Các số liệu được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phân tích phương sai, phân tích tương quan định lượng, định tính (kiểm định phi tham số) bằng phần mềm SPSS 17.0 for Window, và Eview 5.1.
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Cà Mau
3.1.1.Vị trí địa lý, địa hình, địa chất và thổ nhưỡng
* Vị trí địa lý: Hình dạng tỉnh Cà Mau giống hình tam giác, là mảnh đất tận cùng của Tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển.
Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km). Phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75 km).
Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông
Phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
Vị trí lãnh thổ: điểm cực Nam 8o30' vĩ độ Bắc (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), điểm cực Bắc 9o33' vĩ Bắc (thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình), điểm cực Đông 105o24' kinh Đông (thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi), điểm cực Tây 104o43' kinh Đông (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển).
* Địa hình: Cà Mau nằm trong khu vực đồng bằng trẻ ĐBSCL, có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp. Chênh lệch địa hình so với mực nước biển 0,1 - 1m, trung bình 0,5m nên khi triều cường nước mặn có thể xâm nhập sâu vào nội đồng gây nhiễm mặn cho đất và nước ở diện rộng.
Thuộc loại đồng bằng tích tụ Delta lấn biển, ít bị chia cắt bởi các lạch triều, chủ yếu bị chia cắt bởi các sông và phân lưu của nó.
Địa hình đường bờ biển diễn biến phức tạp, không ổn định do hai quá trình tích tụ và xâm thực vẫn luôn diễn ra theo động lực từ quá trình tương tác giữa sông, biển, các dòng chảy ven bờ, gió và hoạt động của con người.
* Địa chất, thổ nhưỡng: Nền địa chất Cà Mau thuộc loại trầm tích trẻ, các vật liệu tích tụ ở đây chủ yếu là các trầm tích ven biển bùn sét, bùn - đầm lầy có nguồn gốc từ các đầm lầy ven biển, cửa sông. Thành phần trầm tích từng mặt chủ yếu là bùn cát, bùn sét cát, màu sáng vàng, xám nâu hay xám xanh lẫn vỏ xác sinh vật. Cấp độ hạt tương đối mịn.
Về thổ nhưỡng của Cà Mau có 5 nhóm đất chính: Đất phèn, mặn, than bùn, bãi bồi và kênh rạch.
3.1.2. Diện tích và các đơn vị hành chính
Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên 5.331,64km2, bằng khoảng 13% diện tích của ĐBSCL và 1,61 % diện tích cả nước. Các huyện ven biển có tổng diện tích tự nhiên là 4.024,1km2 chiếm 75,5% diện tích toàn tỉnh (NGTK Cà Mau năm 2008).
Các đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm 8 huyện và một thành phố (thành phố Cà Mau) với tổng số 101 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 6 huyện ven biển (Trần Văn Thời, U Minh, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển).
3.1.3. Đặc điểm khí hậu
Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiều tính chất của khí hậu biển với nền nhiệt cao, ổn định và lượng mưa phong phú. Khí hậu Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ, độ ẩm: Cà Mau có nền nhiệt cao và ổn định. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm giai đoạn 2000 – 2008 đạt 27,5oC, cao nhất vào năm 2002 (27,8oC) và thấp nhất vào năm 2008 (27,2oC). Giá trị biên độ nhiệt ngày trung bình trong năm khoảng 6,5 – 7,0oC. Trong mùa khô, trời ít mây, biên độ nhiệt độ trong ngày trung bình từ 8 – 10oC. Vào mùa mưa, trời nhiều mây, dao động nhiệt độ ngày đêm giảm nhiều, nhưng những tháng thấp nhất biên độ cũng xấp xỉ 6,0oC.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm trong giai đoạn 2000 – 2008 từ 80 - 83%, trung bình cả giai đoạn là 82%. Trong các tháng mùa khô, độ ẩm tương đối của không khí thấp, đạt 75 – 80%. Mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình của không khí tăng lên 80 – 88%.
Nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2000 – 2008 từ 1.939,3 – 2.507,6 giờ, trung bình cả giai đoạn là 2.178,5 giờ. Các tháng mùa khô số giờ nắng trung bình đạt trên 230 giờ/tháng, cao nhất là tháng 3/2003 với 296,2 giờ. Mùa mưa, số giờ nắng trung bình đạt trên 150 giờ/tháng, thấp nhất là tháng 9/2005 với 95,5 giờ.
