CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH
4.1. Bối cảnh, các quan điểm, định hướng và mục tiêu đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà
4.1. Bối cảnh, các quan điểm, định hướng và mục tiêu đẩy mạnh CGHNN tỉnh HàTĩnh Tĩnh
4.1.1. Bối cảnh đẩy mạnh CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh
Việc đẩy mạnh CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh diễn ra trong bối cảnh tình hình phát triển nơng nghiệp ở trên thế giới nói chung và ngành nơng nghiệp Việt Nam nói riêng có nhiều biến đổi hết sức to lớn, cụ thể là:
Nền nơng nghiệp tồn cầu đang chuyển sang phát triển theo mơ hình nơng nghiệp thơng minh – nông nghiệp 4.0, với sự ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ cảm biến kết nối vạn vật (IoT) và ứng dụng cơ giới hóa ở trình độ tự động hóa ở mức cao nhất, đồng bộ nhất và toàn diện nhất trong tất cả các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp. Điều này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp của nhân loại, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với những quốc gia có nền nơng nghiệp chậm phát triển, trong đó có Việt Nam là cần phải đẩy nhanh hiện đại hóa ngành nơng nghiệp thơng qua ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nếu khơng sẽ bị tụt hậu về trình độ phát triển.
Đối với Việt Nam, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách lớn cho khu vực nông nghiệp nông thôn, trước hết phải kể đến Chương trình xây dựng nơng thơn mới được triển khai thực hiện từ năm 2011. Đến nay, hầu hết các địa phương trong cả nước đã cơ bản hoàn thành việc thực hiện các mục tiêu xây dựng nơng thơn mới, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. Chương trình xây dựng nơng thơn mới đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực đối với khu vực nơng nghiệp nơng thôn của tỉnh Hà Tĩnh; cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là hệ thống giao thơng nơng thơn và giao thơng nội đồng. Đây chính là điều kiện quan trọng để Hà Tĩnh đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp.
Việc thi hành các chính sách đẩy mạnh CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh là hoàn tồn phù hợp với các chủ trương chính sách của nhà nước trong bối cảnh hiện nay, cụ thể là
Bộ NN&PTNT đã có chính sách đẩy mạnh CGHNN thơng qua ban hành Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp (theo Quyết định số 3642/QĐ-BNN-CB ngày 08/09/2015). Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015). Theo đó, định hướng đến năm 2030, ở Hà Tĩnh sẽ có một khu nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Can Lộc, với 3 lĩnh vực hoạt động sản xuất chủ yếu, bao gồm: trồng trọt (giống và sản phẩm rau, hoa, nấm, cây ăn quả); Chăn ni (bị thịt, gia cầm); và Thủy sản (cá nước ngọt). Đây chính là cơ hội để UBND tỉnh Hà Tĩnh nhận được các nguồn lực đầu tư từ phía nhà nước cũng như tạo môi trường để các thành phần kinh tế tham gia vào chương trình này, đồng thời tạo động lực để ngành nông nghiệp Hà Tĩnh chú trộng đến việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong thời gian tới.
Về phía tỉnh Hà Tĩnh, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ tập trung giải quyết 5 vấn đề có tính chiến lược trong lĩnh vực nơng nghiệp, đó là: lựa chọn sản phẩm chủ lực phù hợp nhất; Tích tụ ruộng đất và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; Phát triển mạnh hoạt động chế biến; Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp và liên ngành; đẩy mạnh ổn định và phát triển nông thôn. Như vậy, việc ban hành văn bản này là cơ sở pháp lý và khoa học để ngành nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng quy hoạch, trong đó chú trọng đến việc đẩy mạnh ứng dụng
CGHNN.
4.1.2. Quan điểm đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh
- CGHNN phải được xem là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn của cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trực tiếp là sự phát triển của ngành nông nghiệp.
- Việc đẩy mạnh ứng dụng CGHNN phải được tiến hành đồng bộ về cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị và điều kiện đầu tư, phù hợp với quy mơ, trình độ sản xuất của từng địa phương trong tỉnh; trước hết là các vùng sản xuất hàng hóa, tập trung và có thế mạnh về sản xuất nơng nghiệp, các khâu sản xuất nặng nhọc, các khâu tổn thất sau thu hoạch lớn.
- Đẩy mạnh CGHNN phải gắn với chuyển đổi, tích tụ ruộng đất quy mơ lớn hình thành các vùng sản xuất tập trung hàng hóa theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức sản xuất theo hướng hình thành các hợp tác xã, các doanh nghiệp nơng nghiệp, các trang trại và nơng hộ có quy mơ sản xuất lớn, gắn với Chương trình xây dựng nơng thơn mới.
- Đẩy mạnh CGHNN phải lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn công nghệ và phương án đầu tư. Chú trọng đến việc hình thành mạng lưới cung ứng dịch vụ cơ giới hóa từ cung cấp máy móc, phương tiện cơ giới, hậu cần, sửa chữa đến những thành phần làm dịch vụ cơ giới trong nông nghiệp nhằm đảm bảo một thị trường cạnh tranh, phát triển về CGHNN ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Phát huy cao độ mọi nguồn lực với mọi thành phần kinh tế để đẩy nhanh q trình áp dụng cơ giới hóa trong nơng nghiệp, góp phần xây dựng một nền nơng nghiệp hiện đại và phát triển bền vững.
