CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH
3.6. Đánh giá chung về quá trình đẩy mạnh CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh
3.6.2. Kết quả, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với đẩy mạnh CGHNN ở Hà Tĩnh
Tĩnh
Trên cơ sở đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời thơng qua việc phân tích thực trạng đẩy mạnh cơ giới hóa trên cả phương diện vĩ mơ (tồn tỉnh) lẫn vi mơ (hộ) được đề cập ở chương 3, Luận án rút ra kết quả, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc đẩy mạnh CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh như sau:
3.6.2.1. Kết quả đạt được
Tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng đến việc đẩy mạnh áp dụng CGHNN. Điều này đã được cụ thể hóa trong Đề án áp dụng cơ giới hóa trong nơng nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 3237/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh; Chính sách cơ giới hóa theo Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND và Nghị quyết 157/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Bên cạnh đó, Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện các điều kiện cần thiết phục vụ đẩy mạnh CGHNN như quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; chuyển đổi ruộng đất và một số chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình đầu tư mua máy và phương tiện phục vụ cơ giới hóa. Đây chính là điều kiện quan trọng để Hà Tĩnh đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp.
Tác động tích cực từ các chính sách kể trên đó là các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các nông hộ ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đưa các các loại máy móc, phương tiện cơ giới vào sản xuất, với số lượng được trang bị ngày càng tăng. Chính vì vậy, mức độ cơ giới hóa cũng có xu hướng tăng qua các năm. Về cơ bản, cơ giới hóa đã giải quyết được các khâu sản xuất nặng nhọc nhằm thay thế sức lao động của con người và gia súc như làm đất, thu hoạch và vận chuyển.
Tín hiệu tích cực đối với việc đẩy mạnh CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh đó là sự hình thành và phát triển thị trường cung ứng máy nông nghiệp và thị trường dịch vụ cơ giới. Điều này đã tạo cơ hội thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận mua sắm các loại máy móc và thiết bị cơ giới có chất lượng, với giá cả cạnh tranh; đồng thời các cơ sở sản xuất quy mơ nhỏ có thể sử dụng được các dịch vụ cơ giới từ các nhà cung cấp thay vì phải đầu tư mua sắm các loại máy móc.
3.6.2.2. Hạn chế
Xét trên bình diện tổng thể, cơ sở hạ tầng ở khu vực nơng thơn tỉnh Hà Tĩnh vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, trong đó có việc áp dụng cơ giới hóa. Bên cạnh đó, mặc dù việc chuyển đổi ruộng đất đã được hoàn thành nhưng số thửa có quy mơ diện tích dưới 500 m2 tỷ lệ cao, điều này đã làm cản trở đến việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, tập trung chưa thực sự phát triển, các doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn, nhất là doanh nghiệp cịn hạn chế; hiệu quả hoạt động của HTX, THT nhìn chung cịn thấp, chưa thể hiện rõ nét vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế hộ. Việc đẩy mạnh q trình tích tụ, tập trung ruộng đất diễn ra chậm, dẫn đến hạn chế việc thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
Trình độ cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn cịn thấp, chủ yếu là cơ giới hóa bộ phận, trong khi đó chưa có bất kỳ cơ sở sản xuất ở Hà Tĩnh đã và đang áp dụng cơ giới hóa tự động. Quy mơ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ cũng như thiếu vốn đầu tư sản xuất của các nông hộ, các cơ sở sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến những hạn chế trong việc áp dụng cơ giới hóa.
Năng lực sản xuất của người dân vẫn còn thấp, đặc biệt thiếu vốn sản xuất là đặc điểm phổ biến nhất hiện nay ở các nông hộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Chính vì thế, các hộ khơng có điều kiện để tăng cường mua sắm phương tiện, máy móc phục vụ cơ giới hóa. Đa số những người sử dụng máy, thiết bị nông nghiệp chưa được đào tạo và trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về quy trình, kỹ thuật vận hành, bảo trì. Trong khi các cơ sở dịch vụ bảo hành, sửa chữa, cung ứng phụ tùng thay thế máy nông nghiệp ở các địa phương vẫn cịn ít.
Nguồn nhân lực triển khai chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa cịn thiếu và chưa đồng bộ, việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất (trong đó có cơ giới hóa) cịn chậm, chưa kịp thời, chưa thường xuyên và chưa rộng khắp. Điều này dẫn đến người dân cịn lúng túng trong q trình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất;
Nguồn vốn đầu tư cho việc đẩy mạnh cơ giới hóa của tỉnh Hà Tĩnh chưa nhiều, việc tiếp cận các nguồn vốn vay cịn nhiều khó khăn. Hiện nay, các chính sách hỗ trợ mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ cho các nông hộ sản xuất quy mơ nhỏ; chưa có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất có quy mơ lớn như trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp – là những chủ thể chính trong việc đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
3.6.2.3. Những vấn đề đặt ra
Cũng giống như các địa phương lân cận, Hà Tĩnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ - khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi những loại thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...., đặc biệt cũng là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu. Ngồi ra, thị trường đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp thường xun biến động. Chính vì thế, sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh luôn gặp nhiều rủi ro, dẫn đến nhiều cơ sở sản xuất không muốn tăng cường đầu tư thâm canh, mở rộng quy mơ sản xuất, trong đó có việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa.
Quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thiếu vốn sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp là thực trạng phổ biến nhất hiện nay ở tỉnh Hà Tĩnh. Đây chính là thách thức lớn nhất đặt ra đối với tỉnh Hà Tĩnh trong việc thực hiện chính sách đẩy mạnh CGHNN trong thời gian tới.
Mặc dù lực lượng lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn tỉnh Hà Tĩnh khá dồi dào và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của tỉnh, nhưng chất lượng lao động nông thôn thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động chậm. Điều này làm cản trở đến việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong đó có việc tăng cường áp dụng cơ giới hóa.
Thị trường CGHNN vẫn cịn nhiều bất cập, trước hết phải kể đến sự phụ thuộc nguồn cung các loại máy nông nghiệp từ các nhà máy sản xuất ở nước ngồi; trong khi đó các loại máy cũ trơi nổi trên thị trường vẫn chưa được kiểm soát, kiểm định chất lượng. Thị trường dịch vụ cơ giới ở tỉnh Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ trong sản xuất nơng nghiệp.
Tóm tắt chương 3
Ở chương này, Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp trên cả bình diện vĩ mơ và vi mơ. Ở phương diện vĩ mô, luận án đã làm rõ các tiền đề cần thiết để đẩy mạnh CGHNN thống qua phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc điểm ruộng đất phục vụ cơ giới hóa; tình hình trang bị động lực và mức độ cơ giới hóa trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2010 – 2015; thị trường cung ứng máy nơng nghiệp, thị trường dịch vụ cơ giới và các chính sách đẩy mạnh CGHNN của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. Về phương diện vi mô, Luận án đã đi sâu phân tích thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa – một trong những hoạt động sản xuất đã được áp dụng cơ giới khá toàn diện từ các khâu làm đất đến thu hoạch và vận chuyển. Bằng việc sử dụng bộ số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ trồng lúa, Luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cơ giới hóa; đánh giá hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Trên cơ sở đó, rút ra những kết quả, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần ưu tiên giải quyết trong việc đẩy mạnh CGHNN ở địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở khoa học để tìm ra các giải pháp đẩy mạnh CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HĨA