Vai trò của các tổ chức trong quản lý nguồn lợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển rạn trào, xã vạn hưng, huyện vạn ninh, tỉnh khánh hoà (Trang 63 - 107)

3.4.2.1. Vai trò của chính quyền địa phương

Quản lý dựa vào cộng đồng là một hình thức quản lý nhấn mạnh vai trò của con người trong cộng đồng. Các thành viên trong cộng đồng cùng nhau tham gia quản lý một hay nhiều vấn đề của cộng đồng mình. Công cụ quản lý trong

quản lý trên cơ sở cộng đồng chủ yếu là các hương ước, qui ước, qui chế được

Dự án khu bảo tồn biển Rạn Trào, xã Vạn Hưng đã đạt được kết quả về

công tác quản lý như sau:

Sự liên hệ giữa chính quyền, ban quản lý dự án và người dân đã khăng khít hơn, các chế độ chính sách của Nhà nước đều được đưa ra bàn bạc dân chủ và được người dân đóng góp tích cực

Chính quyền địa phương đã nhận thức được sức mạnh cộng đồng, chỉ đạo

hoạt động bảo tồn biển Rạn Trào phù hợp với thực tế của địa phương và các

chính sách của nhà nước cũng như nguyện vọng của cộng đồng.

Ban quản lý dự án đã thực sự là một cơ quan quản lý với các hoạt động

bảo tồn biển Rạn Trào của địa phương, dần dần đã trở thành một địa chỉ tin cậy

của bà con trong cộng đồng, đã được chính quyền địa phương công nhận như là

một cơ quan tham mưu để cùng với chính quyền chỉ đạo hoạt động bảo tồn các

rạn san hô trên địa bàn huyện.

Người dân đã được tham gia để lập kế hoạch, tham gia vào các hoạt động

của dự án đông thời cũng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ

khu Rạn Trào. Nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy chế khu bảo tồn biển Rạn

Trào.

Quản lý khu bảo tồn dựa trên cơ sở cộng đồng tuy còn mới mẻ nhưng đang mở ra một triển vọng mới cho công tác quản lý, cộng đồng ngư dân ven

biển sẽ là những người được hưởng lợi đầu tiên. Do biết bảo vệ nên nguồn lợi

không những không bị suy giảm mà ngày càng phát triển.

Do giác ngộ về quyền lợi, trách nhiệm của mình, ngư dân đã liên kết lại

trong các tổ chức cộng đồng để tham gia quản lý, tham gia bảo vệ quyền lợi của

chính mình, họ sẽ tự giác chấp hành và trực tiếp giám sát việc chấp hành các quy

Người dân tham gia thực hiện quy chế dựa vào cộng đồng để bảo vệ khu

bảo tồn biển Rạn Trào đã giúp cho các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được thực thi triệt để hơn, có hiệu quả hơn.

3.4.2.2. Vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý nguồn lợi ven

bờ.

Xuân Tự là một thôn ven biển thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh tỉnh

Khánh Hoà, với dân số hơn 4200 người trong đó phụ nữ chiếm 52 % (2764 người). Số phụ nữ trong tuổi lao động chiếm 1/3 tổng số phụ nữ và là lực lượng lao động đông đảo góp phần quan trọng xây dựng kinh tế chung của địa phương.

Công việc chính của họ là chăm sóc gia đình, tham gia một phần vào công việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt gần bờ và các dịch vụ khác. Trình độ học vấn của

chị em không cao, đa số đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Thu nhập bình quân đầu người 150000đ/tháng và số phụ nữ nghèo chiếm hơn 10 %. Phụ nữ thường được ít được thông tin và công nghệ vì họ ít khi có thời gian và điều kiện tham gia các

cuộc họp cộng đồng hay các khoá đào tạo tập huấn, vì vậy họ cũng ít khi được

tham gia vào các hoạt động ra quyết định của xã. Phụ nữ và nam giới có vai trò

và phân công lao động khác nhau trong nghề nuôi trồng thuỷ sản. Thông thường

nam giới được tiếp cận các nguồn lực nhiều hơn họ được tham gia các hoạt động

tập huấn, công nghệ cũng như kiểm soát vốn vì thông thường chủ sở hữu đất

thường là nam giới. Phụ nữ tham gia các công việc hỗ trợ trên bờ nhiều hơn bao

gồm các công việc như chuẩn bị thức ăn, đan lưới, chăm sóc sau thu hoạch và bán sản phẩm nam giới có vai trò quyết định mua bán con giống, tham gia trực

tiếp quá trình nuôi trông thuỷ sản, theo dõi giám sát và thu hoạch. Số chị em

tham gia lãnh đạo trong thôn rất ít, tuy có một số chị em tham gia hội phụ nữ và có vai trò rất tích cực. Phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới vì công việc tái sản

xuất và chăm sóc gia đình chiếm nhiều nhưng thu nhập không tăng vì những

công việc này thương không được đánh giá về mặt kinh tế.