4.1.3. Định hướng đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh
-Tập trung ưu tiên phát triển cơ giới hóa vào đối tượng cây trồng và vật ni có khối lượng hàng hóa tương đối lớn, giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định; chú trọng phát triển cơ giới hóa các khâu nặng nhọc, thời vụ khẩn trương, các khâu sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nhằm tăng giá trị sản phẩm; Tăng nhanh thiết bị kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn bảo đảm các khâu sản xuất chủ yếu về nông nghiệp đều cơ bản được cơ giới hóa.
- Dựa vào lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng địa phương cũng như đánh giá đúng triển vọng của thị trường nơng sản để hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh cây trồng và vật ni với quy mơ sản xuất lớn, trong đó coi trọng đến việc phát triển mơ hình trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp và đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô và tăng năng suất sản xuất.
- Đặc điểm phổ biến nhất hiện nay ở tỉnh Hà Tĩnh là quy mơ diện tích đất canh tác nhỏ, vì vậy đẩy mạnh CGHNN (đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt) chỉ có thể được thực hiện bằng cách khuyến khích phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ cơ giới hóa nhằm tạo ra một thị trường cạnh tranh, giúp cho các nơng hộ có quy mơ sản xuất nhỏ có thể tiếp cận dễ dàng các dịch vụ này thay vì tự đầu tư mua sắm máy móc.
- Thực hiện chính sách đầu tư có trọng điểm, theo từng giai đoạn, phù hợp với chiến lược phát triển ngành nơng nghiệp nói riêng và tổng thể kinh tế - xã hội nói chung. Theo đó, các chính sách hỗ trợ trang bị các loại máy móc và phương tiện cơ giới tập trung ưu tiên cho các nơng hộ có quy mơ sản xuất lớn nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng máy, đồng thời tạo điều kiện để chính những nơng hộ này có thể kiêm làm dịch vụ cơ giới.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế tham gia thị trường cung ứng máy nông nghiệp ở trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường cung ứng máy nông nghiệp.
4.1.4. Mục tiêu đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh
Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch được đưa ra trong Đề án áp dụng CGHNN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; đồng thời căn cứ thực trạng phát triển cơ giới hóa hiện nay của tỉnh Hà Tĩnh, Luận án đưa ra một số chỉ tiêu đẩy mạnh cơ giới hóa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (được thể hiện ở bảng 4.1).
Bảng 4.1. Dự kiến một số chỉ tiêu thực hiện CGHNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Khâu sản xuất ĐVT 2020 2030
1. Trồng trọt
- Làm đất % 79 95
- Gieo cấy (lúa) % 15 20
- Thu hoạch (lúa) % 70 95
- Tẻ hạt ngô % 21 30 - Bóc vỏ lạc % 27 35 2. Chăn ni - Chuồng trại % 23 37 - Chế biến thức ăn % 15 23 3, Lâm nghiệp
- Sản xuất cây giống % 95 100
- Chặt hạ % 95 100
- Chế biến % 98 100
4. Thủy sản
- Công suất BQ/tàu CV 15 23
- Tổng công suất tàu khai thác Nghìn CV 71 107
(Nguồn: Đề án áp dụng cơ giới hóa trong nơng nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và tính tốn của tác giả)
- Mục tiêu đến năm 2020, mức độ trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp đạt 1,5 – 2 CV/ha; mức độ cơ giới hóa khâu làm đất bình qn tồn tỉnh Hà Tĩnh đạt khoảng 79%, riêng ở một số vùng có thế mạnh về lĩnh vực trồng trọt như Cẩm Xuyên, Can Lộc có thể đạt 90%. Đặc biệt, đến năm 2030 thì khâu làm đất, thu hoạch lúa về cơ bản đã được cơ giới hóa; ở lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp sẽ được cơ giới hóa
hồn tồn.
- Chuyển dần từ gieo xạ bằng thủ công sang sử dụng máy cấy lúa nhằm đưa mức độ cơ giới hóa khâu gieo cấy hiện nay từ 8% lên cấy bằng máy đạt 15% đến năm 2020 và 20% đến năm 2030.
- Thực hiện thu hoạch lúa bằng máy đạt 70% vào năm 2020, trong đó các địa phương như Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà đạt 95%, chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật cao.
- Áp dụng máy, thiết bị cho chăn ni nơng hộ theo hình thức cơng nghiệp, có kỹ thuật và cơng nghệ phù hợp đạt khoảng 23%; hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động đạt 15% vào năm 2020.
- Mục tiêu đến năm 2020, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất lâm nghiệp đạt khoảng 95% và đến năm 2030 thì cơ giới hóa đạt được ở mức 100%.
- Về lĩnh vực thủy sản, mục tiêu đến năm 2020, cơng suất bình qn 1 tàu đánh bắt thủy sản đạt khoảng 15CV và đến năm 2030 đạt 23 CV, với tổng công suất các tàu khai thác là 71 nghìn CV (2020) và đến năm 2030 là 107 nghìn CV.