Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống penaeus monodon fabricius, 1789 tại tỉnh cà mau (Trang 69 - 78)

Xây dựng Trung tâm giống thủy sản của tỉnh

Cà Mau hiện có 819 cỏ sở sản xuất tôm sú giống, với khoảng 72.000m3 bể ương, trong đó có 250 trại nằm ngoài quy hoạch của tỉnh. Phân bố ở 6 huyện, trải dài rộng khắp theo các sông, trại sản xuất ở đây không phát triển theo quy hoạch. Rất nhiều trại xây dựng cách đây gần 15 năm chưa được nâng cấp, sửa chửa, kỹ thuật vận hành không bằng cấp vẫn tham gia sản xuất và cho ra chất lượng con giống kém, giá cả bất bên, đầu ra khó khăn, có khoảng 40% trại ngừng hoạt động, nhiều trại đã và đang có nguy cơ phá sản.

Nhằm phát triển nghề sản xuất tôm sú giống phục vụ nguồn giống có chất lượng cho bà con nuôi tôm ở Cà Mau nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung cũng như do nhu cầu thực tế của địa phương và phát triển ngành, Cà Mau cần phải xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy sản. Để xây dựng Trung Tâm sản xuất giống của tỉnh, trước mắt:

- Xác định vị trí phù hợp, tính khả thi cao, tìm quỹ đất, ….

- Lập Dự án nói lên tính cấp thiết, nhu cầu giống đảm bảo chất lượng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu sạch đáp ứng cho những thị trường khó tính. Trình UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt.

- Tranh thủ nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn đối ứng địa phương. - Kêu gọi đầu tư, thực hiện một số chính sách thu hút.

Xã hội hóa về kiểm tra chất lượng giống.

Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất nhu cầu con giống mỗi năm từ 12 – 15 tỷ con giống, địa bàn sông rạch chằng chịch nên việc quản lý chất lượng tôm giống gặp rất nhiều khó khăn. Song địa bàn rộng, lực lượng quản lý hạn chế không thể quản lý chặt chẻ chất lượng giống. Để nâng cao chất lượng tôm sú giống cho

người nuôi tôm tỉnh Cà Mau cần phải xã hội hóa về kiểm tra chất lượng giống. Để thực hiện tốt công tác này cần:

- Xây dựng Đề án, lộ trình cụ thể về xã hóa công tác kiểm tra chất lượng giống.

- Đào tạo lực lượng khuyến ngư trại đầy đủ năng lực có cả chiều rộng lẩn chiều sâu, có thực tiển và năng khiếu về hướng dẩn, tập huấn.

- Triển khai, đảm bảo 100% hộ nuôi, cán bộ ở địa phương, cá tổ chức xã hội đoàn thể được dự các lớp tập huấn về phương pháp chọn giống, cách gây sốc, đánh giá chất lượng, kỹ thuật nuôi,….

- Xây dựng mô hình trình trình diển, nhân rộng.

- Tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức trên thông đại chúng như: chương trình, phóng sự, tọa đàm, pano, áp phích,….

- Kêu gọi các Tổ chức xã hội, đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hôi Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,… cùng tham gia.

Về chính sách

Nhà nước cần tăng cường các chính sách quản lý, giảm thiểu các tác động bất lợi về môi trường, kinh tế xã hội trong ngành NTTS như chú trọng đến tác động của ngành đến xóa đói giảm nghèo, phân phối công bằng lợi ích thu được từ NNTS, đánh giá tác động môi trường, quản lý tốt và bảo vệ môi trường trong phát triển các ngành nghề thủy sản. Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển cơ chế quản lý NTTS dựa vào cộng đồng, đảm bảo phát triển NTTS một cách bền vững.

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận

4.1.1. Hiện trạng sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau

1. Những trại có kỹ thuật viên có trình độ từ trung cấp trở lên có sản lượng tôm sú giống (25,6 triệu tôm sú giống) lớn hơn so với các trại có kỹ thuật viên không có trình độ (21 triệu tôm sú giống).

2. Nhóm thể tích bể ương từ 140 – 270m3 cho sản lượng tôm sú giống cao nhất (26,9 triệu tôm sú giống) và nhóm thể tích bể ương từ 64 – 90m3 cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (20,6 triệu tôm sú giống).

3. Trại sản xuất tôm sú giống dùng tôm mẹ thuộc nhóm có kích thước dao động từ 180 – 270 g/con cho sản lượng tôm sú giống (24,8 triệu tôm sú giống) cao nhất. Trại sản xuất sử dụng tôm sú mẹ thuộc nhóm kích thước 150 – 220 g/con cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (19,9 triệu tôm sú giống).

