Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu LuanAn (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Dân số trung bình của tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 là 1.284.384 người, trong đó tỷ lệ nam giới chiếm 49,42% và nữ giới chiếm 50,58%. Hàng năm dân số của tỉnh không ngừng tăng lên cả về tăng cơ học và tăng dân số tự nhiên. Mặc dù tốc độ phát triển dân số có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Tỷ lệ dân số khu vực nông thôn chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số của tỉnh, đồng thời có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Nếu như dân số khu vực nơng thơn năm 2011 chiếm 84,42% thì đến năm 2015 giảm xuống cịn 83,74%; thay vào đó là sự tăng lên về dân số thành thị, từ 15,58% năm 2011 lên 16,26% năm 2015

(Phụ lục 2.2).

Năm 2015, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 707,83 nghìn người (chiếm 55% dân số của tỉnh), trong đó tập trung chủ yếu là lao động ở lĩnh vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản, với 346,62 nghìn người. Lĩnh vực Cơng nghiệp, xây dựng thu hút khoảng 142,27 nghìn người, chiếm 20,10% và dịch vụ là 218,93 nghìn người, chiếm 5,84% (Phụ lục 2.3).

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

Số liệu ở hình 2.2 cho thấy, phần lớn diện đất ở Hà Tĩnh chủ yếu được sử dụng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp. Trong giai đoạn 2013 – 2015, tỷ trọng đất nơng nghiệp chiếm khoảng 80% tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Tĩnh, trong đó phần lớn là đất lâm nghiệp và tập trung ở các huyện miền núi như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang. Trong số 152.219 ha đất sản xuất nơng nghiệp thì có đến 95.582 ha đất trồng cây hàng năm, chủ yếu là cây lúa; phần cịn lại được sử dụng cho cây lương thực, cơng nghiệp và cây ăn quả.

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh)

Hình 2.2. Tình hình sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2015

Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2013 – 2015 vẫn khơng có sự thay đổi nhiều. Mặc dù tỷ trọng đất lâm nghiệp có sự giảm sút trong năm 2014 và 2015 nhưng khơng đáng kể, vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (53,74% năm 2015). Tương tự, đất sản xuất nơng nghiệp vẫn khơng có sự thay đổi đáng kể, chiếm khoảng 25% và tiếp đến là đất phi nông nghiệp, dao động từ 14,08% đến 14,32%.

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Thời kỳ 2011-2015, kinh tế tỉnh Hà Tĩnh tăng trưởng cao và liên tục, mỗi năm tăng trên 10%, bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 tăng 16,51%. Tốc độ tăng cao nhất là ngành Công nghiệp - Xây dựng, bình quân hàng năm tăng 37,51%, thứ đến là Dịch vụ, bình quân hàng năm tăng 7,38% và cuối cùng là nhóm ngành Nơng, Lâm nghiệp và Thủy sản với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,67%. Mặc dù mức tăng không cao nhưng so với cả nước và các tỉnh lân cận, thì đây là mức tăng khá cao của nhóm ngành Nơng, Lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, khu vực Nông, Lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong GDP đã giảm dần, khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng lên đáng kể. Năm 2015, GDP của tỉnh đạt 33,40 ngàn tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 15,28 ngàn tỷ so với năm 2011, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 mỗi năm tăng 3,06 nghìn tỷ đồng (Phụ lục 2.4). Cơ cấu GDP của tỉnh có sự thay đổi đáng kể, tỷ trọng Nơng, Lâm nghiệp và Thủy sản đã giảm từ 28,72% (2011) xuống còn 21,49% (2013) và đặc biệt chỉ còn 18,13% trong năm 2015. Trong khi đó, cơ cấu các ngành Cơng nghiệp - Xây dựng tăng từ 21,62% (2011) lên 33,24% (2013) và 38,05% năm 2015.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh) Hình 2.3. Giá trị sản xuất ngành nơng,

lâm nghiệp và thủy sản ở tỉnh Hà Tĩnh tính theo giá hiện hành năm 2015

Theo số liệu thống kê ở hình 2.3, giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 đạt 16,76 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 16,21% trong tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của tỉnh. Xét về cơ cấu nội bộ ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, GO của ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng GO của nhóm ngành (40,22% năm 2015), tiếp đến là lĩnh vực trồng trọt, chiếm 36,07%. Trong khi đó, GO ngành lâm nghiệp và thủy sản đạt ở mức khá thấp, với tỷ trọng lần lượt tương ứng là 7,8% và ngành thủy sản chiếm 12,36%.

Tóm lại, các điều kiện về tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh

Hà Tĩnh đã tác động đến quá trình đẩy mạnh CGHNN theo hướng tích cực lẫn tiêu cực, cụ thể:

Về tích cực: Hà Tĩnh có vị trí địa lý thuật lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy,

tạo cơ hội để tỉnh mở rộng hợp tác và trao đổi hàng hóa nói chung và các mặt hàng nơng sản nói riêng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn thế nữa, Hà Tĩnh

có diện tích đất nơng nghiệp lớn; dân số tương đối khá cao trong cả nước và được phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn, đồng thời lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các khu vực kinh tế của tỉnh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để Hà Tĩnh đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung với quy mô lớn, đặc biệt là tăng cường áp dụng các phương tiện cơ giới vào sản xuất.

Trong những năm gần đây, kinh tế Hà Tĩnh đạt được đà tăng trưởng cao và liên tục, tạo tiền đề quan trọng để Hà Tĩnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh.

Về tiêu cực: Điều kiện khí hậu ở Hà Tĩnh không được thuận lợi so với các địa

phương khác, Hà Tĩnh thường xuyên đối diện với những rủi ro về các loại thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán. Đặc biệt, chất lượng lao động nông nghiệp thấp; thêm nữa là hệ thống cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Đây chính là nguyên nhân cản trở việc đẩy mạnh CGHNN.

Một phần của tài liệu LuanAn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w