4.2.5.3. Ghép kênh không gian
Với trường hợp ghép kênh khơng gian (Hình 4.22), trong trường hợp chung, có hai từ mã, số lớp NL, số anten NA, với NL 2và NA NL. Cụ thể, Hình 4.22 minh hoạ trường hợp ba lớp (NL 3) và bốn anten phát (NA 4). Ánh xạ lớp giải ghép kênh
các k ý tự điều chế của hai từ mã trên NL lớp. Như được nhìn thấy, trong trường hợp ba lớp, từ mã đầu tiên được ánh xạ đến lớp đầu tiên trong khi từ mã thứ hai được ánh xạ đến lớp thứ hai và thứ ba. Do đó, số ký tự điều chế của hai từ mã sẽ được gấp đôi số lượng k ý tự điều chế của từ mã thứ nhất để đảm bảo số lượng k ý tự như nhau trên mỗi lớp. Tiền mã hóa sau đó đưa vào ma trận W kích thước NANL đến mỗi vector lớp
_
vi.
Nhìn chung, ghép kênh khơng gian LTE căn cứ vào tiền mã hóa dựa trên bảng mã (Codebook), tức là với mỗi sự kết hợp của số lượng anten NAvà số lượng lớp NL, một nhóm ma trận tiền mã hóa được định nghĩa đặc tính kỹ thuật. Dựa trên việc đo tín hiệu tham khảo đường xuống của các anten khác nhau, thiết bị di động quyết định chọn một dãy phù hợp (số lượng các lớp) và ma trận tiền mã hóa tương ứng. Những thơng tin này sau đó được thơng báo đến mạng. Trong khi một dãy đơn được báo cáo có giá trị cho tồn bộ băng thơng hệ thống, thì nhiều ma trận tiền mã hóa có giá trị cho những phần khác nhau của băng thông hệ thống cũng có thể được báo cáo. Mạng phải xem xét các thông tin này, nhưng không phải dựa vào nó khi quyết định dãy nào và nhóm ma trận mã hóa trước nào được sử dụng thật sự cho truyền dẫn đường xuống. Khi mạng có thể quyết định chọn một nhóm ma trận mã hóa trước khác với cái đã được thông báo bởi đầu cuối di động, mạng phải báo hiệu rõ ràng các ma trận mã hóa trước nào được sử dụng bởi các phương tiện báo hiệu điều khiển L1/L2 đường xuống.
Phương pháp tương tự được sử dụng cho tạo dạng tia nhiều anten đường xuống, tức là dựa trên việc đo đạc các tín hiệu tham khảo đường xuống của các anten khác nhau, thiết bị di động sẽ quyết định chọn một vector mã hóa trước phù hợp (tạo dạng tia) và thông báo các thông tin này đến mạng. Mạng cần phải xem xét các thông tin này, nhưng khơng phải dựa vào nó khi quyết định vector mã hóa trước nào thật sự được sử dụng cho truyền dẫn đường xuống. Tương tự với trường hợp ghép kênh không gian, mạng phải báo hiệu rõ ràng vector tạo dạng tia nào được sử dụng cho đầu cuối di động. Như một kết quả, mã hóa trước chỉ có thể được sử dụng cho truyền dẫn DL- SCH mà không được sử dụng cho báo hiệu điều khiển L1/L2.
4.2.6. Multicast/Broadcast sử dụng MBSFN
Như được thảo luận trong chương 4, truyền dẫn OFDM mang lại một số lợi ích về mặt cung cấp các dịch vụ Multicast/Broadcast đa Cell, chính xác hơn là khả năng tạo truyền dẫn Multicast/Broadcast đa Cell đồng bộ như một truyền dẫn đơn qua kênh đa đường. Như đã được đề cập trong chương 2, loại truyền dẫn LTE này được đề cập như Multicast/Broadcast qua mạng tần số đơn (MBSFN).
LTE hỗ trợ truyền dẫn Multicast/Broadcast dựa trên MBSFN bởi kênh truyền tải MCH (Multicast Channel). Việc xử l ý kênh truyền tải MCH về nhiều mặt thì giống như đối với DL-SCH (Hình 4.9), với một vài ngoại lệ:
- Trong trường hợp truyền dẫn MBSFN, dữ liệu giống nhau được phát với định dạng truyền tải giống nhau sử dụng nguồn tài nguyên vật l ý giống nhau từ nhiều Cell thông thường thuộc các eNodeB khác nhau. Do đó, định dạng truyền tải MCH và phân bố tài nguyên không thể được chọn lựa một cách tự động bởi eNodeB.
- Khi truyền dẫn MCH nhắm đến (Targeting) nhiều đầu cuối di động đồng thời, Hybrid ARQ thì khơng thể được ứng dụng trực tiếp trong trường hợp truyền dẫn MCH.
Hơn nữa, cũng được đề cập trong phần 4.2.3, ngẫu nhiên hóa MCH cần giống nhau cho tất cả các Cell liên quan trong truyền dẫn MBSFN.
Đánh giá kênh truyền cho việc giải điều chế kết hợp của truyền dẫn MBSFN không thể dựa trực tiếp vào tín hiệu tham khảo riêng Cell thông thường được mô tả trong phần 4.2.2 khi các tín hiệu tham khảo này không được phát đi bởi các phương pháp MBSFN và do đó khơng phản hồi được kênh MBSFN tổng hợp. Thay vào đó, các ký tự tham khảo bổ sung được chèn vào các khung phụ MBSFN, được minh họa trên Hình 4.23. Các tín hiệu tham khảo này được phát đi bởi MBSFN, tức là các ký hiệu tham khảo giống nhau được phát bởi tất cả các Cell liên quan trong truyền dẫn MBSFN (giá trị phức tạp giống nhau trong phần tử tài nguyên giống nhau). Tín hiệu tham khảo tương ứng vì vậy có thể được sử dụng trực tiếp cho việc đánh giá kênh MBSFN tổng hợp, cho phép giải điều chế kết hợp truyền dẫn MBSFN.
Truyền dẫn MCH sử dụng MBSFN không được phép ghép kênh với truyền dẫn của các kênh truyền tải khác như DL-SCH trong cùng khung phụ. Do đó, cũng khơng có truyền dẫn báo hiệu điều khiển L1/L2 đường xuống liên quan đến truyền dẫn DL- SCH (định dạng truyền tải, chỉ thị tài nguyên, và thông tin liên quan đến H-ARQ) trong các khung phụ MBSFN. Tuy nhiên, có thể có các báo hiệu điều khiển L1/L2 đường xuống khác được phát trong các khung phụ MBSFN, ví dụ các cấp phát Scheduling (Scheduling Grants) cho truyền dẫn UL-SCH. Kết quả là, các tín hiệu tham khảo riêng Cell thông thường như được mô tả trong phần 4.2.2, cũng cần được phát trong các khung phụ MBSFN, song song với tín hiệu tham khảo dựa trên MBSFN. Tuy nhiên, khi báo hiệu điều khiển L1/L2 bị giữ lại trong phần đầu tiên của khung phụ, chỉ các ký tự tham khảo riêng Cell trong k ý tự OFDM đầu tiên của khung phụ được phát đi trong các khung phụ MBSFN (cũng như k ý tự OFDM thứ hai của khung phụ trong trường hợp bốn anten phát), được minh họa trong Hình 4.23.