4. Các trại sản xuất giống ương nuôi với mật độ từ 200 – 220 con/L cho sản lượng tôm sú giống cao nhất (26,3 triệu tôm sú giống) và các trại sản xuất ương nuôi với mật độ 150 – 180 con/L cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (20,6 triệu tôm sú giống).

5. Trại sản xuất sử dụng thức ăn tổng hợp kết hợp tảo khô và Artemia trong quá trình chăm sóc ấu trùng cho sản lượng tôm sú giống (25,2 triệu tôm sú giống sú giống) cao nhất. Các trại sử dụng Thức ăn tổng hợp kết hợp tảo khô cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (21,4 triệu tôm sú giống).

6. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH đều nằm trong giá trị ổn định (nhiệt độ trung bình 29,1oC và pH trung bình đạt 7,8) và thuận lợi cho ấu trùng phát triển. Các trại sử dụng nguồn nước có độ mặn dao động từ 20 – 30ppt có sản lượng tôm sú giống (20,8 triệu tôm sú giống) thấp nhất. Các trại sản xuất sử dụng nguồn nước có độ mặn dao động từ 26 – 30ppt cho sản lượng tôm sú giống cao nhất (24,9 triệu tôm sú giống).

7. Các trại áp dụng tỷ lệ thay nước từ 20 – 30 %/ngày cho sản lượng cao nhất (26,6 triệu tôm sú giống). Các trại áp dụng tỷ lệ thay nước 30 – 40 %/ngày cho sản lượng tôm sú giống cao thứ 2 (21,8 triệu tôm sú giống). Các trại áp dụng tỷ lệ thay nước từ 10 – 20 %/ngày cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (21,4 triệu tôm sú giống)

8. Các trại xử lý nước với hàm lượng Chlorine từ 45 – 50ppm cho sản lượng tôm sú giống cao nhất (25,4 triệu tôm sú giống). Các trại giống xử lý nước với hàm lượng Chlorine từ 35 – 45ppm cho sản lượng tôm sú giống cao thứ 2. Các trại xử lý nước với hàm lượng Chlorine từ 20 – 35ppm cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (20,8 triệu tôm sú giống). Các trại sản xuất giống dùng thuốc tím xử lý nước với hàm lượng từ 1 – 1,5ppm thu được sản lượng tôm sú giống (24,8 triệu tôm sú giống) cao hơn so với các trại sản xuất giống dùng thuốc tím với liều lượng 0,5 – 1ppm.

9. Các trại sản xuất nhiễm bệnh Nấm chiếm hơn 50% so với nhiễm các loại bệnh khác cho sản lượng cao nhất (25,6 triệu tôm sú giống). Các trại sản xuất nhiễm bệnh Protozoa chiếm hơn 50% so với nhiễm các loại bệnh khác cao thứ 2 (24,6 triệu tôm sú giống). Các trại sản xuất giống nhiễm bệnh phát sáng chiếm hơn 50% so với nhiễm các loại bệnh khác cho sản lượng thấp nhất (19,6 triệu tôm sú giống).

10. Các trại sản xuất tôm sú giống có độ đồng đều 80 – 95% cho sản lượng tôm sú giống (25,1 triệu tôm sú giống) cao nhất. Các trại sản xuất tôm sú giống có độ đồng đều 70 – 80% cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (21,4 triệu tôm sú giống).

11. Biểu hiện ”thân tôm sú giống sạch, không bị bẩn do nhiều sinh vật bám” và ”tôm sú giống đều cỡ, râu và bộ phụ đầy đủ” đều cho sản lượng giống cao (24,5 và 23,4 triệu tôm sú giống tương ứng). Các biểu hiện khác về tình trạng sức khỏe ấu trùng cho sản lượng tôm giống thấp nhất (21,1 triệu tôm sú giống).

Mô hình hồi qui xây dựng được

Q = -44.17465118 + 0.062887*A + 0.043522*B + 0.002253*C1 + 0.031691*D + 0.622741*ED1 + 0.870653*ED2 + 0.089011*F + 0.022583*G + 0.13793*H – 1.42219*ID1 – 0.50005*ID2 – 0.26542*ID2

4.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống

1.Đào tạo kỹ thuật viên có trình độ nhất định, xây dựng mô hình sản xuất tôm sú giống tiên tiến; tiếp tục tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

2.Phải sử dụng tôm sú mẹ có chất lượng cao, trong thời gian tới nghiên cứu gia hóa đàn tôm bố mẹ đưa vào sản xuất.

