Nhiều tiến trình Hybrid ARQ song song

Một phần của tài liệu công nghệ lte cho mạng di động băng thông rộng (Trang 55 - 58)

Việc sử dụng nhiều tiến trình Hybird ARQ song song, được minh họa trong Hình 3.6, cho mỗi người dùng có thể dẫn đến sự khơng liên tục về dữ liệu được phân phối từ cơ chế Hybrid ARQ. Ví dụ, khối truyền tải thứ 5 trong Hình được giải mã thành công trước khối truyền tải thứ 3, khi mà việc truyền lại được u cầu. Vì vậy, địi hỏi phải có một vài dạng cơ chế sắp xếp lại (Some Form Of Reordering Mechanism). Sau khi giải mã thành công, khối truyền tải được phân kênh thành các kênh logic thích hợp và thực hiện việc sắp xếp lại trên mỗi kênh logic bằng cách sử dụng các số thứ tự (Sequence Numbers). Ngược lại, HSPA dùng một con số thứ tự MAC riêng biệt cho việc sắp xếp lại. Nguyên nhân của việc này là do sự phụ trợ cho WCDMA và những lý

do về vấn đề tương thích ngược, kiến trúc RLC hoặc MAC vẫn được giữ nguyên khi giới thiệu HSPA. Mặt khác, đối với LTE, các lớp giao thức được thiết kế đồng thời, dẫn đến có ít giới hạn hơn trong thiết kế. Tuy nhiên, nguyên lý đằng sau sự sắp xếp lại thì tương tự đối với các hệ thống, chỉ có số thứ tự được sử dụng là khác nhau.

Cơ chế Hybrid ARQ sẽ sửa những lỗi truyền dẫn do nhiễu hoặc do những biến đổi kênh truyền không dự đoán được (Noise Or Unpredictable Channel Variations). Như đã được thảo luận ở trên, RLC cũng có khả năng yêu cầu truyền lại, mà khi mới nghe lần đầu thì có vẻ là không cần thiết. Tuy nhiên, mặc dù sự truyền lại RLC hiếm khi cần thiết khi mà cơ chế Hybrid ARQ dựa trên MAC có khả năng sửa hầu hết các lỗi truyền dẫn, nhưng Hybrid ARQ đơi khi có thể thất bại trong việc phân phối các khối dữ liệu mà không bị lỗi tới RLC, gây ra một khoảng trống (Gap) trong thứ tự của các khối dữ liệu không lỗi (Error-Free Data Blocks) được phân phối tới RLC. Điều này thường xảy ra do tín hiệu phản hồi bị sai, ví dụ, một NAK được thể hiện sai thành một ACK bởi đầu phát, là nguyên nhân của việc mất mát dữ liệu. Xác suất xảy ra điều này có thể trong khoảng 1%, một xác suất lỗi rất cao đối với những dịch vụ dựa trên TCP yêu cầu việc phân phối các gói TCP gần như là không được lỗi. Một cách cụ thể hơn, nghĩa là đối với những tốc độ dữ liệu được duy trì trên 100 Mbps thì xác suất mất gói dữ liệu chấp nhận được phải thấp hơn 10-5. Về cơ bản, TCP xem tất cả các lỗi về gói dữ liệu là do sự tắc nghẽn. Các lỗi về gói dữ liệu vì vậy sẽ kích hoạt cơ chế tránh tắc nghẽn, với một sự tăng lên tương ứng về tốc độ dữ liệu, và duy trì chất lượng tốt tại những tốc độ dữ liệu cao, RLC-AM sẽ đáp ứng một mục tiêu quan trọng cho việc đảm bảo phân phối dữ liệu khơng bị lỗi tới TCP.

Vì vậy, từ những thảo luận ở trên, lý do có hai cơ chế truyền lại như ở trên có thể được hiểu rõ trong phần tín hiệu phản hồi. Tuy cơ chế Hybrid ARQ thực hiện việc truyền lại rất nhanh, nó cũng cần thiết phải gửi một bit báo cáo tình trạng ACK/NAK tới đầu phát càng nhanh càng tốt - một lần cho mỗi chu kỳ TTI. Mặc dù trên lý thuyết có thể đạt được một xác suất lỗi thấp theo mong muốn về phản hồi ACK/NAK, nhưng những xác suất lỗi rất thấp lại đi kèm với chi phí tương đối cao về mặt công suất truyền dẫn ACK/NAK. Việc giữ chi phí này một cách hợp lý thông thường dẫn đến một tỷ lệ lỗi phản hồi (A Feedback Error Rate) trong khoảng 1% và như vậy sẽ quyết

báo cáo trạng thái RLC được phát đi ít thường xuyên đáng kể so với ACK/NAK Hybrid ARQ, nhưng chi phí của việc đạt được độ tin cậy 10-5 hoặc thấp là khá nhỏ. Vì vậy, việc phối hợp Hybrid ARQ với RLC mang lại một sự kết hợp tốt giữa thời gian khứ hồi (Roundtrip Time) nhỏ và chi phí phản hồi vừa phải khi mà hai thành phần này bổ sung cho nhau.

Vì RLC và Hybrid ARQ được định vị trong cùng một node, cho nên khả năng tương tác giữa chúng trở nên chặt chẽ hơn. Ví dụ, nếu cơ chế Hybrid ARQ phát hiện được một lỗi không thể phục hồi, việc truyền một báo cáo trạng thái RLC có thể ngay lập tức được kích hoạt thay vì phải đợi để phát đi một báo cáo trạng thái theo định kỳ. Điều này sẽ khiến cho RLC truyền lại các PDUs bị mất nhanh hơn. Cho nên, trong một mức độ nào đó, việc kết hợp Hybrid ARQ và RLC có thể xem như là một cơ chế truyền lại với hai cơ chế phản hồi trạng thái.

Trên lý thuyết, có cùng một sự tranh luận được tạo ra đối với trường hợp tương ứng trong HSPA. Tuy nhiên, việc RLC và Hybrid ARQ được định vị tại những node khác nhau trong HSPA nhìn chung sẽ làm cho sự tương tác giữa chúng trở nên không chặt chẽ.

3.4. Lớp vật lý (PHY - Physical Layer)

Lớp vật lý chịu trách nhiệm cho việc mã hóa, xử lý Hybrid ARQ lớp vật lý (Physical Layer Hybrid ARQ Processing), điều chế, xử lý đa anten (Multi Antenna Processing), và ánh xạ tín hiệu tới những tài nguyên thời gian tần số vật lý thích hợp. Một cái nhìn đơn giản về việc xử lý DL-SCH được đưa ra trong Hình 3.7. Các khối lớp vật lý được điều khiển động (Dynamically Controlled) bởi lớp MAC được thể hiện bằng màu xám, cịn những khối vật lý được cấu hình bán tĩnh được thể hiện bằng màu trắng.

Một phần của tài liệu công nghệ lte cho mạng di động băng thông rộng (Trang 55 - 58)