2. Bệnh Protozoa (nguyên sinh động vật); 3. Bệnh nấm;
Tất cả các trại sản xuất tôm sú giống trong mẫu điều tra đều có 3 loại bệnh trên, tuy nhiên tùy từng loại bệnh mà có tỷ lệ, cường độ cảm nhiễm khác nhau, sản lượng tôm sú giống thu được cũng khác nhau. Có thể chia nhóm các trại giống theo tỷ lệ % mắc bệnh như sau:
Nhóm 1: Các trại có ấu trùng mắc bệnh phát sáng chiếm hơn 50% so với các loại bệnh khác.
Nhóm 2: Các trại có ấu trùng mắc bệnh Protozoa chiếm hơn 50% so với các loại bệnh khác.
Nhóm 3: Các trại có ấu trùng mắc bệnh nấm chiếm hơn 50% so với các loại bệnh khác.
Bảng 3.14. Sản lượng tôm sú giống thu được tại các nhóm có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau (n=60)
Nhóm Số mẫu Tỷ lệ (%) Sản lượng tôm sú giống (triệu)
Nhóm 1 11 18,3 19,6±1,56a
Nhóm 2 20 33,3 24,6±1,58b
Nhóm 3 29 48,3 25,6±1,54b
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).
Theo Bảng 3.14 cho thấy các trại sản xuất giống mắc bệnh phát sáng chiếm hơn 50% so với mắc các loại bệnh khác cho sản lượng thấp nhất (19,6 triệu). Các trại sản xuất mắc bệnh Nấm chiếm hơn 50% so với mắc các loại bệnh khác cho sản lượng cao nhất (25,6 triệu) nhưng không sai khác về mặt thống kê (P>0,05) so với các trại sản xuất mắc bệnh Protozoa chiếm hơn 50% so với mắc các loại bệnh khác (24,6 triệu).
Nếu ấu trùng nhiễm bệnh phát sáng thì sản lượng tôm sú giống xuất ra thấp do khi phát hiện ấu trùng bị bệnh với những biểu hiện yếu, lờ đờ, kém bắt mồi, nặng có thể bỏ ăn thì thường trị bệnh bằng cách dùng các loại thuốc kháng sinh xử lý trong môi trường nước hoặc trộn vào thức ăn. Tuy nhiên, ở giai đoạn tiền ấu trùng và hậu ấu trùng do sức chịu đựng của vật nuôi với thuốc rất kém và khi bệnh đã xảy ra cấp tính, phần lớn ấu trùng trong bể ương đã bỏ ăn vì vậy dùng thuốc trộn vào thức ăn hiệu quả rất thấp. Khi bệnh xảy ra thường gây chết hàng loạt. Qua điều tra cho thấy, ấu trùng tôm sú nhiễm bệnh này các trại sản xuất xử lý bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh: Oxytetracilin, Erythomicin, Amoxcilin, EDTA,...
Bệnh Protozoa trên ấu trùng tôm sú có thể do một vài nhóm hay rất nhiều nhóm sinh vật gây ra. Các mầm bệnh này có thể phát sinh từ môi trường, từ việc xử lý nước, việc vệ sinh hệ thống bể, diệt khuẩn chưa tốt,...Khi ấu trùng nhiễm bệnh này trên cơ thể, phụ bộ, mang,...bị sinh vật bám. Có chụi chứng lờ đờ, luôn di
chuyển trên mặt bể, rất khó lột xác, bắt mồi kém. Theo kết quả điều tra cho thấy, khi ấu trùng tôm sú nhiễm bệnh này chỉ dùng Formalin và thay nước nhằm giảm mật độ protozoa trong môi trường.
Bệnh nấm trên ấu trùng tôm sú chủ yếu do môi trường ương và xử lý hệ thống bể không đảm bảo, bệnh này nếu cường độ cảm nhiễm cao có thể chết rất nhanh. Theo kết quả điều tra cho thấy, khi ấu trùng tôm sú nhiễm bệnh này có nhiều hóa chất, thuốc để xử lý nhưng hiệu quả mang lại không cao, hữu hiệu nhất để trị bệnh nấm là treplan.
Ngoài các bệnh nêu trên còn có nhiều loại bệnh khác và các bệnh do virus gây ra, nhưng trong quá trình điều tra việc thu thập số liệu các loại bệnh virus gặp nhiều khó khăn, bởi địa bàn Cà Mau hình thức nuôi chủ yếu là quản canh, quảng canh cải tiến (263.000ha) nên nhu cầu xét nghiệm các loại virus rất hạn chế.