4.Giải tỏa các trại sản xuất tôm sú giống xây dựng ngoài qui hoạch, đỉnh chỉ hoạt động đối với các trại không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú ý thủy sản.

5.Qui hoạch khu sản xuất giống tập trung.

6.Triển khai các giải pháp quản lý tôm sú giống đồng bộ. 7.Tăng cường công tác bảo vệ và cải tạo môi trường.

4.2. Đề xuất ý kiến

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngành, triển khai thực hiện một cách đồng bộ; Triển khai chương trình phát triển giống đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg trong đó ưu tiên hàng đầu cho đề án ”Phát triển công nghệ nuôi thành thục tôm sú bố mẹ và sản xuất giống có chất lượng cao” theo hướng tiếp tục nghiên cứu gia hóa đàn tôm sú bố mẹ đưa vào sản xuất giống.

2. Đối với các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển giao cho các doanh nghiệp chủ động cung cấp đầy đủ con giống sạch bệnh, nâng cao hiệu quả, giảm thiểu chi phí sản xuất, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao cạnh tranh trên trường quốc tế.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau tăng cường công tác quy hoạch, pháp chế hóa công tác quy hoạch, phổ biến rộng rãi các phương pháp và phương án quy hoạch cho các đối tượng có liên quan và quản lý phát triển NTTS bền vững theo quy hoạch. Kiện toàn hệ thống quản lý từ tỉnh đến huyện, xã, ... nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong công tác quản lý. Theo dõi tình hình thực tế của địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành những văn bản quản lý và hướng dẫn, cảnh báo kịp thời về diễn biến bất lợi của thời tiết, môi trường, dịch bệnh, mùa vụ,...nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại trong sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Báo cáo sở thủy sản Cà Mau, 2000 đến 2009.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Tuyển tập Nghề cá Sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp, Trang 101- 108

3. Bộ Thủy Sản, 2003, 2006. Báo cáo hiện trạng và các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững các tỉnh ven biển miền Trung.

4. Bùi Quang Tề, 1995. Báo cáo kết quả khảo sát bệnh MBV (Penaeus monodon Baculovirus) của tôm sú nuôi ở các tỉnh phía nam. Báo cáo tổng kết đề tài “xác định nguyên nhân gây chết tôm sú giống ở đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp tổng hợp để phòng trị của Nguyễn Việt Thắng, phần I, trang 245 – 260.

5. Dương Ngọc Tân, 2007. Đánh giá hiệu quả quy trình sản xuất tôm sú giống (

Penaeus monodon Fabricius, 1798) không dùng kháng sinh tại công ty TNHH thủy sản Hoàn Vũ – Ninh Thuận, trang 53 – 54, Luận văn thạc sĩ ngành NTTS, Trường Đại học Nha Trang

6. Đỗ Thị Hòa, 1996. Nghiên cứu một số bệnh chủ yếu trên tôm giống sú, và đề ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp. Báo cáo đề tài cấp Bộ. Khoa học công nghệ thủy sản tạp III, trang 208 – 219.

7. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2006.

Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội

8. Hà Ký và ctv, 1996. Phòng trị bệnh trên cá. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, phần IV, trang 12 – 24.

9. Hoàng Thu Thủy, 2008. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi tôm sú giống Penaeus monodon (Fabricius, 1798) tại tỉnh Khánh Hòa, 107 trang, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang.

10.Lê Vũ Phương, 2005. Tìm hiểu tác động của một số yếu tố kinh tế - xã hội đến năng suất và hiệu quả của nghề nuôi tôm sú thương phẩm Penaeus monodon (Fabricius, 1798) ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, trang 1 – 25, Luận văn Thạc sỹ Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Thủy Sản.

11.Lê Xuân Sinh, 2006. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các trại sản xuất giống tôm cành xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí nghiên cứu Khoa học, Đại học Cần Thơ.

12.Mai Văn Xuân, 2005. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Đề tài nghiên cứu Khoa học, Đại học Huế. 13.Ngô Anh Tuấn, 1995. Nghiên cứu nuôi tôm sú (Penaeus monodon Fabricius)

phát dục nhân tạo. Luận văn thạc sỹ. Đại học Thủy Sản

14.Nguyễn Đình Mão, 2008. Các chính sách và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản. Trường Đại Học Nha Trang.