Tổng lượng bức xạ ở Cà Mau rất dồi dào, trung bình đạt >100 kcal/cm2/năm và >8 kcal/cm2/tháng. Độ bức xạ thay đổi giữa các tháng trong năm không đáng kể. Lượng bức xạ cao nhất xảy ra trong tháng 3 và 4 với 14,2 kcal/cm2/tháng.
Chế độ khí áp: Chế độ khí áp Cà Mau mang tính chất khí áp xích đạo, nên khí áp tương đối thấp và ít biến động. Sự chênh lệch khí áp giữa các nơi trong tỉnh không đáng kể, thường dưới 1mb. Trị số khí áp trung bình năm xấp xỉ 1.010 mb và có biến trình năm tương đối rõ rệt. Cao trong mùa khô (mùa có gió mùa Đông Bắc) và thấp trong mùa mưa (mùa có gió mùa Tây Nam). Các tháng trong mùa khô, từ tháng 4 đều có trị số khí áp trung bình trên 1.010 mb. Các tháng trong mùa mưa, trừ tháng 10 là thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió đều có khí áp trung bình dưới 1.009 mb và tương đối đồng đều. Biên độ dao động khí áp trung bình chỉ từ 4-5 mb, thấp rất nhiều so với các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Biên độ dao động khi áp trung bình nhiều năm từ 1 - 2 mb.
Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Trong mùa mưa có khoảng 100 – 150 ngày mưa với tổng lượng mưa đạt 1.800 – 2.300 mm/năm, chiếm trên 95% tổng lượng mưa cả năm. Mưa thường tập trung thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài 5 – 10 ngày. Đỉnh mưa chính trong năm vào tháng 8 - 9. Lượng mưa trung bình giai đoạn 2000 – 2008 khoảng 2.401mm. Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm
Chế độ gió: Cà Mau chịu ảnh hưởng chính bởi chế độ gió mùa và gió biển, có hai mùa gió chính là mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam.
* Mùa gió Đông Bắc: Xuất hiện từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hoạt động với cường độ mạnh từ tháng 1 đến tháng 3. Hướng thổi chính là hướng Đông Bắc với tần suất 50 – 75%; tốc độ gió trung bình 1,5 – 3 m/s.
* Mùa gió Tây Nam: Xuất hiện từ tháng 5 - 11 hàng năm. Hướng gió chính là Tây, Tây Nam; tốc độ gió trung bình đạt 2 – 4,5 m/s. Trong mùa gió Tây Nam thường có gió xoáy, tốc độ gió có thể lên đến 25 m/s.
Ngoài ra, do được bao bọc bởi biển Đông và biển Tây nên gió địa phương mang tính chất gió biển, gió trong nội địa thổi theo chu kỳ ngày đêm với cường độ thấp.
3.1.4. Chế độ thủy văn, môi trường.
Cà Mau là tỉnh có mạng lưới sông, rạch, kênh khá dày, ăn thông với nhau và thông ra biển Đông, biển Tây. Các hệ thống sông lớn bao gồm: sông Cửa Lớn, Bảy Háp, Ông Đốc, Gành Hào, Trẹm, Tam Giang.
Do tiếp giáp với cả biển Đông và biển Tây, hệ thống sông, rạch, kênh ở đây chịu ảnh hưởng cả hai chế độ thủy triều: bán nhật triều không đều ở biển Đông và nhật triều không đều của biển Tây.
- Khu vực biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều. Độ lớn triều trung bình, kỳ nước triều cường biên độ dao động khoảng 2,0 - 3,5 m.
- Khu vực biển Tây có chế độ nhật triều không đều; độ lớn triều trung bình, kỳ nước triều cường biên độ dao động 1,0 m.
3.1.5. Đặc điểm hải dương.
Chế độ nhiệt, độ mặn.
Nhiệt độ nước biển trung bình vào mùa khô từ 25,4 – 26,5oC và vào mùa mưa là 27 – 28oC. Theo các tài liệu chuyên khảo trong các năm 1992 – 1995 cho thấy, giá trị lớn nhất quan trắc được là 29,2oC trong mùa mưa và thấp nhất xấp xỉ 26oC trong mùa khô. Do có độ sâu nhỏ nên nhiệt độ khá đồng đều giữa tầng mặt và tầng đáy.
Độ mặn nước biển qua khảo sát mới nhất các năm 1992 – 1995 cho thấy ở vùng ven bờ dao động từ 27 – 28ppt; các khu vực gần bờ và các cửa sông độ muối giảm dần. Vùng khơi Cà Mau độ mặn có thể đến 33,5ppttháng 2-3, thấp nhất vào các tháng 8-9.
Dòng chảy.
