Trong quá trình quản lý bể nuôi, thay nước có thể tiến hành bất kỳ giai đoạn nào nhằm cải thiện chất lượng nước trong bể, bù vào lượng nước siphong nhằm loại bỏ thức ăn thừa, xác ấu trùng chết, vỏ lột, phân của Post-larvae... Các trại sản xuất tôm sú giống tại Cà Mau chia làm 3 nhóm thường thay nước với tỷ lệ như sau:
Nhóm 1: thay từ 15 – 20%/ngày. Nhóm 2: thay từ 20 – 30%/ngày. Nhóm 3: thay từ 30 – 40%/ngày
và ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống xuất được thể hiện tại Bảng 3.11
Bảng 3.11. Sản lượng tôm sú giống thu được khi áp dụng tỷ lệ thay nước khác nhau (n=60)
Tỷ lệ thay nước (%/ngày) Số mẫu Tỷ lệ (%)
Sản lượng tôm sú giống (triệu)
10 - 20 13 22 21,4±1,71a
20 - 30 31 51 26,6±1,29b
30 – 40 16 27 21,8±1,7a
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).
Theo bảng cho thấy số trại thay nước với tỷ lệ 20 – 30 %/ngày chiếm phần lớn (50%), một số ít trại do nằm sâu trong đất liền thay nước ít hơn (22%), số trại còn lại có tỷ lệ thay nước hàng ngày khoảng 30 – 40 %/ngày chiếm 27%.
Các trại áp dụng tỷ lệ thay nước từ 20 – 30 %/ngày cho sản lượng cao nhất (26,6 triệu) do lượng nước mất đi hàng ngày chủ yếu do siphong nhằm cải thiện môi
trường nước trong bể. Đây cũng là tỷ lệ thay nước thích hợp mà các nhà khoa học áp dụng và đã được kiểm chứng.
Các trại áp dụng tỷ lệ thay nước từ 10 – 20 %/ngày cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (21,4 triệu) nhưng không sai khác về mặt thống kê (P>0,05) so với các trại áp dụng tỷ lệ thay nước 30 – 40 %/ngày (21,8 triệu). Các trại thay nước với tỷ lệ thấp do các trại này nằm sâu trong đất liền, nguồn nước cấp không nhiều nên môi trường nước ít được cải thiện cho sản lượng tôm sú giống thấp, còn các trại thay nước với tỷ lệ 30 – 40% do các yếu tố môi trường trong bể có biến động nhiều nên phải thay nước để ổn định môi trường kết hợp với siphong hàng ngày nên tỷ lệ thay nước lớn.