Cấp phát tài nguyên đường lên LTE

Một phần của tài liệu công nghệ lte cho mạng di động băng thông rộng (Trang 97 - 98)

Ngược với đường xuống, các khối tài nguyên đường lên được ấn định đến một đầu cuối di động phải luôn luôn được liên tiếp nhau trong miền tần số, như được minh hoạ trong Hình 4.27. Chú ý rằng, tương tự như đường xuống, khối tài nguyên đường lên được định nghĩa như 12 sóng mang phụ DFTS-OFDM trong suốt một khe 0.5 ms. Tại cùng một thời điểm, Scheduling đường lên được thực hiện trên cơ sở một khung phụ 1 ms. Do đó, tương tự như đường xuống, ấn định tài nguyên đường lên được thực hiện dưới dạng các cặp khối tài nguyên liên tục trong miền thời gian.

Trong Hình 4.27, tài nguyên đường lên được ấn định tương ứng với tập hợp các sóng mang phụ giống nhau trong cả hai khe. Nói một cách khác, việc nhảy tần số liên khe (Inter-Slot) có thể được ứng dụng cho đường lên LTE. Nhảy tần số liên khe ngụ ý rằng tài nguyên vật lý được sử dụng cho truyền dẫn đường lên trong hai khe của khung phụ khơng chiếm giữ các tập hợp các sóng mang phụ giống nhau như được minh hoạ trong Hình 4.28. Chú ý rằng, khi băng thông truyền dẫn RF đầu cuối di động bao phủ toàn bộ phổ đường lên, nhảy tần số đường lên là một hoạt động băng gốc thuần tuý, đơn giản chỉ là sự biến đổi phép ánh xạ DFT thành IFFT của quá trình DFTS-OFDM trong Hình 4.24.

Có ít nhất hai lợi ích tiềm tàng của việc nhảy tần số đường lên:

- Nhảy tần số cung cấp phân tập tần số bổ sung, giả thiết là các bước nhảy có bậc (Order) bằng hoặc lớn hơn băng thông kết hợp kênh.

- Nhảy tần cung cấp phân tập nhiễu (lấy trung bình nhiễu), giả định rằng mơ hình nhảy tần thì khác nhau ở các Cell lân cận.

Một phần của tài liệu công nghệ lte cho mạng di động băng thông rộng (Trang 97 - 98)