Kiến trúc cơ bản của truyền dẫn DFTS-OFDM

Một phần của tài liệu công nghệ lte cho mạng di động băng thông rộng (Trang 94 - 95)

Hình 4.24 tóm tắt lại kiến trúc cơ bản của truyền dẫn DFTS-OFDM với DFT kích thước M thích hợp với một khối gồm có M ký tự điều chế. Đầu ra của DFT sau đó được ánh xạ đến đầu vào có chọn lọc của một IFFT kích thước N. Kích thước DFT xác định băng thơng tức thời của tín hiệu được truyền dẫn trong khi phép ánh xạ tần số xác định vị trí của tín hiệu được truyền dẫn trong tồn bộ phổ đường lên có hiệu lực. Cuối cùng, một tiền tố tuần hoàn (Cyclic Prefix) được chèn vào cho mỗi khối xử lý. Như được thảo luận trong chương trước, việc sử dụng tiền tố tuần hoàn trong trường hợp truyền dẫn đơn sóng mang cho phép ứng dụng một cách dễ dàng kỹ thuật cân bằng miền tần số hiệu suất cao có độ phức tạp thấp tại phía thu.

Như được thảo luận trong chương trước, trong trường hợp chung, cả truyền dẫn DFTS-OFDM tập trung và phân tán đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, truyền dẫn đường lên LTE bị hạn chế với truyền dẫn tập trung, chẳng hạn phép ánh xạ tần số của Hình 4.24 ánh xạ đầu ra của DFT đến đầu vào liên tục của IFFT.

Từ quan điểm thực thi DFT, DFT kích thước M sẽ bị ép buộc với số lượng là hai. Tuy nhiên, việc ép buộc như vậy thì xung đột trực tiếp với sự mong muốn để có độ linh động cao về mặt số lượng tài ngun (băng thơng truyền dẫn tức thời) có thể được ấn định tự động đến các đầu cuối di động khác nhau. Từ quan điểm sự linh động, tất cả các giá trị có thể của M phần nào được cho phép. Với LTE, đường giữa (Middle-Way) đã được chấp nhận ở nơi mà kích thước DFT bị giới hạn với các tích của các số nguyên 2, 3, và 5. Vì thế, cho ví dụ, với kích thước DFT là 15, 16, và 18 thì được cho phép nhưng M = 17 thì khơng được cho phép. Trong cách này, DFT có thể được thực thi như sự kết hợp của các DFT cơ số 2, 3 và 5 có độ phức tạp tương đối thấp.

Như được đề cập trong chương trước, và được thể hiện rõ ràng trong Hình 4.24, DFTS-OFDM cũng có thể được xem như truyền dẫn OFDM thông thường kết hợp với DFT dựa trên mã hố trước. Do đó, người ta có thể thường nói đến khoảng cách sóng mang phụ trong trường hợp truyền dẫn DFTS-OFDM. Hơn nữa, tương tự với OFDM, tài nguyên vật lý DFTS-OFDM có thể được xem như một mạng lưới thời gian-tần số với sự ràng buộc bổ sung, đó là tài nguyên thời gian-tần số tổng cộng được ấn định đến các đầu cuối di động phải luôn luôn bao gồm các sóng mang phụ liên tục.

Các thơng số cơ bản của scheme truyền dẫn đường lên LTE đã được lựa chọn để căn chỉnh, càng nhiều càng tốt, với các thông số tương ứng của đường xuống LTE dựa trên OFDM. Do đó, như được mơ tả trong Hình 4.25, khoảng cách sóng mang phụ DFTS-OFDM đường lên tương đương với Δf = 15 KHz và các khối tài nguyên bao gồm 12 sóng mang phụ được cũng được xác định cho đường lên. Tuy nhiên, ngược với đường xuống, đường lên khơng có các DC-Carrier khơng dùng được. Nguyên nhân là sự có mặt của DC-Carrier ở trung tâm của phổ tần sẽ làm nó khơng có khả năng cấp phát tồn bộ băng thơng hệ thống đến một đầu cuối di động đơn và vẫn giữ thuộc tính đơn sóng mang PAR thấp của truyền dẫn đường lên. Cũng vậy, do DTF dựa trên mã hoá trước, tác động của bất kỳ nhiễu DC sẽ được trải ra trên khối M các ký tự điều chế và do đó sẽ ít gây hại so với truyền dẫn OFDM thông thường.

Một phần của tài liệu công nghệ lte cho mạng di động băng thông rộng (Trang 94 - 95)