6. Kết cấu luận văn
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực trong doanh
1.5.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài
- Chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước: Mọi chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước là cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Việc ban hành hệ thống luật pháp về tiền lương, chính sách khuyến khích sử dụng lao động đặc thù nào đó, quy định về trả lương làm thêm giờ, quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, quy định về luật bảo hiểm…. sẽ tác động tới các chính sách của tổ chức và tác động đến động lực của người lao động. Hệ thống pháp luật càng chặt chẽ thì người lao động sẽ yên tâm làm việc, vì quyền lợi của người lao động đã được pháp luật bảo vệ.
- Đặc điểm cơ cấu của thị trường lao động: Thị trường lao động có ảnh hưởng gián tiếp đến việc tạo động lực lao động trong tổ chức. Nếu thị trường lao động ở tình trạng dư thừa một loại lao động nào đó, những người lao động thuộc loại này đang làm trong tổ chức sẽ cảm thấy thiếu “an toàn” bởi họ cảm thấy nguy cơ mất việc làm.
- Yếu tố về mơi trường văn hóa xã hội:Tạo nên sự đa văn hóa trong tổ chức đồng thời cũng tác động tới tác phong làm việc của người lao động cũng như mức độ duy lý và duy tình trong ứng xử trong tổ chức. Những vấn đề này đều tác động chính sách quản trị nhân lực trong tổ chức.
- Đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đều cần cho tổ chức mình nhiều nhân tài, trong khi đó nguồn lực có trình độ cao lại khan hiếm. Do vậy, trong điều kiện thị trường có tính cạnh tranh cao, các tổ chức cần có những chính sách đãi ngộ tốt như hình thức thù lao về lương, thưởng, phúc lợi hợp lý để thu hút và giữ chân nhân tài.