Lồng ghép giới là hợp phần quan trọng trong phương pháp tiếp cận có sự

tham gia trong quản lý nguồn lợi ven bờ trên cơ sở cộng đồng mà IMA quan tâm và thực hiện trong dự án khu bảo tồn biển Rạn Trào.

Chiến lược lồng ghép giới

Kết quả của dự án cho thấy vấn đề lồng ghép giới cần được thiết lập ngay

từ khi xây dựng và thiết kế trong các dự án phát triển. Trong trường hợp dự án

KBT Rạn Trào, lồng ghép giới trong vấn đề đồng quản lý nguồn lợi ven bờ và các hoạt động bảo tồn ngay từ đầu có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực và

đóng góp tăng bình đẳng giới trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lợi ven bờ củng như quản lý KBT.

Phụ nữ chưa được trực tiếp tham gia vào nhóm hạt nhân (những người làm công tác bảo vệ KBT) nên chưa được hưởng lợi từ khoản vay tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, phụ nữ cũng đã tham gia trực tiếp các hoạt động của khu bảo tồn như

nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng (đây cũng có thể một phần là do tính chất phân công lao động theo giới).

Nhóm hạt nhân nên mở rộng phân công trách nhiệm hợp lý có sự tham gia

của phụ nữ. Như vậy, phụ nữ và nam giới cùng được hưởng lợi, chia sẻ tiếp cận

và kiểm soát nguồn lực. Phụ nữ được trao quyền thông qua tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định của cộng đồng.

Cần nhận thấy rằng tăng cường vai trò của phụ nữ không thể đạt được nếu

không có sự trao quyền. Tập huấn giới của IMA cho thấy sự thay đổi vai trò giới

có thể bắt đầu bằng sự thay đổi trong quan hệ giới về mặt quyền lực và tạo đà cho sự thay đổi về mặt xã hội.

Dự án khu bảo tồn biển Rạn Trào có thể hỗ trợ những thay đổi nhưng thay đổi lớn hơn về quan hệ giới ở cấp độ cộng đồng để bổ xung những thay đổi cần

thiết ở cấp độ gia đình và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án có thể tạo điều kiện tiếp cận bình đằng (cho phụ nữ và nam giới) về

thông tin, kiểm soát bình đẳng nguồn lực và hưởng lợi công bằng từ các hoạt động bảo tồn và phát triển. Trong dự án khu bảo tồn biển Rạn Trào, hoạt động

truyền thông và làm sạch biển được xem như tạo cơ sở trao quyền cho phụ nữ.

Tuy nhiên, cần có các hoạt động tiếp theo để duy trì và củng cố tiến tới

bình đẳng giới trong quản lý nguồn lợi ven bờ một cách có hiệu quả. Phụ nữ nên

được hộ trợ tham gia vào các hoạt động như nghiên cứu, giáo dục và đào tạo

cũng như những sáng kiến sinh kế thay thế khác như phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng.

Các hoạt động này cần tập trung vào việc tăng cường sự tiếp cận, kiểm soát và hưởng lợi cho phụ nữ. và điều quan trọng hơn là các hoạt động sinh kế

cần phục vụ cho các nỗ lực bảo tồn biển nhằm đảm bảo tính bền vững của KBT.

Năng lực cuả phụ nữ trong quản lý được cải thiện

Nghiên cứu về tính bền vững tại Vạn Hưng dựa trên cách tiếp cận mang

tính khoa học và có sự tham gia của người dân bao gồm các bước như truyền

thông, học tập, thử nghiệm mô hình nhỏ và nhân rộng.

