Một ví dụ về luồng dữ liệu LTE

Một phần của tài liệu công nghệ lte cho mạng di động băng thông rộng (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 4 LỚP VẬT LÝ LTE

4.1. Kiến trúc miền thời gian tồn phần (Overall Time-Domain Structure)

Hình 4.1 minh họa về kiến trúc miền thời gian bậc cao (High Level Time Domain Structure) trong truyền dẫn LTE với mỗi khung (vơ tuyến) có chiều dài

Tframe= 10 ms bao gồm 10 khung phụ có kích thước bằng nhau với độ dài mỗi khung

phụ Tsubframe = 1 ms.

Để cung cấp sự xác định về thời gian nhất quán và chính xác, mỗi khoảng thời gian khác nhau bên trong đặc điểm kỹ thuật truy nhập vô tuyến LTE có thể được trình bày thành nhiều đơn vị thời gian cơ bản Ts= 1/30720000. Những khoảng thời gian được phác họa trong Hình 4.1 vì vậy cũng có thể được diễn đạt thành Tframe= 307200.Ts và Tsubframe= 30720.Ts

Hình 4.1: Cấu trúc miền thời gian LTE.

Trong cùng một sóng mang, những khung phụ (Subframes) khác nhau của một khung có thể được sử dụng cho truyền dẫn đường xuống hoặc truyền dẫn đường lên. Như được minh họa trong Hình 4.2a, đối với trường hợp FDD hoạt động trong phổ theo cặp (Paired Spectrum), tất cả các khung phụ của một sóng mang được sử dụng cho truyền dẫn đường xuống (một sóng mang đường xuống - A Downlink Carrier) hoặc truyền dẫn đường lên (một sóng mang đường lên - An Uplink Carrier). Mặt khác, đối với trường hợp hoạt động của TDD trong phổ khơng theo cặp (Hình 4.2b), khung phụ thứ nhất và thứ sáu của mỗi khung (khung phụ 0 và khung phụ 5) luôn luôn được chỉ định cho truyền dẫn đường xuống trong khi những khung phụ còn lại có thể được

chỉ định một cách linh hoạt để dùng cho cả truyền dẫn đường lên hoặc đường xuống. Lý do của việc ấn định sẵn khung phụ thứ nhất và thứ sáu cho truyền dẫn đường xuống là vì những khung phụ này chứa các tín hiệu đồng bộ LTE. Các tín hiệu đồng bộ được truyền đi trên đường xuống của mỗi tế bào và được dùng vào mục đích dị tìm tế bào khởi tạo (Initial Cell Search) cũng như dị tìm tế bào lân cận (Neighbor Cell Search). Nguyên lý của việc dị tìm tế bào, bao gồm cấu trúc của các tín hiệu đồng bộ, sẽ được mô tả chi tiết hơn trong Chương 5.

Theo như minh họa trong Hình 4.2, việc chỉ định một cách linh hoạt các khung phụ trong hoạt động TDD cho phép tồn tại tính khơng đối xứng khác nhau về mặt lượng tài nguyên vô tuyến (các khung phụ) được ấn định cho truyền dẫn đường xuống và đường lên một cách tách biệt. Vì việc ấn định khung phụ cần phải giống nhau đối với các tế bào lân cận để tránh nhiễu nghiêm trọng xảy ra giữa truyền dẫn đường lên và đường xuống giữa các tế bào, tính bất đối xứng đường xuống/đường lên khơng thể thay đổi tự động, ví dụ, trên nền tảng khung liên tiếp (Frame By Frame Basis). Tuy nhiên, nó có thể thay đổi trên một nền tảng chậm hơn để thích nghi với các đặc tính lưu lượng khác nhau chẳng hạn như sự thay đổi và sự khác nhau trong lưu lượng bất đối xứng đường xuống/đường lên.

Một phần của tài liệu công nghệ lte cho mạng di động băng thông rộng (Trang 63 - 66)