá công tác tạo động lực lao động trong doanh

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xăng dầu yên bái (Trang 32 - 35)

6. Kết cấu luận văn

1.4. Các tiêu chí đánh giá công tác tạo động lực lao động trong doanh

nghiệp

1.4.1. Tính chủ động, sáng tạo trong cơng việc

Thúc đẩy sáng tạo trong công việc đang là mục tiêu hàng đầu của các nhà lãnh đạo bởi vì điều này khơng chỉ làm tăng hiệu quả cơng việc, mà cịn gắn kết nhân viên với Công ty. Nhưng làm cách nào để xây dựng được một mơi trường văn hóa cơng sở sáng tạo, mọi nhân viên tương tác với nhau bằng sự tin tưởng, cùng với một thái độ tích cực nhất lại là điều không dễ dàng. Bởi sự sáng tạo không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay tình cờ, mà đó là kết quả của cả một q trình ươm mầm và ni dưỡng.

Tinh thần năng động, sáng tạo được thể hiện chủ yếu trong học tập, lao động, sản xuất, trong công tác. Khơng bằng lịng với những lối mịn, người năng động, sáng tạo ln chủ động tìm cho mình một hướng đi mới, phù hợp với quy luật của đời sống, đồng thời đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, năng động, sáng tạo không phải là một tố chất bẩm sinh, nó được hình thành trên cơ sở của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự trau dồi về học vấn, kiến thức... Năng động, sáng tạo là những giá trị mới, bổ sung, làm giàu cho bảng thang giá trị của con người Việt Nam.

1.4.2. Năng suất, chất lượng và kết quả thực hiện công việc

Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên được hiểu là: quá trình xem xét nhằm đánh giá một cách có hệ thống hiệu quả cơng việc và năng lực của nhân viên, bao gồm kết quả công việc, phương pháp làm việc, những phẩm chất và kỹ năng thực hiện công việc.

Cơng thức tính:

Năng suất lao động bình qn = ổ ố độ ì â ă

1.4.3. Ý thức chấp hành kỷ luật

Công tác đánh giá ý thức chấp hành kỷ luật là cơng tác cần có trong doanh nghiệp.Bất kể tổ chức nào khi thành lập đều có nội quy, quy định riêng của tổ chức đó và mỗi nhân viên phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Việc tuân thủ kỷ luật lao động có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, cụ thể:

• Thơng qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động và trật tự xã hội nói chung.

• Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu.

• Tuân thủ kỷ luật lao động, người lao động có thể tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong cơng nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất.

• Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa.

1.4.4.. Lòng trung thành của nhân viên

Cơng tác tạo động lực được hồn thiện giúp người lao động có tinh thần làm việc hăng say hơn, người lao động được hài lịng về các chính sách đãi ngộ nhân viên của tổ chức, tạo hứng thú cao trong công việc. Công ty tổ chức tốt công tác tạo động lực trong doanh nghiệp là nền tảng giúp người lao động tự nguyện gắn bó với tổ chức, tăng lịng trung thành của nhân viên. Có thể đo lường mức độ trung thành của nhân viên theo các yếu tố sau :

+ Tỷ lệ nhân viên bỏ việc : Phản ánh tỷ lệ nhân sự rời khỏi công ty. Nếu tỷ lệ này quá lớn ảnh hưởng đến tình hình ổn định nhân sự, làm phát sinh nhiều các chi phí cho tuyển dụng, đào tạo mới, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.

 Cơng thức tính:

Tỷ lệ bỏ việc = ố độ ỏ ệ

ố độ ì â ă Í 100

+ Tỷ lệ nhân viên muốn ra đi: Tỷ lệ này phản ánh số nhân viên sẵn sàng ra đi có điều kiện. Có thể xác định số nhân viên này thông qua các cuộc phỏng vấn từ các đối thủ khác từ bên ngồi.

1.4.5. Mức độ hài lịng của người lao động trong doanh nghiệp

Mức độ hài lòng của nhân viên là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành cơng của công tác tạo động lực. Một khi nhân viên cảm thấy hài lịng với cơng việc, họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với Cơng ty. Một khi nhân viên cảm thấy hài lịng với cơng việc, u cơng việc, hăng say nghiên cứu tìm tịi trong từng việc đồng thời sẽ làm họ gắn bó với Cơng ty hơn. Sau khi tiến hành các biện pháp trong công tác tạo động lực lao động, tổ chức cần tiến hành đánh giá và đo lường mức độ hài lòng, thỏa mãn nhu cầu của người lao động để biết được đánh giá của người lao động về các hoạt động chính sách của Cơng ty.

Đánh giá mức độ hài lịng của nhân viên giúp doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn về động lực làm việc và mức độ cam kết của đội ngũ nhân viên với Công ty. Từ đó, Cơng ty có thể đưa ra những điều chỉnh chính sách và giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của nhân viên với tổ chức. Qua đó, Cơng ty sẽ giữ được những nhân viên có tài năng, có năng lực thực sự.

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xăng dầu yên bái (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)