CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH
3.2. Tình hình CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh
3.2.1. Trang bị động lực trong sản xuất nông nghiệp
Cũng giống như các địa phương trong cả nước, CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh được bắt đầu áp dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX - thời kỳ xây dựng XHCN ở miền Bắc. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa ở thời kỳ này chỉ được thực hiện ở một số HTX nơng nghiệp và mang tính chất rời rạc, do đó đã khơng phát huy tính hiệu quả. Từ năm 2005 trở về sau, việc áp dụng CGHNN mới bắt đầu phát triển và tạo ra những tác động tích cực đối với ngành nơng nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh.
(Nguồn: Kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2016) Hình 3.6.
Theo kết quả điều tra nơng nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh năm 2016, trên địa bàn tồn tỉnh có khoảng 909 động cơ điện; 1.703 động cơ xăng dầu và Diezel; 2.314 máy phát điện; 3.172 máy bơm nước; 3.714 ô tô vận chuyển được sử dụng trong sản xuất nơng nghiệp. Tính đến cuối năm 2015, ở Hà Tĩnh có khoảng 9.164 máy kéo các loại, trong đó chủ yếu là loại máy kéo có cơng suất dưới 12CV, chiếm 56,73% và máy kéo có cơng suất từ 12 – 35CV chiếm 42,20%. Riêng đối với các loại máy kéo có cơng suất trên 35CV thì chiếm tỷ lệ rất thấp (1,06%). Với số lượng máy kéo này có thể đảm nhận trong khâu làm đất khoảng 38.000ha, chiếm 45% diện tích sản xuất nơng nghiệp. Số liệu ở hình 3.6 cho thấy, mức độ trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh là 132,81CV/ha đất trồng cây hàng năm, thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước là 27,19CV. Có sự chênh lệch đáng kể về mức trang bị động lực giữa các địa phương trong tỉnh, cụ thể là các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thị xã Hồng Lĩnh là những địa phương có mức trang bị động lực bình qn cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Trong khi đó một số địa phương có mức trang bị động lực rất thấp, điển hình là các huyện Lộc Hà, Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Nghi Xuân và thị xã Kỳ Anh.
Sự khác biệt về mức độ trang bị động lực giữa các địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh có thể được lý giải bởi 2 ngun nhân chính: thứ nhất là do khác biệt về điều kiện tự nhiên nên dẫn đến sự khác nhau về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp giữa các địa phương. Ví dụ như Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh là những địa phương ven biển nên việc áp dụng cơ giới hóa chỉ tập trung vào lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; thứ hai là do điều kiện kinh tế - xã hội giữa các địa phương khác nhau, dẫn đến việc áp dụng cơ giới sẽ khác nhau, chẳng hạn như các huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang là những địa phương có điều kiện về kinh tế cịn khó khăn, thu nhập người dân cịn thấp, do đó việc đầu tư vào cơ giới hóa là rất hạn chế so với các địa phương khác trong tỉnh.
Để nhận diện đầy đủ bức tranh toàn cảnh về thực trạng CGHNN của tỉnh Hà Tĩnh, nghiên cứu này tập trung làm rõ và chi tiết về tình hình trang bị động lực và mức độ cơ giới ở một số lĩnh vực sản xuất chính yếu của tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm: trồng trọt, chế biến nông sản, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.