Dòng chảy vùng biển Đông Cà Mau cũng như biển Đông Nam bộ luôn thay đổi cả hướng lẫn tốc độ. Có 2 dòng hải lưu chính là dòng chảy mùa hè và dòng chảy mùa Đông. Tốc độ dòng chảy tương đối nhỏ (10 – 15 cm/s). Vùng cửa sông, vào mùa mưa tốc độ dòng chảy khá mạnh ở vùng gần bờ, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ở khu vực vĩ độ 10o - 12oN vào thời kỳ mùa Đông dải ven bờ tốc độ dòng chảy tương đối mạnh (20 – 30 m/s).
Biển Tây, dòng chảy mang tính chất cục bộ và có tốc độ yếu hơn. Dòng chảy vùng biển Tây Nam Bộ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dòng chảy của vịnh Thái Lan luôn thay đổi cả hướng lẫn tốc độ. Có 2 dòng hải lưu chính là dòng chảy mùa Hè và dòng chảy mùa Đông. Tốc độ dòng chảy tương đối nhỏ (6 – 12 cm/s). Mùa gió Tây Nam, dòng chảy có hướng Tây Bắc - Đông Nam tới gần mũi Cà Mau, một phần dòng chảy tách ra về hướng Đông Bắc, phần lớn còn lại chảy ngược lên tạo thành hoàn lưu khép kín trong vịnh. Trong mùa gió Đông Bắc dòng chảy có hướng
ngược lại với dòng chảy ở mùa gió Tây Nam. Dòng chảy chính ven bờ biển Đông qua mũi Cà Mau vào vịnh Thái Lan chảy ven theo bờ vịnh tạo thành hoàn lưu ngược chiều kim đồng hồ.
Thủy triều.
Thủy triều thuộc khu vực biển Cà Mau chịu sự chi phối chung của cơ chế triều biển Đông và Vịnh Thái Lan. Phía biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều với biên độ triều khá lớn. Vào các ngày triều cường, biên độ triều đạt 3 – 3,5m, vào các ngày triều kém biên độ triều cũng đạt từ 1,8 – 2,2m ; Phía biển Tây có chế độ nhật triều không đều. Biên độ triều đạt thấp, biên độ cực đại chỉ vào khoảng 1,2m, vào kỳ triều kém biên độ chỉ còn 0,6m.
3.2. Tình hình Kinh tế - Xã hội chung của tỉnh Cà Mau và các huyện ven biển, hải đảo hải đảo
Nhìn chung, khu vực ven biển tỉnh Cà Mau có cơ sở hạ tầng rất yếu kém cả về giao thông bộ, điện, nước sạch, giáo dục, y tế,... đặc biệt là ở trên các đảo. Về kinh tế chủ yếu sống dựa vào nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn chủ yếu của tỉnh.
3.2.1. Về kinh tế
3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm xã hội (GDP) (theo giá hiện hành) trên địa bàn tỉnh Cà Mau liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2008, từ 5.963,31 tỷ đồng năm 2000 lên 18.765,1 tỷ đồng năm 2008.
GDP (theo giá cố định năm 1994) liên tục tăng, từ 4.543,0 tỷ đồng năm 2000, tăng lên 11.675,8 tỷ đồng năm 2008, 1.89 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,4%/năm trong giai đoạn 2000 – 2008.
Bảng 3.1. GDP tỉnh Cà Mau giai đoạn 2000 – 2008 (Đvt: tỷ đồng)
Danh mục 2000 2002 2004 2005 2006 2007 2008
GDP (hiện hành) 5.963,31 7.631,72 9.980,06 11.213,89 13.495,31 15.615,70 18.765,10 GDP (giá 1994) 4.543,00 5.518,74 6.885,29 7.673,66 9.194,66 10.329,27 11.675,80 Thu ngân sách 283,37 385,38 646,71 1.429,33 1.755,40 1.832,56 2.069,30
Hình 2.4. GDP tỉnh Cà Mau giai đoạn 2000 – 2008.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng có sự thay đổi đáng kể: Nhóm ngành Nông, Lâm nghiệp giảm nhanh từ 21,82% năm 2000 còn 8,55% năm 2008; nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng; Dịch vụ tăng đều qua các năm trong khi ngành Thủy sản tuy chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành kinh tế nhưng lại tăng giảm không ổn định và có su hướng giảm trong vài năm trở lại đây. Điều này thể hiện sự chuyển dịch theo xu thế phát triển chung của nền kinh tế vùng ĐBSCL và cả nước.
