Xuân tự là một thôn ven biển có đời sống dân sinh kinh tế tương đối cao,
dân số sống chủ yếu dựa vào ngư nghiệp. Có thể khẳng định, ngư nghiệp là ngành quan trọng hàng đầu đối với người dân trong thôn, trong khi nông nghiệp đang không có khả năng phát triển tiếp thì ngư nghiệp lại phát triển với một tốc độ rất nhanh mà chủ yếu là phát triển nuôi trồng hải sản.
Ngưòi dân bước đầu đã có những mô hình quản lý dựa trên cộng đồng, tuy
chỉ mới ở bước đầu và chưa được hiệu quả, song cũng chứng tỏ rằng tính cộng đồng ở thôn khá cao, có thể lấy thôn làm thí điểm cho mô hình quản lý dựa trên cộng đồng.
Nghề nuôi trồng hải sản ở thôn phát triển một cách tự phát, không có quy
hoạch làm cho mối đe doạ về ô nhiễm môi trường ven biển ngày càng tăng.
Mặc dù mang lại lợi nhuận cao nhưng nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Xuân Tự chưa được nuôi theo đúng kỹ thuật, phần lớn chỉ nuôi ở mức độ tự phát. Đối với
nghề nuôi tôm sú, mặc dù đã có một số hoạt động khuyến ngư nhưng chưa thực
sự làm cho người dân thay đổi các phương thức nuôi truyền thống.
Nghề nuôi trồng hải sản mang lại lợi nhuận rất cao cho người dân, nhưng
chỉ những người nhiều vốn mới làm nghề này, vì vậy trong tương lai nếu không
có sự điều tiết, tạo thêm sinh kế cho các hộ nghèo thì sẽ xảy ra sự phân hoá giàu nghèo cao trong cộng đồng thôn.
Đối với nghề khai thác, việc đánh bắt hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do
nguồn lợi hải sản bị cạn kiệt. Do không đảm bảo được cuộc sống, một số ngư
nhập ổn định hơn để có thể nuôi sống gia đình. Những hộ làm nghề khai thác thường là những hộ nghèo trong thôn.
Nghề lặn bắt hải sản đang có xu hướng phát triển, với phương thức lặn như ở Xuân Tự thì đây là một nghề rất nguy hiểm cho cả người hành nghề lẫn môi trường biển, cần có biện pháp giải quyết.
Tình trạng khai thác san hô đang diễn ra rất nghiêm trọng, người dân trong
thôn rất bất bình với việc này nhưng họ không có quyền hành gì để ngăn chặn, trong khi đó các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để giải
quyết tình trạng này.