15.Nguyễn Khắc Lâm, 2000. Thử nghiệm nuôi phát dục tôm sú (Penaeus monodon Fabricius1798), đánh giá chất lượng tôm bố mẹ và ấu trùng trong điều kiện nuôi lồng trên biển tại Ninh Thuận. Luận văn thạc sỹ. Đại học Thủy Sản.

16.Nguyễn Quốc Hưng, 2003. “Đánh giá hiện trạng sản xuất tôm sú giống – đề xuất biện pháp quản lý nhằm phát triển bền vững ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, Đề tài cấp Bộ.

17.Nguyễn Quốc Hưng. 2006. Các khía cạnh kỹ thuật trong công nghệ sản xuất tôm sú giống (Penaeus monodon) chất lượng cao. http://www.ria1.org

18.Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và Châu Tài Tảo, 2006. Tình hình sản xuất tôm sú giống (Penaeus monodon) ở tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Tạp chí nghiên cứu Khoa học, 178-186. Đại học Cần Thơ

19.Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 235 trang.

20.Nguyễn Văn Chung, Lê Thị Hồng, Lê Đức Minh, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Văn Trọng, Hà Lê Thị Lộc, Nguyễn Thị Kim Bích. 1997. Nghiên cứu khả năng sinh sản của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius) từ nguồn tôm trong đìa. Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị sinh học biển toàn quốc lần thứ 1. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. p. 425-430.

21.Nguyễn Văn Thành, 2005. Kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2005. Tạp chí Thủy sản, 12, 7-10.

22.Phạm Xuân Thủy, 2004, Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh Hòa, trang 12 – 48, Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Thủy sản.

23.Phan Văn Hòa, 2004. “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Huế.

24.Phân viện qui hoạch thủy sản phía nam. Qui hoạch nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến 2020.

25.Thạch Thanh, 2005. Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất tôm sú giống (Penaeus monodon) qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn. Báo cáo Khoa học đề tài cấp Bộ

26.Trần Văn Nhường, Đinh Văn Thành, Bùi Thu Hà, Trịnh Quang Tú, Lê Văn Khôi, Tưởng Phi Lai, 2004. Nghành nuôi tôm việt nam: hiện trạng, cơ hội và thách thức. Dự án VIE/97/030

Tiếng Anh

27.Bacticados, M.C.L. Diseases of prawn in the Philippines, 1998. Asia Aquaculture: p 5-10.

28.Chen, S.N., P.S.Chang, G.H. Kou, 1992. Infection route and eradication of Penaeus monodon Baculovirus (MBV) in larval gaint tiger prawns Penaeus monodon. In Diseases of cultured Penaeid shrimp in Asia and the United States. Proccedings of a Workshop in Honnolulu, Hawaii. P.177-184

29.Couch, J.A. Diseasis caused by protozoa. In: The Biology of Crustacea, A.J. Provenzano, pp: 79 – 111.

30.Dang Thi Hoang Oanh, Nguyen Thanh Phuong, 2005. Prevalence of White Spot Syndrome Virus (WSSV) and Monodon Baculovirus (MBV) Infection in Penaeus monodon posrtlarvae in Vietnam. Diseases in Asian Aquaculture, 5, 395-404.

31.Fegan, D.F., T.W. Flegel, Siriporn Sriurairatana and Manuschai Waiakrutra, 1991. The occurrence, development and histopathology of monodon baculovirus in Penaeus monodon in Southern Thailand. Aquaculture. 96: 205-217.

32.Ilie S. Racotta, Elena Palacios, Ana M. Ibarra, 2003. Shrimp larval quality in relation to broodstock condition. Aquaculture, 227, 107–130.

33.Johnson, P.T. and Lightner, D.V, 1988. Rod-shaped nuclear viruses of crustaceans: gut-infecting species. DISEASES OF AQUATIC ORGANISMS, 5, 123-141.

34.Kennedy, J.O.S., 1986. “Dynamic programming: Applications to Agriculture and natural Resources”, Elsevier Applied Science Publishers.

35.L.X. Sinh, and T.G. Macaulay, 2003, “A bio – economic model of a shrimp hatchery in the Mekong River Delta of Vietnam”, PhD thesis, University of Sydney, Australia.

36.Liao. I.C. Diseases of Penaeus monodon in Taiwan: A review from 1977-

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống penaeus monodon fabricius, 1789 tại tỉnh cà mau (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)