Quá trình này cho phép người dân và các nhà khoa học hợp tác và học tập trao đổi lẫn nhau. Đây cũng là lần đầu tiên phụ nữ Vạn Hưng được tiếp cận với

thông tin và công nghệ thông qua diễn đàn sinh kế, đào tạo kỹ năng và các hội

thảo khuyến ngư. Kiến thức bản địa của phụ nữ trong quản lý nguồn lợi ven bờ

và sinh kế đã được chia sẻ, mở rộng và củng cố. Đây là cơ hội học tập cho chị

các mối liên quan như chất lượng nước và nuôi trồng thuỷ sản, quyết định lựa

chọn các loài nuôi phù hợp. Điều này đã giúp mở rộng sự lựa chọn phát triển

sinh kế bền vững trong đó quan tâm đến vấn đề giới và môi trường. Mặc dù, phụ

nữ chưa tham gia toàn bộ quá trình NTTS (do phân công lao động giới đã hạn

chế phụ nữ ra biển nên quá trình lắp đặt, theo dõi và thu hoạch sản phẩm thường

do nam giới làm). Tuy nhiên, phụ nữ đã góp phần chuyển đổi nhận thức của gia đình (chồng, con) về khai thác hợp lý và NTTT thân thiện và giữ gìn môi trường sinh thái. Qua 3 năm thực hiện dự án không ai hơn họ thấu hiểu được ứng xử

khôn kheo với môi trương, bảo vệ nguồn sinh thái là giữ gìn sự sống của chính

mình và gia đình mình, góp phần phát triển kinh tế địa phương bền vững.

Vai trò của truyền thông trong nâng cao nhận thức giới

Truyền thông đóng vai trò quan trọng và được sử dụng như một công cụ

hữu hiệu trong công tác nâng cao nhận thức giới, đặc biệt trong dự án KBT Rạn Trào. IMA đã phối hợp với ban quản lý thực hiện chương trình truyền thông qua đài phát thanh xã cung cấp các thông tin cho cộng đồng về khóa tập huấn giới,

thu hút sự chú và tham gia của rất nhiều người trong đó có phụ nữ. Thông thường phụ nữ có ít thời để đọc báo hay xem vô tuyến vì họ thương bận các công việc gia đình nên chị em thường xuyên thoi dõi qua đài phát thanh xã. Đây là

một bước ứng dụng thông tin ban đầu và cần thiết lập mạng lưới chia sẽ thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tin cho chị em phụ nữ giữa các cộng đồng khu vực và các quốc gia, đặc biệt là ở

các khu bảo tồn, tạo cơ hội cho chị em chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác các vấn đề liên quan quản lý nguồn lợi ven bờ.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Để phân tích đánh giá các hoạt động của dự án dựa trên bốn nội dung

chính của nguyên tắc quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng, kết quả các

hoạt động của dự án đồng quản Lý KBTB Rạn Trào trong thời gian vừa qua sẽ được phân tích và đánh giá theo các nội dung sau: Nâng cao nhận thức và xây dựng nguồn nhân lực, sự thay đổi về nguồn lợi, phát triển sinh kế bền vững, cải

thiện quyền sử dụng nguồn lợi ven bờ. Để tiến hành phân tích đánh giá tôi tiến

hành phỏng vấn 206 hộ gia đình, trong bốn thôn tại xã Vạn Hưng đây là những

thôn có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của dự án.

Bảng 4.1. Số phiếu điều tra tại các thôn vùng dự án

Thôn phỏng vấn Số phiếu Tỷ lệ(%)

Xuân Tự 130 65

Xuân Vinh 30 15

Đá Trắng 25 12

Hà Già 21 10

4.1.1. Nâng cao nhận thức và xây dựng nguồn nhân lực

Xây dựng nguồn nhân lực có nghĩa là nâng cao năng lực cho cộng đồng

thông qua giáo dục, đào tạo và xây dựng tổ chức. Giáo dục bảo tồn hay giáo dục môi trường là phần quyết định của xây dựng nguồn nhân lực. Nó góp phần nâng

cao hiểu biết chung về những khía cạnh phức tạp và có liên quan với nhau của việc quản lý tài nguyên ven biển. Bằng cách nhấn mạnh những vấn đề mà địa phương đang gặp phải, giáo dục môi trường có thể nâng cao được nhận thức và

Đánh giá về nhận thức của ngưòi dân về khu bảo tồn biển bằng các hình thức khác nhau cho thấy sử dụng các hình thức thông tin đại chúng, sinh hoạt

cộng đồng, tuyên truyền ngưòi dân dễ tiếp cận được thông tin hơn:

Bảng 4.2. Đánh giá về nhận thức của người dân qua các hình thức

Hình thức Số ngưòi trả lời Tỷ lệ(%)

Thông tin đại chúng 171 83.4

Sinh hoạt cộng đồng 159 77.5

Tuyên truyền 151 73.6

Tham quan 76 37.0

Trực tiếp tham gia 57 27.8

Báo chí 54 26.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác 7 3.40

Về nhận thức của người dân về KBTB Rạn Trào: Kết quả khảo sát 206 hộ

tại các thôn khác nhau cho thấy có 83.4% số người được hỏi, người ta biết về

KBTB bằng phương tiện thông tin đại chúng, 77.5% thông qua hình thức sinh

hoạt cộng đồng và bằng hình thức tuyên truyền 73.6%, bằng các hoạt động tham quan đạt 37%, những người trực tiếp tham gia 27.8%, các phương tiện thông tin

báo chí 26.3%, bằng các hình thức khác 3.4%.

Kết quả điều tra 206 người có tới 99% số người đều cho rằng cần tiếp tục

duy trì các hoạt động của khu bảo tồn, chỉ có 1% cho rằng không nên tiếp tục các

hoạt động của khu bảo tồn, phần lớn số người này là những người nghèo chuyên khai thác trộm và vi phạm các quy chế của khu bảo tồn.

Khi hỏi lý do tại sao nên tiếp tục duy trì khu bảo tồn hầu hết đều cho rằng

vô hạn, việc thiết lập khu bảo tồn khẳng định nguồn lợi tăng lên một cách đáng

kể, phần lớn các hộ nuôi trồng thuỷ sản cho rằng số lượng tôm giống, cá giống tự nhiên tăng lên rất nhiều.

Qua kết quả khảo sát 206 hộ tại các thôn khác nhau về xây dựng và thực

hiện các quy định của KBTB có 75.24% người có biết về quy định của KBT,

24.76% không biết gì về quy định KBT.

Tuy nhiên, khi được hỏi rằng đó là những quy định gì thì nhiều người tỏ ra lúng túng và không nói được các quy định cụ thể của KBT. Điều này cho thấy

rằng dự án đã có những nỗ lực to lớn trong các hoạt động tuyên truyền, nhưng

việc cải thiện các phương thức và nội dung tuyên truyền về các quy định của

KBTB là hết sức cần thiết.

Để đánh giá sự hưởng ứng của người dân về kế hoạch thực hiện, tham gia

xây dựng nên các quy chế của khu bảo tồn cho thấy cộng đồng ngư dân hưởng

tích cực tham gia vào các hoạt động của khu bảo tồn, số người biết quy chế của

KBT là rất cao điều đó thể hiện người dân rất quan tâm tới các hoạt động của

KBT.

Bảng 4.3. Đánh giá của người dân về hiểu biết các quy chế KBT

Các công việc Số người trả lời Tỷ lệ (%)

Biết quy chế 155 75.24 Soạn thảo quy chế 8 3.88 Duyệt quy chế 3 1.46 Góp ý, thảo luận 75 36.41 Tuyên truyền 118 57.28 Tổ chức thực hiện 84 40.78

Tham gia giám sát 25 12.14

Về hiện trạng đánh bắt huỷ diệt, 100% số người được hỏi cho rằng hình thức đánh bắt huỷ diệt không còn diễn ra như trước khi chưa có KBT, hầu hết đều cho rằng hiện tượng đánh bắt huỷ diệt dẫn đến sự suy giảm mạnh nguồn lợi

ven bờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua điều tra 206 hộ về các hình thức thường vi phạm trong khu bảo tồn người dân cho biết có 76.69% đánh lưới, hình thức lặn 68.93%, câu 34.95%,

12.13% các hình thức khai thác khác. Bảng 4.4. Đánh giá các hình thức vi phạm trong KBT Các hình thức vi phạm Số người trả lời Tỷ lệ (%) Đánh lưới 158 76.69 Lặn 142 68.93 Câu 72 34.95 Các nghề khác 25 12.13

Các số liệu ở trên cho thấy rằng mặc dù đã có những quy chế cụ thể về

khu bảo tồn nhưng các hình thức khai thác trái phép vẫn còn diễn ra, phần lớn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển rạn trào, xã vạn hưng, huyện vạn ninh, tỉnh khánh hoà (Trang 63 - 107)