Hệ thống truyền dẫn: đường xuống OFDM và đường lên SC-FDMA

Một phần của tài liệu công nghệ lte cho mạng di động băng thông rộng (Trang 29 - 30)

Hệ thống truyền dẫn đường xuống của LTE dựa trên cơng nghệ OFDM. Như đã biết thì OFDM là một hệ thống truyền dẫn đường xuống hấp dẫn với nhiều lý do khác nhau. Vì thời gian ký tự OFDM tương đối dài trong việc kết hợp với một tiền tố chu trình, nên OFDM cung cấp đủ độ mạnh để chống lại sự lựa chọn tần số kênh (Channel Frequency Selectivity). Mặc dù trên lý thuyết thì việc sai lệch tín hiệu do kênh truyền chọn lọc tần số có thể được kiểm sốt bằng kỹ thuật cân bằng tại phía thu, sự phức tạp của kỹ thuật cân bằng bắt đầu trở nên kém hấp dẫn trong việc triển khai đối với những thiết bị đầu cuối di động tại băng thơng trên 5 MHz. Vì vậy mà OFDM với khả năng vốn có trong việc chống lại fading lựa chọn tần số sẽ trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho đường xuống, đặc biệt khi được kết hợp với ghép kênh không gian (Spatial Multiplexing).

Một số lợi ích khác của kỹ thuật OFDM bao gồm:

- OFDM cung cấp khả năng truy nhập vào miền tần số, bằng cách thiết lập một độ tự do bổ sung (Degree Of Freedom) cho khối hoạch định phụ thuộc kênh truyền (Channel Dependent Scheduler) so với HSPA.

- OFDM dễ dàng hỗ trợ cho việc phân bố băng thông một cách linh hoạt, bằng cách biến đổi băng tần cơ sở thành các sóng mang phụ để truyền đi. Tuy nhiên chú ý rằng là việc hỗ trợ nhiều phân bố phổ đòi hỏi cần phải có bộ lọc RF linh hoạt (Flexible RF Filtering) khi đó thì sơ đồ truyền dẫn chính xác là khơng thích hợp. Tuy nhiên, việc duy trì cấu trúc xử lý băng tần cơ sở giống nhau (The Same Baseband Processing Structure), không phụ thuộc băng thông sẽ nới lỏng việc triển khai đầu cuối.

- Hỗ trợ dễ dàng cho việc truyền dẫn Broadcast/Mulitcast, khi mà những thông tin giống nhau được truyền đi từ nhiều trạm gốc.

Đối với đường lên LTE, truyền dẫn đơn sóng mang dựa trên kỹ thuật DFT- Spread OFDM. Việc sử dụng điều chế đơn sóng mang cho đường lên đem lại tỷ số

đỉnh trên trung bình (Peak To Average Ratio) của tín hiệu được truyền thấp hơn khi mà so sánh với kỹ thuật truyền dẫn đa sóng mang ví dụ như OFDM. Tỷ số đỉnh trên trung bình của tín hiệu được truyền càng nhỏ thì cơng suất phát trung bình đối với một bộ khuếch đại cơng suất nhất định càng cao. Vì vậy mà truyền dẫn đơn sóng mang cho phép sử dụng hiệu quả hơn bộ khuếch đại công suất, đồng thời làm tăng vùng phủ sóng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những thiết bị đầu cuối bị giới hạn về năng lượng. Tại cùng một thời điểm, việc cân bằng cần thiết để kiểm sốt lỗi của tín hiệu đơn sóng mang do fading lựa chọn tần số là vấn đề nhỏ trong đường lên vì ít giới hạn trong nguồn tạo tín hiệu tại trạm gốc hơn so với thiết bị đầu cuối di động.

Tương phản với đường lên không trực giao của WCDMA/HSPA (cũng dựa trên truyền dẫn đơn sóng mang), thì đường lên LTE lại dựa trên kỹ thuật phân tách trực giao giữa những người dùng trong miền thời gian và tần số (Trên lý thuyết, việc phân chia người dùng trực giao có thể thực hiện được trong miền thời gian chỉ bằng cách ấn định toàn bộ băng thông truyền dẫn đường lên cho một người dùng tại 1 thời điểm, điều này có thể thực hiện được với đường lên nâng cao). Kỹ thuật phân tách người dùng trực giao trong nhiều tình huống mang lại lợi ích trong việc tránh được nhiễu trong tế bào (Intra Cell Interference). Tuy nhiên, việc phân bố một lượng tài nguyên băng thông tức thời rất lớn cho người dùng lại không phải là một chiến lược hiệu quả trong những tình huống mà chính tốc độ dữ liệu bị giới hạn bởi công suất truyền dẫn hơn là băng thông. Trong những tình huống như vậy, một thiết bị đầu cuối sẽ chỉ được phân bố một phần của tổng băng thông truyền dẫn và những thiết bị đầu cuối khác có thể truyền song song trên phần phổ còn lại. Vì vậy, mà đường lên LTE sẽ bao gồm một thành phần đa truy nhập miền tần số (Frequency Domain Multiple Access Component), hệ thống truyền dẫn đường lên LTE nhiều khi cũng được xem như là hệ thống SC-FDMA.

Một phần của tài liệu công nghệ lte cho mạng di động băng thông rộng (Trang 29 - 30)