Bảng 3.2: Cơ cấu GDP tỉnh Cà Mau giai đoạn 2000-2008 (Đvt: %)
Danh mục 2000 2002 2004 2005 2006 2007 2008 Nông - Lâm nghiệp 21,82 10,56 8,13 8,18 7,45 7,32 8,55 Thuỷ sản 37,45 47,14 46,15 44,27 40,83 38,87 32,55 Công nghiệp và xây dựng 20,49 21,23 24,14 24,21 28,97 28,75 35,45 Dịch vụ 20,24 21,07 21,58 23,33 22,75 25,06 23,45 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: NGTK Cà Mau, 2004 - 2008)
3.2.1.2. Xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh từ 232,0 triệu USD năm 2000, tăng lên 660,8 triệu USD năm 2008. Trong đó đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là nhóm hàng thủy sản (chiếm trên 98%).
Hình 2.5. Cơ cấu GDP tỉnh Cà Mau giai đoạn 2000-2008
Đầu tư nước ngoài tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 1996 – 2007 có 4 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đăng ký là 9,375 triệu USD. Riêng năm 2007 có 2 dự án đầu tư của Australia được cấp phép với số vốn 8,000 triệu USD. Trong đó có một dự án đầu tư vào công nghiệp chế biến với số vốn 3,000 triệu USD.
3.2.2. Về xã hội
Việc làm trong các ngành kinh tế ở khu vực ven biển nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung chủ yếu thuộc ngành thủy sản. Lao động làm việc trong ngành thủy sản năm 2007 là 428.787 người chiếm 64% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tăng 0,3% so với năm 2006 và 106,3% so với năm 2000. Trong ngành thủy sản, tỷ trọng lao động nữ chiếm 45,5%, điều đó cho thấy, ngành Nuôi trồng Thủy sản đã giải quyết công ăn việc làm cho lượng lớn lao động dư thừa trong tỉnh.
3.3. Đánh giá hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống tỉnh Cà Mau 3.3.1. Trình độ kỹ thuật . 3.3.1. Trình độ kỹ thuật .
Trình độ kỹ thuật người nuôi được phân chia thành 2 nhóm: nhóm có trình độ kỹ thuật (được đào tạo qua trường lớp từ trung cấp trở lên) và nhóm không có trình độ (chỉ tham gia các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những kỹ thuật viên khác). Bảng 3.3 là kết quả đánh giá trình độ kỹ thuật người vận hành trại sản xuất ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống xuất ra.
Bảng 3.3. Trình độ kỹ thuật ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống xuất (n=60) Trình độ kỹ thuật
người nuôi Số mẫu Tỷ lệ (%)
Sản lượng tôm sú giống (triệu)
Không có trình độ 53 88 21,0±1,29a
Có trình độ 7 12 25,6±1,28b
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).
Qua bảng 3.3 trên cho thấy, trình độ kỹ thuật người nuôi có ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống xuất ra. Những trại có kỹ thuật viên có trình độ sẽ có sản lượng tôm sú giống (25,6 triệu) lớn hơn so với các trại có kỹ thuật viên không có trình độ (21 triệu).
Trên thực tế, đa số người sản xuất giống tại Cà Mau (88%) học hỏi kinh nghiệm nuôi từ những người làm trước đó, qua một số hội thảo của các công ty giống hoặc được trung tâm giống, khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tập huấn sau đó tự đứng ra thành lập trại hoặc làm kỹ thuật viên cho trại giống mới thành lập nên trình độ kỹ thuật nuôi còn hạn chế. Những trại nào có kỹ thuật viên được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản (12%) có kiến thức chuyên môn kết hợp với kinh nghiệm thực tế sẽ thu được sản lượng tôm sú giống cao hơn các trại khác.
3.3.2. Tổng thể tích bể ương các trại sản xuất giống Cà Mau sử dụng trong qui trình sản xuất tôm sú giống. trong qui trình sản xuất tôm sú giống.
Các loại bể dùng trong ương nuôi ấu trùng
Bảng 3.4. Các loại bể, số bể, thể tích bể và tổng thể tích bể tương ứng STT Chỉ tiêu 1 Bể ương Số bể Thể tích bể (m3) Tổng thể tích bể (m3) 28,1.±14,04 (4-6) 4,5±0,4 (4-5) 127,2±67,24(48-270) 2 Bể chứa Số bể Thể tích bể (m3) Tổng thể tích bể (m3) 2,3±0,71 (1-5) 23,2±3,78(20-30) 55,2± 23,4 (25-150) 3 Bể nuôi vỗ Số bể Thể tích bể (m3) Tổng thể tích bể (m3) 2,9±1,02 (2-7) 2,4±0,5 (2-3)