CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp tiếp cận và khung nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận
Thứ nhất, đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh được xem xét trong mối quan hệ
biện chứng giữa lượng và chất, giữa trước mắt và lâu dài. Xem xét giữa mở rộng quy mô (thay đổi về lượng) và nâng cao trình độ của cơ giới hóa (thay đổi về chất). Trước hết, cần phát triển cơ giới hóa theo chiều rộng (tăng cường sử dụng số lượng máy móc, phương tiện, động lực trong các ngành sản xuất nông nghiệp), đồng thời kết hợp với phát triển theo chiều sâu (nâng cao trình độ máy móc, phương tiện, cơ giới hóa từng khâu, kết hợp với cơ giới hóa đồng bộ (tổng hợp); từng bước đẩy mạnh và phát triển theo chiều sâu (cơ giới hóa tổng hợp, bán tự động và tự động hóa) về lâu dài, đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp tiên tiến, sản xuất nông sản hàng hóa tập trung chun mơn hóa.
Thứ hai, đẩy mạnh CGHNN được tiếp cận theo quan điểm hệ thống. Cần đặt sự
phát triển CGHNN trong tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn của vùng, địa phương. Xem xét CGHNN trong mối quan hệ tương tác với quá trình quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn (giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, dồn điền đổi thửa, quy hoạch ruộng đất), coi đó như là điều kiện cần (tiền đề) của đẩy
mạnh CGHNN; đồng thời cần đánh giá sự tác động của chính sách nơng nghiệp và thị trường đến sự phát triển của CGHNN. Mặt khác, cần làm rõ các yếu tố (bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ giới hóa của các cơ sở sản xuất (hộ, trang trại...), cũng như tác động của các yếu tố cơ giới hóa đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba, đẩy mạnh CGHNN được tiếp cận theo quan điểm tồn diện. Việc đẩy
mạnh CGHNN cần được nhìn nhận theo các góc độ, từ tổng thể ngành (nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) đến các tiểu ngành (trồng trọt, chăn nuôi,...) và ngành sản phẩm (sản xuất lúa, chăn nuôi lợn, gia cầm, ...); từ mức độ cơ giới hóa đến trình độ cơ giới hóa và hiệu quả thực hiện cơ giới hóa trong nơng nghiệp (hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường). Cách tiếp cận phân tích này vừa phản ánh rõ về bức tranh chung vừa thấy được vai trò, xu hướng của từng bộ phận cấu thành, từ đó có thể tìm thấy các gợi ý chính sách (giải pháp) phát triển phù hợp.
Thứ tư, đẩy mạnh CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh được nghiên cứu trong mối quan hệ
biện chứng giữa lý luận với thực tiễn về CGHNN. Lý luận là cơ sở định hướng để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Ngược lại, thực tiễn là mạch nguồn của lý luận. Vì thế, khi nghiên cứu đẩy mạnh CGHNN cần kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn; giữa yêu cầu đặt ra với điều kiện lịch sử cụ thể của từng vùng, địa phương; giữa mục tiêu hướng tới với thực tế nông nghiệp nông thơn; thực hiện cơ giới hóa gắn với quan điểm xây dựng nơng thơn mới.
Tóm lại, nghiên cứu đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh cần dựa trên quan điểm biện chứng: hệ thống, toàn diện, phát triển và khách quan.
2.2.2. Khung nghiên cứu
Dựa trên các vấn đề lý luận về CGHNN và đẩy mạnh CGHNN được trình bày ở phần trước, luận án đề xuất khung nghiên cứu đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh (Analytical Framework) được thể hiện qua sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu này mô tả và giải thích một cách logic về các mối quan hệ phụ thuộc, tương tác và quy định lẫn nhau giữa các thành phần (khái niệm, biến số) của nội dung nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập dữ liệu Thống kê mơ tả Hạch tốn kinh tế Mơ hình tốn kinh tế
Chuỗi dữ liệu thời gian
Phân tích ma trận SWOT
THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HĨA
Điều kiện cơ giới hóa
Mức độ cơ giới hóa
Hiệu quả cơ giới hóa
Yếu tố bên ngồi:
H
Ư
Ở
NG Điều kiện tự nhiên Cơ sở hạ tầng Các chính sách của nhà nước và địa phương; Ả N H Thị trường
T Ố Yếu tố bên trong:
Y
Ế
U Điều kiện kinh tế của hộ (lao động, vốn, …)
C
Á
C Đặc điểm xã hội của hộ (độ tuổi, trình độ văn hóa,...) Đặc điểm ruộng đất P H Á P Đ Ẩ Y M Ạ N H C G H N N G IẢ I
Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu đẩy mạnh CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh
Sơ đồ 2.1 cho thấy, thực trạng ứng dụng CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh được xem là vấn đề nghiên cứu cốt lõi, được cấu trúc bởi hai nội dung chính, đó là mức độ cơ giới hóa và tác động của cơ giới hóa đến kết quả và hiệu quả sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó, q trình CGHNN chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của các biến số hay còn gọi là các yếu tố bên trong và bên ngoài, bao gồm điều kiện tự nhiên; cơ sở hạ tầng; các thiết chế/chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương; thị trường; điều kiện và đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ (chủ thể sản xuất nông nghiệp).
Như vậy, quá trình CGHNN đặt trong mối quan hệ tác động của môi trường bên trong (tác động nội tại) và mơi trường bên ngồi được xem là đối tượng và nội dung nghiên cứu của Luận án như đã trình bày ở phần trước. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ thực trạng CGHNN tại tỉnh Hà Tĩnh; những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CGHNN vào sản xuất, những thuận lợi, khó khăn của q trình CGHNN; tác động của việc ứng dụng cơ giới hóa
đến kết quả và hiệu quả sản xuất nơng nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh CGHNN nhằm tăng số khâu sản xuất được ứng dụng cơ giới hóa, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân ở tỉnh Hà Tĩnh.